Bài học kinh nghiệm cho huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 41)

- Chính sách phát triển chuỗi cung ứng được hướng vào lợi thế so sánh của từng vùng. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, phản ứng nhanh trước yêu cầu và thị hiếu của thị trường về hình thức chất lượng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh; Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm. Ngày nay, mỗi sản phẩm muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm, mặt hàng rau sắng cũng tương tự, đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng yêu cầu của thị trường. Chất lượng sản phẩm quyết định đến sự thành bại của chuỗi. Vì vậy, trong từng công đoạn cụ thể, mỗi tác nhân phải thực hiện nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Hệ thống chính sách và quản lý liên quan đến phát triển chuỗi cung ứng và rau sắng trên địa bàn huyện cũng cần có những thay đổi kịp thời, định hướng cho ngành trồng trọt chuyển đổi cơ cấu sản xuất, theo hướng tập trung chuyên môn hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ;

- Tăng cường năng lực của các hiệp hội của ngành. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liền kết phối hợp mật thiết với cơ quan chức năng khác nhằm quản lý kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi thông qua các liên kết dọc và liên kết ngang.

- Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo đầu ra ổn định hơn cho ngành trồng trọt, đặc biết là rau sắng. Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết sản xuất và tiêu thụ rau có hiệu quả;

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng cường đổi mới hệ thống kênh phân phối, mở rộng và tạo lập thị trường mới hướng đến xuất khẩu. Đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực khuyến nông cơ sở. Như vậy, phát triển chuỗi cung ứng rau sắng là quá trình thường xuyên, liên tục, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ ở mỗi cấp, ngành, khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để phát triển toàn chuỗi.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊNCỨU 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Mỹ Đức là huyện nằm phía tây nam Thành phố Hà Nội, gồm 22 xã và thị trấn, trong đó có 12 xã đồng bằng dọc sông Đáy, 9 xã trung du và 1 xã miền núi.

+ Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ;

+ Phía đông có sông Đáy là ranh giới tự nhiên với huyện Ứng Hoà; + Phía tây giáp huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy (tỉnh Hoà Bình); + Phía nam giáp huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam).

Huyện Mỹ Đức có ưu thế về du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và nằm trong vùng quy hoạch phát triển vành đai thực phẩm và vành đai xanh của thành phố Hà Nội (UBND huyện Mỹ Đức, 2018c).

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Theo UBND huyện Mỹ Đức (2018c), huyện Mỹ Đức nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi, nên huyện có hai dạng địa hình chính:

+ Địa hình núi đá xen kẽ với các khu vực úng trũng bao gồm 10 xã phía Tây huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của dãy núi đá từ 150m đến 300m. Do phần lớn là núi đá vôi, qua quá trình bị nước xâm thực, nên khu vực này hình thành nhiều hang động thiên nhiên đẹp, giá trị du lịch và lịch sử lớn. Điển hình là các động Hương Tích, Đại Binh, Người Xưa, Hang Luồn...

+ Địa hình đồng bằng gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy. Địa hình khá bằng phẳng và hơi dốc theo hướng từ Đông sang Tây, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thuỷ lợi tự chảy dùng nguồn nước sông Đáy tưới cho các cánh đồng lúa thâm canh. Độ cao địa hình trung bình dao động trong khoảng từ 3,8 đến 7 m so với mặt biển.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Theo UBND huyện Mỹ Đức (2018c), huyện Mỹ Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 2 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:

Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,10C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,60C (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng 7 trên 33,20C, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Nhìn chung dân số huyện Mỹ Đức thuộc mức trung bình so với các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Bảng 3.1. Dân số và lao động huyện Mỹ Đức

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

Dân số Người 182.491 186.823 190.398

Tỷ lệ tăng dân số % 2,37 1,91 1,81

Mật độ dân số Người/km2 903 929 933

Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động % 63,12 63,74 63,69 Tỷ lệ lao động không có việc làm % 2,14 2,24 2,41 Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018b) Bảng 3.1 cho thấy số lượng dân số ở huyện Mỹ Đức liên tục được tăng qua các năm qua. Năm 2015, dân số toàn huyện là 182.491 người thì sang đến năm 2016, dân số toàn huyện là 186.823 người, đến năm 2017 dân số toàn huyện đạt mức 190.398 người. Các tỷ lệ tăng dân số tương ứng qua các năm lần lượt là 2,37%, 1,91% và 1,81%. Điều này cũng làm cho tỷ lệ lao động của huyện cũng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có việc làm của huyện cũng có xu hướng tăng lên qua các năm.

