Hệ thống các chỉ tiêu phân tích kinh tế chuỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 49 - 51)

3.2.5.1. Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất trồng rau sắng

Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất, kinh doanh

- Trình độ của chủ hộ (tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn) - Diện tích đất canh tác/hộ

- Số lao động/hộ - Vốn tự có/hộ

- Giá trị tài sản cố định/hộ

Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả - Doanh thu (TR)

Doanh thu trong nghiên cứu này là giá trị hàng hóa đã tiêu thụ và thu được tiền trong năm; được xác định bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá.

Đối với hộ sản xuất rau sắng, sản phẩm thu được trong năm chỉ bao gồm lá rau sắng. Vì vậy, đối với hộ sản xuất rau sắng, doanh thu của hộ chủ yếu là giá trị rau sắng đã tiêu thụ trong năm.

- Chi phí trung gian (IC)

Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của từng tác nhân. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:

IC =

Chi phí trung gian của từng tác nhân trong CGT sản phẩm rau sắng bao gồm các khoản mục sau: ∑ = n i Ci Ii 1

Bảng 3.4. Đối tượng điều tra phỏng vấn, đánh giá

Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ

- Giống - Phân bón

+ Phân chuồng, vô cơ - Thuốc BVTV - Công cụ sản xuất nhỏ - Chi phí dịch vụ + làm đất, vận chuyển - Chi phí khác - Giá vốn rau sắng - Vận chuyển - Công cụ dụng cụ nhỏ - Thuê kiot Bao bì - Chi phí khác - Giá vốn rau sắng - Vận chuyển - Công cụ dụng cụ nhỏ - Thuê kiốt - Bao bì - Chi phí khác - Giá vốn rau sắng - Vận chuyển - CCDC nhỏ - Thuê kiốt - Bao bì - Chi phí khác Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019) Chi phí trung gian: bao gồm chi phí vật tư như phân bón, thuốc BVTV, chi phí tưới nước, khấu hao vườn;

- Giá trị gia tăng (VA)

Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau sắng sau khi đã khấu trừ chi phí trung gian. Theo lý thuyết, giá trị gia tăng được xác định theo công thức:

VA = GO – IC

Trong nghiên cứu này, giá trị gia tăng của từng tác nhân chính là phần giá trị tăng thêm từ doanh thu sau khi khấu trừ chi phí trung gian.

VA= TR – IC

Chí phí tăng thêm: Bao gồm các chi phí khấu hao, chi phí thuê lao động, chi phí lãi vay, chi phí mua nông cụ, vận chuyển…

- Thu nhập hỗn hợp (MI)

Thu nhập hỗn hợp là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi khấu hao tài sản cố định và thuế phải nộp cho Nhà nước, bao gồm lao động gia đình và lợi nhuận.

MI = VA – ( A + T) Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định T: Thuế phải nộp

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả

- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian: thể hiện bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng hoặc bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Thể hiện bằng các chỉ tiêu:

+ VA/IC (lần) + MI/IC (lần)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)