Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 81)

SẮNG TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC

Sự phát triển của CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức có liên quan chặt chẽ đến rất nhiều yếu tố khác nhau như: các yếu tố đầu vào (giống, phân bón và thuốc BVTV), cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống kho tàng bến bãi, chợ, hệ thống thủy lợi...), các yêu tố khách quan và nhu cầu của người tiêu dùng. Sự ảnh hưởng của các yếu tố trên sẽ được phân tích sâu trong phần này nhằm tìm ra và phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm tăng tính bền vững của các tác nhân trong CGT sản phẩm rau sắng trong thời gian tới.

4.3.1. Các yếu tố đầu vào

* Giống

Nhận thức được tầm quan trọng của giống rau sắng tới sự phát triển sản xuất rau, các hộ nông dân huyện Mỹ Đức phải chọn lọc kỹ lưỡng các quả , hạt của các cây to, đẹp, sinh trưởng và phát triển nhanh để giành làm giống trồng dặm vào những năm tiếp theo. Rau sắng hiện nay được trồng tại huyện chỉ có một loại là rau sắng thân gỗ, cho năng suất, chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị trường người tiêu dùng.

Tuy nhiên, 100% cây giống là do người sản xuất tự chọn lựa theo cách truyền thống là nhìn theo kinh nghiệm chưa có sự hỗ trợ nghiên cứu khoa học

công nghệ do vậy chất lượng cây giống đôi khi không được như mong đợi của người dân sản xuất. Giống là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm, việc không kiểm soát được chất lượng giống phần nào ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng, giá trị thu nhập của tác nhân người sản xuất nói riêng và toàn bộ CGT sản phẩm nói chung.

* Phân bón

Phân bón có vai trò quan trọng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển, Tuy nhiên việc sử dụng phân bón như thế nào cho hợp lý là vấn đề rất khó khăn. Những kiến thức về sản xuất rau của nông dân chủ yếu do kinh nghiệm, tự tìm hiểu, học hỏi từ hộ sản xuất rau khác. Do đó tồn tại tình trạng lạm dụng phân bón vào sản xuất rau, gây ảnh hưởng tới chất lượng rau và hiện tượng thoái hóa đất.

Ngoài ra, cửa hàng vật tư nông nghiệp tại huyện Mỹ Đức khá nhiều, chiếm phần lớn trong số đó không có giấy phép kinh doanh. Công tác kiểm tra, xử lý của các cơ quan chuyên môn chưa thường xuyên và triệt để. Chất lượng các loại phân bón chưa được kiểm soát tốt, theo nông dân vẫn có hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng trong danh mục bị cấm. Nguy cơ sụt giảm năng suất và chất lượng rau sắng khi người nông dân sử dụng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng rất cao, đặc biệt với các loại thuốc (kích thích phát triển nhanh) trong danh mục cấm, tồn dư lâu trong rau ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng. Như vậy, hoạt động cung ứng vật tư nông nghiệp mới chỉ đáp ứng được về mặt số lượng, chất lượng vật tư chưa kiểm soát tốt chính là yếu tố tác động tiêu cực đến chất lượng sản phẩm đầu ra, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân. Đây là một trong những hạn chế của CGT sản phẩm rau sắng hiện nay cần sớm khắc phục.

* Đất đai

Chất đất của huyện Mỹ Đức rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau sắng là một thuận lợi cho người nông dân. Tuy nhiên, diện tích đất trồng rau không tập trung, cách nhau xa, đường đi lại không thuận tiện... lại là hạn chế lớn cản trở sự phát triển sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Nông dân muốn mở rộng diện tích trồng rau nhưng tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất canh tác lại quá xa, chưa có đường đi thuận tiện dẫn đến nhiều hạn chế, đặc biệt làm tăng chi phí. Để CGT sản phẩm rau sắng phát triển mở rộng trong những năm tới huyện Mỹ Đức cần hỗ trợ mở đường nối các dãy

núi có đất đai phù hợp mở rộng sản xuất rau sắng và giúp người sản xuất đi lại,vận chuyển hàng hóa, vật tư thuận lợi, giảm chi phí. Đồng thời đó cũng là con đường cho du khách thập phương đến thăm quan, du lịch vùng sản xuất rau sắng nói riêng và Chùa Hương nói chung.