3.1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện được đầu tư xây dựng đồng bộ: điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây dựng và nâng cấp, phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ; liên huyện, các tuyến đường liên thôn được nhựa hóa, bê tông và gạch hoá 100%; các xã, thị trấn có trụ sở làm việc kiên cố; 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn

thông đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Dựa vào bảng số liệu bảng 3.2 cho thấy tình hình kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015, tổng thu nhập toàn huyện là 5.745 tỷ đồng. Năm 2016, tổng thu nhập của toàn huyện là 6.263 tỷ đồng và năm 2017, tổng thu nhập của huyện là 6.882 tỷ đồng. Trong tổng thu nhập của toàn huyện thì thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng là lớn, lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn. Điều này cho thấy kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ động của nền kinh tế tại huyện.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức, 2015 - 2017

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Kinh tế nông nghiệp 2.175 2.251 2.340

Công nghiệp 1.713 1.888 2.096

Thương mại dịch vụ 1.858 2.123 2.446

Tổng số 5.745 6.263 6.882

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018b)

3.1.3. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn của huyện Mỹ Đức

3.1.3.1. Thuận lợi

- Thời tiết, khí hậu và đặc biệt là vùng đồi núi, rừng đặc rụng của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với đa dạng hóa các loại cây rau củ, cây thực phẩm. Khí hậu với số giờ nắng trong năm tương đối thích hợp cho việc canh tác tạo cho huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, các vùng chuyên canh, trong đó có sản xuất rau sắng.

- Chính quyền địa phương đã thực hiện chính sách “dồn điền đổi thửa” kết hợp với việc tu bổ, cải tạo hệ thống thuỷ lợi nội đồng và hệ thống đường xá nội đồng nên thuận tiện cho sản xuất nôngnghiệp.

- Huyện Mỹ Đức có vị trí và hệ thống giao thông thuận lợi trong việc giao thương với các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh khác, tập trung phát triển về du lịch chùa hương một khu di tích thắng cảnh được công nhận là Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia, tạo điều kiện phát triển kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rau sắng.

3.1.3.2. Khó khăn

Cây rau sắng là loại cây trồng phụ thuộc khá nhiều vào đất đai, điều kiện thời tiết. Hiện nay với sự việc ngày càng nóng lên của trái đất gây nắng nóng, mưa không đồng đều trong năm có tác động rất lớn đến việc sản xuất của hộ nông dân, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau sắng.

Đa số nông dân đều trồng rau sắng theo tập quán và kinh nghiệm, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì thế tình trạng hộ nông dân lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích vào sản xuất rau sắng cũng không ít, gây hiện tượng thoái hóa đất, hỏng cây và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

3.2.1.1. Chọn khu rừng đặc dụng của huyện Mỹ Đức.

Khu rừng đặc dụng huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội được chọn là điểm điều tra nghiên cứu chính vì nơi này có diện tích trồng cây rau sắng chủ yếu trong toàn huyện và cũng là nơi có địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp để trồng và phát triển cây rau sắng. Nông dân ở xã này giàu kinh nghiệm sản xuất và rau sắng đã đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho các hộ. Với địa điểm lựa chọn này tác giả có thể đi sâu phân tích để thấy được bức tranh chung toàn cảnh về CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức.

3.2.1.2. Xác định các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng

+ Chọn hộ sản xuất rau sắng: Căn cứ vào mục đích, yêu cầu và nội dung của đề tài nghiên cứu tác giả dự kiến tiến hành điều tra 50 hộ nông dân sản xuất cây rau sắng của xã Hương Sơn.

Các hộ được chọn dựa trên phương pháp thống kê lấy tiêu chí là quy mô sản xuất rau sắng

Hộ sản xuất được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có định hướng theo các bước sau: Lựa chọn ngẫu nhiên các thôn có trồng nhiều rau sắng ở xã nghiên cứu để tiến hành điều tra. Sau đó, gặp và trao đổi với trưởng thôn và một số người có kinh nghiệm trong sản xuất rau sắng để xin danh sách các hộ trồng rau sắng trong thôn, tìm hiểu những thông tin khác có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau sắng. Cuối cùng, lựa chọn ngẫu nhiên các hộ theo tiêu chí trên để tiến

hành điều tra.

+ Chọn hộ thu gom: Từ thông tin điều tra người sản xuất và cán bộ thôn, cán bộ huyện tác giả xác định được một số tác nhân hoạt động thu gom rau sắng tại huyện Mỹ Đức và chủ yếu hoạt động không chuyên nghiệp. Tác giả đã lập danh sách 05 người ngẫu nhiên chuyên thu gom rau sắng tại huyện và điều tra để đại diện cho toàn bộ tác nhân thu gom của ngành hàng.

+ Chọn người bán buôn: Các hộ bán buôn rau sắng tại huyện và các nơi khác có thể mua rau sắng trực tiếp từ người sản xuất hoặc mua lại của người thu gom nhưng chủ yếu là mua của người thu gom. Người bán buôn rau sắng tại huyện Mỹ Đức không nhiều, chủ yếu là bán tại lễ hội Chùa Hương hàng năm. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả không thể nghiên cứu được hết các mẫu mà chỉ chọn một lượng mẫu gồm 5 hộ đại diện cho tác nhân bán buôn của toàn bộ CGT sản phẩm rau sắng.

