Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức
4.2.2. Thực trạng hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm rau
rau sắng
4.2.2.1. Đặc điểm, kết quả và hiệu quả hoạt động của từng tác nhân trong chuỗi
a. Người sản xuất rau sắng
Đặc điểm chung của các hộ sản xuất rau sắng điều tra
Thông tin chung về hộ nông dân sản xuất rau sắng được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 4.4. Đặc điểm cơ bản của hộ sản xuất rau sắng huyện Mỹ Đức
Diễn giải ĐVT Bình quân chung
Tổng số hộ điều tra hộ 50 Độ tuổi chủ hộ tuổi 47,5 Trình độ học vấn của chủ hộ % 100,00 - Tiểu học % 8 - Trung học cơ sở % 50 - Trung học phổ thông % 36 Trình độ từ trung cấp trở lên % 6
Số năm trồng rau sắng năm 18
Diện tích gieo trồng rau sắng ha/hộ 0,56
Số nhân khẩu /hộ khẩu 5,3
Số lao động/hộ lao động 3,68
Số lao động tham gia sản xuất NN/ hộ lao động 1,2 Nhu cầu vốn đầu tư sản xuất rau sắng tr. đồng 52,6
- Vốn tự có % 70
- Vốn vay % 30
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Đối với hộ nông dân, chủ hộ là người có vai trò quan trọng quyết định tình hình sản xuất kinh doanh của hộ hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai. Trong tổng số 50 hộ điều tra của huyện Mỹ Đức, độ tuổi chủ hộ trung bình là 47,5 tuổi. Các chủ hộ đều trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và đã gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp.
Về trình độ văn hóa của chủ hộ, bình quân chung có 8% trình độ Tiểu học; 50% trình độ Trung học cơ sở và 36% trình độ Trung học phổ thông. Chủ hộ có trình độ văn hóa thấp nhất học hết lớp 2, có 3 chủ hộ có trình độ trung cấp trở lên chiếm 6% Trình độ của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp thu KHKT và
thông tin thị trường.
Nông dân Mỹ Đức đưa rau sắng vào sản xuất tại miền Bắc khá sớm, trung bình số năm trồng rau sắng là 18 năm nên các hộ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất rau.
Diện tích đất canh tác gieo trồng rau sắng trung bình là 0.43 ha/hộ với hệ số sử dụng đất 1 lần.
Số nhân khẩu trung bình của hộ là 5,3 khẩu/hộ và số lao động trung bình là 3,68 lao động/hộ, trong đó số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp là 1,2 lao động/hộ. Lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất rau sắng. Do đó, với tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp cao như vậy, hộ hoàn toàn có thể chủ động được lao động trong mùa vụ sản xuất rau sắng của mình.
Nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của hộ trồng rau sắng trung bình cần 16,1 triệu đồng/ha, trong đó vốn tự có là 70%, nhu cầu vốn vay là 30%, các hộ chủ yếu vay vốn từ Quỹ tín dụng xã.
* Diện tích, năng suất và sản lượng rau sắng của các hộ điều tra
Hộ nông dân có thể trồng xen kẽ thêm rau sắng dưới tán rừng để phát triển rộng thêm và tăng sản lượng tùy thuộc vào mật độ và độ lớn của cây rau thế hệ trước. Vì vậy các năm diện tích và sản lượng đều tăng lên.
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng rau sắng bình quân/hộ điều tra huyện Mỹ Đức, 2015-2017
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
Diện tích ha 0,70 1,80 1,10
Năng suất Tạ/ha 2,60 2,70 2,90
Sản lượng Tạ 1,82 2,16 3,19
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
* Chi phí sản xuất của các hộ điều tra
Tác giả tiến hành điều tra mức đầu tư của các hộ theo quy mô diện tích trung bình 1ha nhằm xác định xem tổng chi phí mà người dân bỏ ra để sản xuất 1ha rau sắng thì đem lại tổng lợi nhuận là bao nhiêu và tính khả thi khi người dân muốn phát triển thêm diện tích rau sắng, kết quả thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy việc đầu tư và phát triển thêm diện tích rau sắng trên địa bàn huyện Mỹ Đức là hoàn toàn khả thi, cụ thể:
Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, tổng chi phí sản xuất trung bình cho 1 ha rau sắng là 5,37 Trđ.