4.3.2. Cơ sở hạ tầng

Điều kiện về cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc... đã được tác giả phân tích kỹ trong phần đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của huyện Mỹ Đức đã đáp ứng được cho sự phát triển và mở rộng CGT sản phẩm rau sắng. Hệ thống chợ, bến bãi đã phát huy tốt vai trò là nơi giao lưu, mua bán, trao đổi, quảng bá sản phẩm, trung chuyển hàng hóa giữa huyện Mỹ Đức với tất cả các địa phương, vùng miền khác trong cả nước và nước ngoài qua khách hàng là những du khách thập phương đến lễ phật và vãn cảnh tại Chùa Hương.

Tuy nhiên, điểm yếu hiện nay trong ngành hàng rau sắng là chưa có hệ thống nhà kho lạnh và công nghệ bảo quản sản phẩm hữu hiệu.

4.3.3. Các yếu tố khách quan

* Thời tiết

Thời tiết, khí hậu không thuận lợi có tác động rất lớn đến năng suất và sản lượng rau sắng. Đặc biệt vào mùa hạ, nắng nóng và mưa nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau.

* Giá cả

Giá cả rau sắng biến động theo thời vụ thu hoạch. Do không có các phương tiện và kỹ thuật bảo quản và chế biến hữu hiệu nên thời vụ thu hoạch rau sắng chỉ tập trung trong thời gian 3 tháng đầu vụ, vì thời điểm này cây ra rất nhiều lộc non và cũng đúng là thời điểm lễ hội Chùa Hương nên rất đông du khách, giá cả bán lại được cao. Tuy nhiên việc thu hái vẫn là vất vả vì ngày nào cũng đi thu hái, không thể hái nhiều vì chưa có công nghệ bảo quản để giữ cho rau luôn tươi ngon.

4.3.4. Người tiêu dùng rau sắng

Người tiêu dùng là tác nhân cuối cùng trong CGT, quyết định đến sự sống còn của sản phẩm. Nghiên cứu người tiêu dùng là cung cấp ‘‘chìa khóa” cho phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ đưa ra nhu cầu

và mong muốn của người tiêu dùng thông qua ý kiến của các tác nhân người bán lẻ và người tiêu dùng. Qua những ý kiến này cho phép đánh giá những nhu cầu thị trường về rau sắng, từ đó có những đề xuất nhất định về tổ chức sản xuất, phân phối và cung cấp các dịch vụ đi kèm để chuỗi giá đạt được hiệu quả cao nhất.

Tất cả những người tiêu dùng hiện nay đều có một đặc điểm, xu hướng chung là mong muốn được sử dụng rau nông sản nói chung và rau rắng nói riêng là sản phẩm phải tươi, non, chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, có nguồn gốc xuất sứ rõ dàng, có thương hiệu nhãn mác, bao bì đóng gói cụ thể, ghi rõ nguồn gốc nơi sản xuất.

Cụ thể qua bảng 4.19 ta thấy rõ hơn các tác nhân tiêu dùng khác nhau thì có nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau.

Bảng 4.19. Tổng hợp nhu cầu của người tiêu dùng rau sắng huyện Mỹ Đức Tiêu chí Nhà hàng Quán cơm Hộ gia đình Du khách

Yêu cầu chất

lượng - Nguồn gốc rõ ràng - Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm -Chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tươi, non.

Không quan tâm nhiều đến chất lượng mà chủ yếu quan tâm tới giá cả.

Yêu cầu chất lượng khác nhau tùy theo từng nhóm

Dựa theo kinh nghiệm Mức độ tiêu

dùng

- Nhu cầu sử dụng thường xuyên.

- Khối lượng tiêu dùng lớn và ổn định

- Nhu cầu sử dụng thường xuyên. - Khối lượng tiêu dùng lớn và ổn định.

