Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 81 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ

SẮNG TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC

Sự phát triển của CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức có liên quan chặt chẽ đến rất nhiều yếu tố khác nhau như: các yếu tố đầu vào (giống, phân bón và thuốc BVTV), cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống kho tàng bến bãi, chợ, hệ thống thủy lợi...), các yêu tố khách quan và nhu cầu của người tiêu dùng. Sự ảnh hưởng của các yếu tố trên sẽ được phân tích sâu trong phần này nhằm tìm ra và phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm tăng tính bền vững của các tác nhân trong CGT sản phẩm rau sắng trong thời gian tới.

4.3.1. Các yếu tố đầu vào

* Giống

Nhận thức được tầm quan trọng của giống rau sắng tới sự phát triển sản xuất rau, các hộ nông dân huyện Mỹ Đức phải chọn lọc kỹ lưỡng các quả , hạt của các cây to, đẹp, sinh trưởng và phát triển nhanh để giành làm giống trồng dặm vào những năm tiếp theo. Rau sắng hiện nay được trồng tại huyện chỉ có một loại là rau sắng thân gỗ, cho năng suất, chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị trường người tiêu dùng.

Tuy nhiên, 100% cây giống là do người sản xuất tự chọn lựa theo cách truyền thống là nhìn theo kinh nghiệm chưa có sự hỗ trợ nghiên cứu khoa học

công nghệ do vậy chất lượng cây giống đôi khi không được như mong đợi của người dân sản xuất. Giống là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm, việc không kiểm soát được chất lượng giống phần nào ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng, giá trị thu nhập của tác nhân người sản xuất nói riêng và toàn bộ CGT sản phẩm nói chung.

* Phân bón

Phân bón có vai trò quan trọng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển, Tuy nhiên việc sử dụng phân bón như thế nào cho hợp lý là vấn đề rất khó khăn. Những kiến thức về sản xuất rau của nông dân chủ yếu do kinh nghiệm, tự tìm hiểu, học hỏi từ hộ sản xuất rau khác. Do đó tồn tại tình trạng lạm dụng phân bón vào sản xuất rau, gây ảnh hưởng tới chất lượng rau và hiện tượng thoái hóa đất.

Ngoài ra, cửa hàng vật tư nông nghiệp tại huyện Mỹ Đức khá nhiều, chiếm phần lớn trong số đó không có giấy phép kinh doanh. Công tác kiểm tra, xử lý của các cơ quan chuyên môn chưa thường xuyên và triệt để. Chất lượng các loại phân bón chưa được kiểm soát tốt, theo nông dân vẫn có hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng trong danh mục bị cấm. Nguy cơ sụt giảm năng suất và chất lượng rau sắng khi người nông dân sử dụng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng rất cao, đặc biệt với các loại thuốc (kích thích phát triển nhanh) trong danh mục cấm, tồn dư lâu trong rau ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng. Như vậy, hoạt động cung ứng vật tư nông nghiệp mới chỉ đáp ứng được về mặt số lượng, chất lượng vật tư chưa kiểm soát tốt chính là yếu tố tác động tiêu cực đến chất lượng sản phẩm đầu ra, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân. Đây là một trong những hạn chế của CGT sản phẩm rau sắng hiện nay cần sớm khắc phục.

* Đất đai

Chất đất của huyện Mỹ Đức rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau sắng là một thuận lợi cho người nông dân. Tuy nhiên, diện tích đất trồng rau không tập trung, cách nhau xa, đường đi lại không thuận tiện... lại là hạn chế lớn cản trở sự phát triển sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Nông dân muốn mở rộng diện tích trồng rau nhưng tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất canh tác lại quá xa, chưa có đường đi thuận tiện dẫn đến nhiều hạn chế, đặc biệt làm tăng chi phí. Để CGT sản phẩm rau sắng phát triển mở rộng trong những năm tới huyện Mỹ Đức cần hỗ trợ mở đường nối các dãy

núi có đất đai phù hợp mở rộng sản xuất rau sắng và giúp người sản xuất đi lại,vận chuyển hàng hóa, vật tư thuận lợi, giảm chi phí. Đồng thời đó cũng là con đường cho du khách thập phương đến thăm quan, du lịch vùng sản xuất rau sắng nói riêng và Chùa Hương nói chung.

4.3.2. Cơ sở hạ tầng

Điều kiện về cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc... đã được tác giả phân tích kỹ trong phần đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của huyện Mỹ Đức đã đáp ứng được cho sự phát triển và mở rộng CGT sản phẩm rau sắng. Hệ thống chợ, bến bãi đã phát huy tốt vai trò là nơi giao lưu, mua bán, trao đổi, quảng bá sản phẩm, trung chuyển hàng hóa giữa huyện Mỹ Đức với tất cả các địa phương, vùng miền khác trong cả nước và nước ngoài qua khách hàng là những du khách thập phương đến lễ phật và vãn cảnh tại Chùa Hương.