Bảng 4.6. Chi phí sản xuất thực tế sản xuất rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018 huyện Mỹ Đức năm 2018
ĐVT:1000đ/ha
Diễn giải Giá trị
1. Chi phí trung gian (IC) 5.370
Phân bón 4.320
Chi phí dịch vụ 1.050
2. CPPB 3 năm đầu chưa có thu (37 năm) 435
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Chi phí dịch vụ là chi phí công bảo vệ rừng, khoản chi phí này được tính theo giá định mức quy định của Bộ nông nghiệp. Do nhà nước đã miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và trong số các hộ điều tra không có hộ nào đi thuê đất trồng rau nên khoản thuế đất và chi phí thuê đất bằng không nên không được hạch toán vào bảng này.
Cây rau sắng trong quá trình trồng và chăm sóc, chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Ngoài ra, giữa các hộ còn có hình thức đổi công lao động cho nhau để vừa tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn kịp thời vụ gieo trồng. Do không thuê lao động sản xuất rau sắng nên tác giả không hạch toán công lao động vào tổng chi phí sản xuất.
Qua số liệu điều tra, rau sắng được bán rất mạnh mẽ vào quý I cũng là đầu vụ, càng thu hái thì rau sắng càng ra nhiều lộc non. Với giá bán trung bình của các hộ sản xuất rau là 250.000đồng/kg và sản lượng 290kg/ha/năm đã đem lại cho người sản xuất thu nhập trung bình 72,50 Trđ/ha/năm.
Dựa vào các chỉ tiêu tính toán hiệu quả của tác nhân sản xuất rau sắng, cho thấy: Doanh thu, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp đạt được tính trên đồng chi phí trung gian đạt lần lượt là 13,05 và 12,05 lần cho thấy sản xuất rau sắng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nông dân. Hơn nữa chỉ tiêu MI/IC lớn hơn 1 cho thấy sản xuất rau sắng đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018
ĐVT: 1000đ/ha
Diễn giải ĐVT Trung bình
Giá bán 1.000 đ/kg 250
Sản lượng kg 290
Doanh thu (TR) 1000 đ 72.500
Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 5.370
Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ 67.130
Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ 66.695
TR/IC Lần 13,05
VA/IC Lần 12,05
MI/IC Lần 12,42
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
* Thuận lợi, khó khăn của tác nhân sản xuất
- Thuận lợi
+ Nông dân có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất rau sắng và cách biệt không lớn về kỹ thuật sản xuất giữa các nông hộ. Đây là điều kiện rất thuật lợi để mở rộng diện tích trồng rau sắng.
+ Chính quyền địa phương quan tâm và có sự hỗ trợ nhất định về kỹ thuật và quy hoạch phát triển vùng trồng rau sắng.
+ Giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho sản xuất và kinh doanh rau sắng + Hiệu quả sản xuất từ trồng rau sắng khá lớn và điều này đã được thực tế chứng minh.
+ Có thị trường tiêu thụ lớn.
+ Nông dân đã quen với sản xuất hàng hóa, năng động với thị trường. - Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, tác nhân sản xuất rau sắng cũng đang gặp phải nhiều khó khăn như:
+ Diện tích đất vùng trồng rau đang bị đẩy xa dần, các thung quanh xã đã trồng kín hết, giờ phải phát triển đến các thung xa hơn, đi lại, thu hoạch, vận chuyển rất khó khăn.
+ Sản xuất chủ yếu vẫn quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà chưa thực sự quan tâm đến người tiêu dùng muốn gì.
+ Rủi ro do biến động giá cao.
+ Cây rau sắng ưa độ ẩm vì vậy nguồn nước cung cấp gặp rất nhiều khó khăn, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng rau thương phẩm.
+ Mối quan hệ giữa tác nhân sản xuất với các tác nhân khác trong chuỗi yếu, sản xuất thiên về hướng cung (trong khi sản xuất trong CGT có đặc điểm là hướng cầu).