. Nhu cầu sử dụng ít, mua để thưởng thức.

- Khối lượng tiêu dùng nhỏ. Nơi mua Chủ yếu mua ở cửa hàng

quen biết, các hộ sản xuất quen biết

Chủ yếu mua của hộ

sản xuất quen biết - Thường mua ở những nơi thuận tiện, khi đi lễ phật và vãn cảnh Chùa Hương

Đề xuất - Thiết lập hệ thống cung ứng rau sắng an toàn, chất lượng. - Sản phẩm có bao bì, nhãn mác, có kiểm định rõ ràng - Có hệ thống kiểm tra, xử phạt vi phạm về vệ sinh an toàn chặt chẽ. - Sản xuất ra rau sắng có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chất lượng. - Cửa hàng bán rau sắng đảm bảo an toàn, chất lượng có uy tín. - Sản phẩm có bao bì, nhãn mác, có kiểm định rõ ràng

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Với các nhu cầu của người tiêu dùng thể hiện ở bảng trên, tác giả thấy có

ảnh hưởng đến sự phát triển - mối liên kết và trách nhiệm của các tác nhân tham gia CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức. Trên thực tế CGT sản phẩm rau sắng này mới phát triển theo hướng sản xuất và cung ứng hàng hoá, các tác nhân sản xuất kinh doanh còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

4.4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM RAU SẮNG TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC SẮNG TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC

4.4.1. Căn cứ đề xuất

Căn cứ vào thực trạng CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức những năm qua (kết quả phân tích ở phần 4.1, 4.2 và 4.3 ở trên) đồng thời kết hợp với đánh giá có sự tham gia (PRA) tác giả tổng hợp điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) của CGT sản phẩm rau sắng qua bảng 4.20. Từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cấp CGT sản phẩm rau sắng tại huyện.

Bảng 4.20. Phân tích SWOT ngành hàng rau sắng tại huyện Mỹ Đức S (Điêm mạnh)

S1: Nông dân có kinh nghiệm sản xuất S2: Điều kiện đất đai và thời tiết rất phù hợp với cây rau sắng

S3: Hệ thống giao thông thuận lợi S4: Các tác nhân kinh doanh rau sắng có thâm niên trong nghề, chủ động phương tiện vận chuyển và vốn để hoạt động. S5: Vùng sản xuất nằm gần với thị truờng tiêu thụ lớn

W (Điểm yếu)

W1: Sản xuất manh mún, phân tán, nhỏ lẻ, thủ công.

W2: Thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc tiên tiến về cây rau sắng như VietGAP, hữu cơ vv.

W3: Kỹ thuật sản xuất và phương tiện bảo quản còn nhiều hạn chế.

W4: Chưa có thương hiệu, bao bì, nhãn mác... W5: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn yếu W6: Thiếu thông tin thị trường

W7: Mua bán chưa thông qua hợp đồng kinh tế (Cơ hội)

O1: Có khu danh thắng Chùa Hương với lượng du khách 1,5 triệu lượt/năm và gần Trung tâm Hà Nội (Thị trường); O2: Chính quyền các cấp quan tâm đến phát triển sản xuất rau sắng;

O3: Các công ty giống cây trồng thường xuyên hỗ trợ và đưa ra các giống mới có năng suất và chất lượng tốt hơn.

O4: Chưa phải cạnh tranh với các địa phương khác.

T (Thách thức) T1: Giá cả không ổn định

T2: Yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm ngặt

T3: Chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ

T4: Xây dựng lòng tin với người tiêu dùng khi chưa có bao bì nhãn mác

T5: Hỗ trợ vốn sản xuất và quảng bá sản phẩm còn hạn chế.

T6. Cạnh tranh với sản phẩm cùng loại từ Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam (rẻ bằng 1/3)

Một số giải pháp nhằm tang cường sức mạnh, hạn chế điểm yếu đồng thời tận dụng cơ hội để giảm thiểu nguy cơ thách thức trong chuỗi giá trị cây rau sắng tại huyện Mỹ Đức:

S1-2 O1-2: Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mở rộng diện tích trồng rau sắng.