+ Chọn hộ bán lẻ: Tác nhân bán lẻ rau sắng chính là các hộ sản xuất bán lẻ tại huyện Mỹ Đức

+ Chọn người tiêu dùng trong huyện: Với tác nhân người tiêu dùng, tác giả điều tra 25 mẫu với các đối tượng là hộ, nhà hàng, khách du lịch tại Chùa Hương.

3.2.1.3. Xác định các bên liên đới chính trong hỗ trợ, quản lý chuỗi giá trị rau sắng

Các bên liên đới chính được xác định gồm các HTX, Hội Nông dân, Phòng Kinh tế huyện là những cơ quan hiện đang hỗ trợ người sản xuất, người kinh doanh sản phẩm rau sáng trên địa bàn huyện Mỹ Đức nói chung.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Trong đề tài này tác giả đã thu thập các tài liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến cây rau sắng như đài phát thanh, truyền hình, mạng Internet, các sách tham khảo; các ấn phẩm tại các cơ quan của Chính phủ như Tổng cục thống kê, Phòng Thống kê huyện. Các số liệu và thông tin đã công bố sử dụng trong luận văn này bao gồm các chủ trương, chính sách của Chính phủ và Thành phố liên quan đến đề tài.

Mặt khác, luận văn còn kế thừa các kết quả, thông tin công bố trên các báo cáo và tạp chí xuất bản ở Việt Nam. Cùng với các số liệu ở phòng ban các cấp như Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Thống kê huyện, xã.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Thông qua thảo luận nhóm PRA: phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận với các nhóm hộ về những thuận lợi, khó khăn cũng như kiến nghị của hộ về việc trồng và tiêu thụ rau sắng đạt hiệu quả cao…

Bảng 3.3. Đối tượng điều tra phỏng vấn, đánh giá

TT Đối tượng phỏng vấn Số lượng Phương pháp

1 Nông dân sản xuất 50 Phỏng vấn theo phiếu điều tra 2 Hộ thu gom, sơ chế 5 Phỏng vấn theo phiếu điều tra 3 Hộ kinh doanh 5 Phỏng vấn theo phiếu điều tra 4 Lãnh đạo xã, HTX 2 Phỏng vấn Bán cấu truc

5 Hội nông dân xã 1 Phỏng vấn Bán cấu truc

6 Hội nông dân huyện 1 Phỏng vấn Bán cấu truc

7 Lãnh đạo huyện 2 Phỏng vấn Bán cấu trúc

8 Lãnh đạo Sở nông nghiệp 1 Phỏng vấn Bán cấu truc 9 Nông dân, hội nông dân, cán

bộ huyện, xã… 15 PRA

10 Người tiêu dùng 25 Phỏng vấn theo phiếu điều tra

Cộng 107

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

Phỏng vấn: thông qua phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ của phòng nông nghiệp huyện, hội khuyến nông, chủ tịch xã,… thu thập thông tin mà đề tài nghiên cứu.

Điều tra trực tiếp các tác nhân: Tác giả đã tiến hành điều tra bằng cách xây dựng bảng câu hỏi với các nội dung chính sau:

+ Thông tin chung về hộ điều tra: họ tên chủ hộ, tuổi, trình độ văn hoá, thông tin về nhân khẩu, lao động, thông tin về ngành nghề kinh doanh của hộ.

+ Thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sắng của các hộ + Thông tin về khó khăn, thuận lợi và kiến nghị của các hộ

Ngoài ra trong quá trình điều tra còn sử dụng một số thông tin mang tính chất định tính khác được thu thập bằng cách đặt ra câu hỏi mở sau đó nói chuyện thảo luận với người được phỏng vấn.

Mỹ Đức, các hộ trồng rau sắng tại xã Hương Sơn nơi có khu rừng đặc dụng với diện tích lớn rau sắng, đất dai phù hợp và các hộ sản xuất ở đây có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản suất rau sắng, cùng với việc kết hợp các phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (các lãnh đạo sở, huyện, các phòng ban, cán bộ xã, hội nông dân xã...) để biết được các chính sách hỗ trợ trong sản xuất, việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nhân dân, và các chính sách hỗ trợ công tác tập huấn cho nhân dân khi sản xuất, chăm sóc rau; phỏng vấn theo nhóm (PRA), xây dựng các bảng hỏi và phỏng vấn theo phiếu điều tra ( các hộ sản xuất, thu gom, bán buổi, lẻ, người tiêu dùng) để có được các thông tin cần thiết trong khi tính toán cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)