b. Hộ thu gom rau sắng
Đặc điểm chung về tác nhân hộ thu gom rau sắng huyện Mỹ Đức
Bảng 4.8. Thông tin chung về tác nhân hộ thu gom rau sắng huyện Mỹ Đức huyện Mỹ Đức
Diễn giải ĐVT Số lượng
Số hộ điều tra hộ 05
Tuổi bình quân của chủ hộ tuổi 42,4
Trình độ học vấn của chủ hộ % 100
- Tiểu học % 0
- Trung học cơ sở % 20
- Trung học phổ thông % 80
Số năm thu gom trung bình năm 5
Số lao động tham gia lao động 1
Khối lượng thu gom trung bình/ngày kg 15
Số ngày thu gom rau sắng/tháng ngày 15
Số tháng thu gom rau sắng/năm tháng 4
Lượng vốn bình quân tr. đồng 7
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Độ tuổi bình quân của tác nhân thu gom là 42,4 tuổi, đây là độ tuổi khá trẻ, khỏe và năng động. Trong tổng số 5 hộ điều tra, số chủ hộ có trình độ Tiểu học không có; 20% số chủ hộ học Trung học cơ sở và 80% số chủ hộ có trình độ
Trung học phổ thông trở lên trong đó có 2 chủ hộ có trình độ cao đẳng trở lên. Trung bình tác nhân người thu gom có thời gian hoạt động là 5 năm nên họ có nhiều kinh nghiệm trong việc thu mua.
Trung bình mỗi ngày tác nhân này thu gom khoảng 15 kg rau sắng với số lao động tham gia trung bình là 1 lao động. Rau sắng bán rải rắc quanh năm nhưng chủ yếu vào đầu vụ mới nhiều còn cuối vụ thì cũng có nhưng không được non. Mỗi tháng thu gom khoảng 15 ngày. Lượng vốn bình quân của tác nhân này khá cao (khoảng 7 Trđ) vì thường phải thanh toán ngay cho người sản xuất.
* Chi phí hoạt động
Chi phí trung gian của các tác nhân thu gom rau sắng bao gồm: chi phí mua rau sắng, chi phí vận chuyển, chi phí bao bì và chi phí khác (sửa chữa xe, điện thoại,…).
Trong tổng chi phí trung gian mà người thu gom đầu tư thu mua 100 kg rau sắng, chi phí giá vốn là chi phí lớn nhất của tác nhân này chiếm tới 95% (20 Trđ), chi phí vận chuyển chiếm 1,4% (tương đương 300.000 đồng), còn lại chi phí bao bì và các chi phí khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 4.9. Chi phí hoạt động thực tế của tác nhân hộ thu gom rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018
(Tính bình quân trên 100 kg rau sắng)
ĐVT: 1.000đ
Diễn giải Thành tiền
1. Chi phí trung gian (IC) 21.050
- Chi phí mua rau sắng 20.000
- Chi phí vận chuyển 300
- Chi phí bao bì 700
- Chi phí khác 50
2. Khấu hao TSCĐ 40
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
* Kết quả và hiệu quả hoạt động
Giá trị gia tăng đạt được tính trên 100 kg rau sắng của tác nhân thu gom là 6,85 Trđ (bằng 25,9% doanh thu), thu nhập hỗn hợp của tác nhân này là 6,81Trđ (bằng 25,7% doanh thu).
Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy các chỉ tiêu hiệu quả tính trên chi phí mặc dù không cao, và giá trị gia tăng ở mức trung bình nhưng do hộ thu gom bán với số lượng nhiều trong thời gian khá ngắn vì vậy hiệu quả mang lại là khá lớn.
Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả của các hộ thu gom rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018
(Tính bình quân trên 100 kg rau sắng)
Diễn giải Đơn vị tính Thành tiền
Giá bán trung bình/kg 1.000 đ 279
Doanh thu (TR) 1.000 đ 27.900
Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 21.050
Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 6.850
Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000 đ 6.810
TR/IC Lần 1,33
VA/IC Lần 0,33
MI/IC Lần 0,32
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
* Thuận lợi và khó khăn của tác nhân thu gom
- Thuận lợi:
+ Nắm rõ địa bàn thu mua sản phẩm, mạng lưới các tác nhân đầu vào và đầu ra.
+ Khoảng cách vận chuyển không quá xa trong điều kiện giao thông thuận lợi + Nhạy bén với thị trường.
- Khó khăn:
+ Rủi ro do giá cả biến động thất thường.
+ Mối quan hệ với tác nhân người sản xuất không chặt chẽ và thường xuyên. Tiêu thụ phụ thuộc vào các tác nhân đầu ra.
+ Phương tiện vận chuyển hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động và phân phối sản phẩm.
+ Không đủ tư cách pháp nhân nên không đưa được sản phẩm vào tiêu thụ tại các siêu thị lớn.
