Giải pháp cụ thể cho từng tác nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 89 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyenẹ Mỹ

4.4.4. Giải pháp cụ thể cho từng tác nhân

a. Người sản xuất

Các vấn đề lớn nhất của hộ sản xuất rau sắng tại huyện Mỹ Đức hiện nay là giá thành sản phẩm cao, rủi ro về sâu bệnh, hạn hán, làm cho thu sản lượng giảm, thu nhập của người sản xuất bấp bênh và vấn đề ô nhiễm môi trường (do lạm dụng thuốc BVTV). Đó là những vấn đề vô cùng nan giải, để giải quyết phần nào các vấn đề đó, tác giả đề xuất các giải pháp sau:

Trong những năm tới, hộ sản xuất rau sắng phải tập trung các nguồn lực đầu tư để chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa. Sản xuất phải chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất trang trại, HTX hoặc chuyên môn hóa, cụ thể phải tích tụ ruộng đất để trồng rau nhằm tăng quy mô diện tích trên hộ và tăng quy mô ngành hàng rau sắng. Thay đổi dần thói quen sản xuất, thay vì sản xuất rau sắng theo kinh nghiệm như trước đây sang sản xuất rau sắng an toàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn ngày càng cao của người tiêu dùng. Nông dân cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức khoa học về sản xuất và bảo quản, thực tiễn hóa những kiến thức ấy thành các kỹ năng sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng rau sắng.

Khâu giống là yếu tố đầu vào chính rất quan trọng quyết định rất lớn đến kết quả sản xuất cuối cùng. Do đó, ngoài việc phụ thuộc vào nguồn giống tự cung cấp, nên chủ động liên hệ với các Trung tâm nghiên cứu lớn như Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu rau quả, cơ quan khuyến nông... để có được sự tư vấn tốt nhất.

Khi đã có diện tích sản xuất đủ lớn và ổn định, các trang trại có thể liên kết sản xuất theo quy trình, theo đơn đặt hàng theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một tác nhân đầu ra tin cậy (như doanh nghiệp đóng trên địa bàn, công ty thu gom và bán buôn rau sắng, các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ...). Việc ký hợp đồng sẽ giúp cho các bên có sự ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng, đảm bảo lợi ích giữa các tác nhân tham gia. Người sản xuất tập trung vào sản xuất ra những sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng với mức giá thu mua hợp lý theo thỏa thuận. Các công ty bán buôn, bán lẻ có được sản phẩm rau sắng chất lượng, an toàn, biết rõ nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất và có nguồn hàng ổn định... Trên hết trong những mối liên kết này là người tiêu dùng sẽ được mua rau sắng có chất lượng an toàn, giá cả hợp lý, người sản xuất giảm bớt được rủi ro về giá cả và người bán buôn, bán lẻ chủ động được hoạt động kinh doanh của mình.

Phát triển sản xuất rau sắng an toàn, xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu rau sắng Mỹ Đức. Rau sắng trước khi đưa ra thị trường được đóng gói, có nhãn hiệu ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của rau, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng là giải pháp hữu hiệu mở rộng thị trường đầu ra và tăng được giá bán, tăng được thu nhập cho tác nhân sản xuất.

b. Người thu gom

Số lượng các tác nhân thu gom trong CGT sản phẩm rau sắng huyện Mỹ Đức đang tăng lên nhưng chủ yếu là tự phát. Tuy nhiên, tác nhân này đang đóng vai trò quan trọng trong thu mua sản phẩm trực tiếp cho nông dân và lưu chuyển đến các tác nhân khác. Song trong tương lai, tác nhân này nên sáp nhập vào tổ chức nông dân hoặc tự xây dựng thành công ty trung gian chuyên thu mua rau sắng với số lượng lớn để nắm bắt và cung cấp thông tin đầy đủ 2 chiều sản xuất – thị trường.

c. Người bán buôn

Người bán buôn là mắt xích kết nối rất quan trọng trong ngành hàng rau sắng. Tác nhân này thu mua lượng rau sắng sản xuất ra tại Mỹ Đức và đem đi

tiêu thụ tại thị trường khác. Tác nhân này giúp cho khâu lưu chuyển hàng hóa nhanh và rộng hơn.

Khó khăn mà người bán buôn gặp phải đó là thiếu thông tin đầy đủ về thị trường, các khoản chi phí lớn, giá cả thị trường bấp bênh và hay bị động trong thu mua, nhất là không kiểm soát được vấn đề chất lượng sản phẩm. Vì vậy để ngành hàng phát triển ổn định và bền vững thì họ phải có thông tin đầy đủ về thị trường, phải chủ động được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, và vấn đề quan trọng nhất là có được một thị trường lớn lâu dài, ổn định. Để giải quyết vấn đề này, trước hết họ phải thiết lập mối quan hệ bền vững với các tác nhân khác trong ngành hàng để có thể liên kết giúp đỡ nhau cũng phát triển.

Tác nhân người bán buôn có thể làm tăng giá trị sản phẩm rau sắng bằng cách đóng gói rau sắng trong bao bì và có nhãn mác rõ ràng (nếu như tác nhân người sản xuất chưa làm được công đoạn này).

Ký hợp đồng đầu vào ổn định với tác nhân sản xuất hoặc thu gom để chủ động được nguồn hàng của mình. Sau đó họ cần phải thường xuyên tìm hiểu thị trường nơi họ đang trao đổi mua bán và các thị trường khác xung quanh. Đồng thời họ nên phối hợp, cộng tác với các cơ quan nghiên cứu có liên quan để khảo sát và tìm kiếm các thị trường tiềm năng.

d. Người bán lẻ

Người bán lẻ đang tham gia trong CGT sản phẩm rau sắng chủ yếu là những người bán lẻ có khoảng cách địa lý gần với huyện Mỹ Đức nên dễ dàng thu mua và vận chuyển với khối lượng nhỏ bằng xe máy.

Ngoài bán rau sắng, tác nhân người bán lẻ còn bán thêm nhiều thứ hoa quả khác nhằm làm tăng thu nhập và giữ được những khách hàng quen. Tác nhân người bán lẻ cũng đòi hỏi phải có một thị trường ổn định cho mình nhưng điều này là rất khó xảy ra vì giá cả phụ thuộc vào thị trường và chưa có sự ràng buộc nào giữa các tác nhân ngoài quan hệ cung cầu. Để khắc phục khó khăn này, các tác nhân bán lẻ cần liên kết chặt chẽ với tổ chức nông dân để quản lý chất lượng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm và thử nghiệm các biện pháp bảo quản sản phẩm từ sản xuất đến vận chuyển và bán lẻ. Trước khi tới tay người tiêu dùng, tác nhân bán lẻ cần đảm bảo sản phẩm được đóng gói, dán nhãn mác và cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc sản phẩm, tiêu chí chất lượng cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)