Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất rau sắng

a. Đặc tính sinh vật học của loài cây rau Sắng:

Cây rau sắng (Tên khác: Rau ngót rừng, phắc van, rau ngót núi) có tên khoa học là Melientha suavis Pierre, thuộc họ Sơn cam (Opiliaceae). Rau sắng ngoài làm rau thông thường còn có giá trị chữa bệnh như rất tốt cho phụ nữ mang thai và phục nữ sau sinh, giải nhiệt, giải độc cho cơ thể con người. (Xin lưu ý: Cây rau sắng dễ nhầm lẫn với loài cây rất độc có tên khoa học là Urobtrya siamensis. Loài này nhìn giống cây rau sắng và trong tự nhiên chúng tồn tại ở cùng vùng sinh thái) (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2007).

Rau sắng là loại rau tự nhiên quý, chủ yếu là phát triển tự nhiên và được trồng rộng rãi ở nhiều vùng vì lợi ích đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và có nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo số liệu phân tích của Bộ Y tế (trích dẫn), lá, chồi non của cây sắng trông xanh thẫm, óng ả, mỡ màng, có hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Trong 100g rau sắng có khoảng 6,5 - 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và 0,23g isoleucin, 11,5 mg vitamin C, 0,6 mg carotene… gấp nhiều lần rau ngót, đậu ván. Bởi vậy, đây là loại rau nấu canh ăn rất ngọt nước. Trước kia, bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn thường phơi khô để dành, khi nấu canh các loại rau rừng thì cho vào nồi canh mấy ngọn rau sắng thay mì chính (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2007).

b. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của rau sắng

Cây rau Sắng là cây thân gỗ, cao từ 4 - 8m có vỏ màu lục khi già có màu lốm đốm trắng. Lá non bánh tẻ, hoa quả non đều sử dụng làm rau ăn rất ngon, ngọt và dịu mát. Nhiệt độ thích hợp để rau Sắng phát triển từ 22 đến 30°C (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2007).

Là cây thân gỗ nhỡ mọc tự nhiên ở khu vực rừng núi đá vôi, phân bố chủ yếu ở tỉnh phía bắc Việt Nam như Hà Nội (chùa Hương - Mỹ Đức), Cao Bằng, Hoà Bình, Phú Thọ vv. Là loại cây ưa ẩm, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng, trong rừng tự nhiên thường phân bố ở chân núi đá vôi, ven suối. Cây ưa bóng, trong thời kỳ cây còn nhỏ (1 đến 4 tuổi đòi hỏi độ che bóng 80%-90%), khi cây trưởng

thành thì cần độ che bóng từ 40-50 %), cây ngoài ánh nắng trực xạ sinh trưởng và phát triển kém. Cây sinh trưởng và phát triển chậm, cây 15 năm tuổi đường kính chỉ đạt 8-10 cm (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2007).

c. Đặc điểm kinh tế

Giá trị sử dụng: chủ yếu là làm rau nấu canh bởi tính chất thơm ngon và đặc biệt là rất ngọt. ngoài ra rau sắng còn dùng làm thuốc chữa một số bệnh trong đông y: lá và rễ rau sắng đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi bị nhiệt do bia, rượu, chỉ cần giã khoảng 40g rau sắng chắt lấy nước uống trong khoảng hai ngày sẽ giảm hẳn. Lá rau sắng còn chữa sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc vv. Rễ rau sắng rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp (Hoàng Xuân Đại, 2009).

Giá trị kinh tế: Khu rừng đặc dụng Hương Sơn, Mỹ Đức là nơi có đất đá vôi và có diều kiện rất thuận lợi để trồng và phát triển trên diện rộng rau sắng, lại có thị trường tiêu thụ tại chỗ với lượng khách mua rất lớn (lễ Hội Chùa Hương). Cây rau sắng có năng suất và giá trị kinh tế cao đã mang lại thu nhập khá cao và ổn định cho người dân trong địa bàn (Hoàng Xuân Đại, 2009).

d. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây rau sắng + Điều kiện tự nhiên

Cũng như những loài cây rau khác đất đai, khi hậu, độ ẩm, ánh sang tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây. Cây rau sắng ưa nhiệt độ mát khoảng 230C, ánh sáng vừa đủ thích hợp sống dước tán rừng, ưa đất ẩm, sống bằng mùn đất do cây lá mục tạo thành (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2007).

+ Yêu cầu dinh dưỡng

Cây rau sắng chủ yếu là giữ ẩm, ưa phân chuồng, phân NPK. Cây không ưa các loại phân bón hóa học, kén đất và nhạy cảm với những phương tiện chăm sóc cơ học (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2007).

2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của chuỗi giá trị

a. Cơ chế liên kết

Chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng bao gồm một loạt các hoạt động sản xuất, kinh doanh có quan hệ với nhau từ khâu sản xuất cho tới khi bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Các hoạt động này bao gồm: quá trình mua vật tư đầu vào, quá

trình sản xuất, quá trình thu mua và phân phối,... Để thực hiện được các quá trình này, cần có các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị như người sản xuất, tác nhân trung gian và người tiêu dùng (UBND huyện Mỹ Đức, 2018a).

Hầu hết nông dân trồng rau đều bán sản phẩm cho người thu gom và bán lẻ, chưa liên kết đủ mạnh để có thể tự mình tiêu thụ ở các thị trường lớn (UBND huyện Mỹ Đức, 2018a).

Quá trình mua bán giữa các tác nhân được thanh toán hầu hết bằng tiền mặt và không có hợp đồng hoặc cụ thể. Do đó, mối liên hệ và hợp tác của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng theo liên kết dọc còn lỏng lẻo. Đây là một trong những điểm yếu nhất trong chuỗi (UBND huyện Mỹ Đức, 2018a).

b. Thương hiệu, nhãn mác

Vừa qua ngày 10/7/2018 Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 303102 theo Quyết định số 48756/QĐ-SHTT cho Hội Nông dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (UBND huyện Mỹ Đức, 2018a).

Đây là mốc rất quan trọng nhằm góp phần nâng cao giá trị rau sắng chùa hương. Tuy vậy, để duy trì thương hiệu rau sắng chùa hương cũng đòi hỏi nhiều việc phải làm nhằm hình thành chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm này đảm bảo hòa hòa lợi ích từ người sản xuất, kinh doanh đến người tiêu dùng.

c. Việc làm

Chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng thu hút một lượng lớn lao động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Đặc biệt sản xuất rau sắng được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc giúp cho các hộ nghèo tận dụng thời gian nhàn rỗi và tạo thêm cơ hội việc làm nhằm tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi (UBND huyện Mỹ Đức, 2018a).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 30 - 32)