* Đặc điểm của người bán buôn rau sắng huyện Mỹ Đức
Qua khảo sát người bán buôn đến thu mua rau sắng tại huyện Mỹ Đức, độ tuổi trung bình của tác nhân này là 48 tuổi. Trình độ văn hóa trung bình của chủ hộ bán buôn: có 20% số chủ hộ học hết Tiểu học, 40% số chủ hộ học hết Trung học cơ sở và 40% số chủ hộ học hết Trung học phổ thông, không có chủ hộ nào có trình độ trung cấp, cao đẳng. Xét về số năm kinh nghiệm trung bình khoảng 10 năm hoạt động trong ngành. Họ bán buôn rau sắng trong khoảng 3 tháng đầu vụ rau sắng vì có số lượng nhiều còn giữa vụ và cuối vụ rau sắng không đủ cung cấp. Trung bình mỗi ngày tác nhân này thu gom khoảng 20 kg rau sắng. Lượng vốn bình quân của tác nhân này khoảng 10.000.000 triệu đồng.
Bảng 4.11. Đặc điểm chủ yếu của người bán buôn rau sắng huyện Mỹ Đức
Diễn giải ĐVT Trung bình
Tuổi bình quân tuổi 48
Trình độ học vấn của chủ hộ Tiểu học Trung học cơ sở - Trung học phổ thông % % % % 100 20 40 40 Số lao động/hộ lao động 1
Số năm hoạt động năm 11
Số tháng bán buôn rau sắng/năm tháng 3
Số ngày bán buôn rau sắng/tháng ngày 30
Khối lượng vận chuyển/ngày kg 20
Vốn hoạt động tr.đồng 10
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
* Chi phí hoạt động thực tế
Cũng giống như hộ thu gom, chi phí trung gian của các tác nhân bán buôn rau sắng bao gồm: chi phí mua rau sắng, chi phí vận chuyển,và chi phí khác (sửa chữa xe, điện thoại,…), không có chi phí bao bì.
Theo bảng số liệu 4.12, tác nhân người bán buôn rau sắng phải bỏ ra lượng giá trị chi phí trung gian trung bình 26.350.000 đồng) chiếm 82,7% doanh thu, trong chi phí trung gian, giá vốn rau sắng chiếm tới 97,9% (bằng 25.800.000 đồng).
hao phương tiện vận chuyển là xe máy. Cách tính khấu hao đều theo số năm sử dụng (5 năm).
Bảng 4.12. Chi phí hoạt động thực tế của người bán buôn rau sắng năm 2018 2018
(Tính bình quân trên 100 kg rau sắng)
ĐVT 1000đ
Diễn giải Trung bình
1 - Chi phí trung gian (IC) 26.350
- Giá vốn rau sắng 25.800
- Vận chuyển 500
- Bao bì -
- Chi phí khác 50
2 - KH TSCĐ 56
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
* Kết quả và hiệu quả hoạt động
Bảng 4.13 cho thấy giá trị gia tăng đạt được của người bán buôn là 5,45Trđ, chiếm 17,1 % doanh thu. Giá trị thu nhập hỗn hợp của tác nhân người bán buôn đạt 5,39 Trđ, chiếm 17 % so với doanh thu và chiếm 99% giá trị gia tăng. Cùng tính trên 100 kg rau sắng thì tác nhân người bán buôn đạt được tỷ suất giá trị thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian đạt 0,20 lần, tuy vậy thấp hơn người thu gom (0,32 lần).
Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán buôn rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018
(Tính bình quân trên 100 kg rau sắng)
Diễn giải ĐVT Trung bình
Giá bán trung bình/kg 1.000 đ 318
Doanh thu (TR) 1.000 đ 31.800
Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 26.350
Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 5.450
Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000 đ 5.394
TR/IC Lần 1,21
VA/IC Lần 0,21
MI/IC Lần 0,20
Do quy mô hoạt động, khối lượng rau sắng buôn bán trong ngày của tác nhân bán buôn lớn nên tỷ suất thu nhập hỗn hợp tính trung bình trên một ngày công lao động của người bán buôn cao hơn khá nhiều so với tác nhân thu gom.
* Thuận lợi và khó khăn của tác nhân bán buôn
- Thuận lợi:
+ Kinh nghiệm hoạt động lâu năm.
+ Có mạng lưới các tác nhân đầu vào, đầu ra ổn định, chủ động được