Tuy nhiên, điểm yếu hiện nay trong ngành hàng rau sắng là chưa có hệ thống nhà kho lạnh và công nghệ bảo quản sản phẩm hữu hiệu.

4.3.3. Các yếu tố khách quan

* Thời tiết

Thời tiết, khí hậu không thuận lợi có tác động rất lớn đến năng suất và sản lượng rau sắng. Đặc biệt vào mùa hạ, nắng nóng và mưa nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau.

* Giá cả

Giá cả rau sắng biến động theo thời vụ thu hoạch. Do không có các phương tiện và kỹ thuật bảo quản và chế biến hữu hiệu nên thời vụ thu hoạch rau sắng chỉ tập trung trong thời gian 3 tháng đầu vụ, vì thời điểm này cây ra rất nhiều lộc non và cũng đúng là thời điểm lễ hội Chùa Hương nên rất đông du khách, giá cả bán lại được cao. Tuy nhiên việc thu hái vẫn là vất vả vì ngày nào cũng đi thu hái, không thể hái nhiều vì chưa có công nghệ bảo quản để giữ cho rau luôn tươi ngon.

4.3.4. Người tiêu dùng rau sắng

Người tiêu dùng là tác nhân cuối cùng trong CGT, quyết định đến sự sống còn của sản phẩm. Nghiên cứu người tiêu dùng là cung cấp ‘‘chìa khóa” cho phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ đưa ra nhu cầu

và mong muốn của người tiêu dùng thông qua ý kiến của các tác nhân người bán lẻ và người tiêu dùng. Qua những ý kiến này cho phép đánh giá những nhu cầu thị trường về rau sắng, từ đó có những đề xuất nhất định về tổ chức sản xuất, phân phối và cung cấp các dịch vụ đi kèm để chuỗi giá đạt được hiệu quả cao nhất.

Tất cả những người tiêu dùng hiện nay đều có một đặc điểm, xu hướng chung là mong muốn được sử dụng rau nông sản nói chung và rau rắng nói riêng là sản phẩm phải tươi, non, chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, có nguồn gốc xuất sứ rõ dàng, có thương hiệu nhãn mác, bao bì đóng gói cụ thể, ghi rõ nguồn gốc nơi sản xuất.

Cụ thể qua bảng 4.19 ta thấy rõ hơn các tác nhân tiêu dùng khác nhau thì có nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau.

Bảng 4.19. Tổng hợp nhu cầu của người tiêu dùng rau sắng huyện Mỹ Đức Tiêu chí Nhà hàng Quán cơm Hộ gia đình Du khách Tiêu chí Nhà hàng Quán cơm Hộ gia đình Du khách

Yêu cầu chất

lượng - Nguồn gốc rõ ràng - Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm -Chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tươi, non.

Không quan tâm nhiều đến chất lượng mà chủ yếu quan tâm tới giá cả.

Yêu cầu chất lượng khác nhau tùy theo từng nhóm

Dựa theo kinh nghiệm Mức độ tiêu

dùng

- Nhu cầu sử dụng thường xuyên.

- Khối lượng tiêu dùng lớn và ổn định

- Nhu cầu sử dụng thường xuyên. - Khối lượng tiêu dùng lớn và ổn định.

. Nhu cầu sử dụng ít, mua để thưởng thức.

- Khối lượng tiêu dùng nhỏ. Nơi mua Chủ yếu mua ở cửa hàng

quen biết, các hộ sản xuất quen biết

Chủ yếu mua của hộ

sản xuất quen biết - Thường mua ở những nơi thuận tiện, khi đi lễ phật và vãn cảnh Chùa Hương

Đề xuất - Thiết lập hệ thống cung ứng rau sắng an toàn, chất lượng. - Sản phẩm có bao bì, nhãn mác, có kiểm định rõ ràng - Có hệ thống kiểm tra, xử phạt vi phạm về vệ sinh an toàn chặt chẽ. - Sản xuất ra rau sắng có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chất lượng. - Cửa hàng bán rau sắng đảm bảo an toàn, chất lượng có uy tín. - Sản phẩm có bao bì, nhãn mác, có kiểm định rõ ràng

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Với các nhu cầu của người tiêu dùng thể hiện ở bảng trên, tác giả thấy có

ảnh hưởng đến sự phát triển - mối liên kết và trách nhiệm của các tác nhân tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 81 - 85)