S4-5 O1: Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trên phạm vi cả nước và hướng đến xuất khẩu.

S1-2T3: Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, mở rộng diện tích và tăng năng suất, giảm chi phí.

S4T4: Tăng cường đào tạo tập huấn cho các tác nhân về quy trình VietGAP/hữu cơ.

W1O1-2: Quy hoạch thành từng vùng sản xuất chuyên canh rau sắng theo VietGAP/Hữu cơ

W2-3-7O2-3: Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kinh doanh cho các tác nhân trong chuỗi.

W4O2: Xây dựng thương hiệu rau sắng Chùa Hương và tăng cường quảng bá sản phẩm

W5-6O2-3: Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường cho tất cả các tác nhân trong chuỗi, phát triển các mối liên kết dọc và liên kết ngang.

T1-2-3W2-3: Đầu tư sản xuất theo quy trình VietGAP/Hữu cơ, kiểm soát tốt được chất lượng các yếu tố đầu vào và chất lượng rau đầu ra, hạn chế rủi ro về thiên nhiên, dịch bệnh, mở rộng diện tích và ra tăng chất lượng sản phẩm...

T4-5W6-7: Liên kết với những tổ chức, cá nhân phân phối tiêu thụ rau sắng chuyên nghiệp có uy tín, tìm hiểu thông tin người tiêu dùng và qua đó quảng bá sản phẩm, ký kết các hợp đồng kinh tế.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019) Căn cứ vào định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau sắng của huyện Mỹ Đức những năm tới. Theo quy hoạch của huyện Mỹ Đức tầm nhìn đến 2030 về phát triển kinh tế trên một số lĩnh vực trong đó có khu rừng đặc dụng xã Hương Sơn, việc chuyển đổi mô hình cây trồng, nhân rộng những khu rừng đem hiệu quả kinh tế cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực trồng trọt. Thực hiện chủ trương huyện Mỹ Đức Hội Nông dân xã Hương Sơn đã làm đơn xin và đề nghị Bộ khoa học và công nghệ - Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho rau sắng Chùa Hương của Hội Nông dân xã với hơn 70 thành viên là các hộ nông dân trồng rau sắng trên địa bàn.

nhưng để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường đòi hỏi sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt hơn, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, việc xây dựng và áp dụng tiểu chuẩn VietGAP hay hữu cơ trong sản xuất cây rau sắng Chùa Hương là rất cần thiết.

4.4.2. Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức

Dựa vào các căn cứ nêu trên, để nâng cấp CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức cần theo các hướng sau:

Đổi mới quy trình hoạt động của các tác nhân trong CGT sản phẩm rau sắng. Không ngừng giữ vững và nâng cao chất lượng rau sắng

Áp dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng mã truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm trên không gian mạng vv.

4.4.3. Các nhóm giải pháp chung nhằm nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức

Nâng cấp CGT là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường, tăng cường sự liên kết giữa các tác nhân và phát triển chuỗi một cách bền vững.

Qua phân tích CGT sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức, tác giả thấy rằng CGT sản phẩm rau sắng đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập khá cao cho các tác nhân hoạt động trong chuỗi. Tuy nhiên, CGT sản phẩm rau sắng vẫn còn những vấn đề hạn chế cần xem xét, giải quyết cho phù hợp với định hướng phát triển của huyện trong thời gian tới. Vì vậy tác giả xây dựng nhóm các giải pháp chung như sau:

a. Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau sắng

Mặc dù sản xuất rau sắng của huyện Mỹ Đức đạt được hiệu quả kinh tế cao nhưng do quy mô ngành hàng nhỏ, địa hình sản xuất phức tạp, rất khó khăn trong khâu thu gom, vận chuyển... Vì vậy, cần phải quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh rau sắng. Phát triển sản xuất rau sắng theo quy mô trang trại hoặc mô hình HTX sản xuất rau sắng từ đó mới thực hiện được tốt các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

b. Nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 81)