Dòng sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 59)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Người tiêu dùng Hộ sản xuất 50% 50%

Hộ thu gom Hộ bán buôn Hộ bán lẻ

Dòng tài chính

Ngược lại với dòng sản phẩm, dòng tài chính đi từ người tiêu dùng trả tiền cho sản phẩm đã mua từ người bán lẻ, lần lượt đến người bán buôn, người thu gom trước khi đến điểm cuối cùng là người sản xuất.

Phương thức giao dịch

Mùa lễ hội cũng chính là mùa thu hoạch rau sắng vì vậy nhân dân toàn xã Hương sơn rất bận do vậy HTX nông nghiệp xã và hội Nông dân xã sẽ đứng ra làm người thu gom và tiêu thụ chính của địa phương, ngoài ra còn có một số hộ thu gom nhỏ lẻ tại địa phương và các hộ sản xuất cũng chính là những người bán lẻ trực tiếp cho du khách thập phương.

Hiện nay nông dân chủ yếu tiêu thụ rau sắng theo 2 cách như sau:

+ Sau khi thu hoạch bán ngay cho người thu gom là HTX nông nghiệp và hội Nông dân, các hộ bán buôn và bán lẻ, tuy nhiên giá bán thấp hơn cách tiêu thụ thứ 2.

+ Bán trực tiếp cho người tiêu dùng là những du khách thập phương đi lễ phật và vãn cảnh Chùa Hương.

Tuy nhiên, việc mua bán rau sắng vẫn theo hình thức thoả thuận miệng dựa trên quan hệ người quen cùng xã. Chưa có văn bản hợp đồng nào được ký trong hoạt động mua bán giữa hai tác nhân này nhưng dựa vào uy tín của mình thì mối quan hệ bạn hàng khá bền vững.

Phương thức thanh toán

Hình thức thanh toán giữa các tác nhân hoàn toàn bằng tiền mặt. Thanh toán ngay sau khi giao hàng. Một số người thu gom rau sắng chỉ trả một phần tiền, còn lại thanh toán sau khi đã thu hoạch và bán hết vụ lễ hội Chùa Hương.

b. Tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng

Các tác nhân tham gia CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức bao gồm: - Hộ sản xuất rau sắng: Người sản xuất rau sắng tại huyện Mỹ Đức là các hộ nông dân, họ là tác nhân đầu tiên của CGT sản phẩm rau sắng.

Hoạt động chính của hộ sản xuất là trồng, chăm sóc, thu hoạch và bán sản phẩm rau sắng. Hiệu quả kinh tế thu được sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư và quy mô sản xuất của họ.

Hộ nông dân thu hoạch rau sắng chủ yếu vào buổi sáng sớm hoặc cuối buổi chiều và mang đến địa điểm cho người thu gom hoặc người bán lẻ dưới dạng tươi 100% và chưa có một công nghệ bảo quản, chế biến nào được áp dụng. Sau khi thu hoạch, hộ nông dân chỉ cần vận chuyển rau đến nơi tập kết gần nhất nên hầu như không mất chi phí vận chuyển và giảm bớt một phần công lao động của người sản xuất, do đó gần như không bị hao hụt sản phẩm.

- Hộ thu gom rau sắng: Hộ thu gom tiến hành thu mua rau sắng của các hộ nông dân vào buổi sáng hoặc đầu buổi chiều và bán cho các tác nhân khác ngay trong ngày. Khách hàng của họ chủ yếu là bán buôn ra Hà Nội (các siêu thị và khách buôn tại Hà Nội).

Các hộ thuộc nhóm tác nhân này là một số hộ sinh sống tại địa bàn huyện Mỹ Đức. Họ hoạt động với quy mô nhỏ trong phạm vi huyện. Phương tiện vận chuyển của họ chủ yếu là xe máy, một số ít vận chuyển bằng ô tô. Đặc điểm dễ nhận thấy của nhóm tác nhân thu gom là họ hoạt động vào tất cả thời điểm trong năm.

- Hộ bán buôn rau sắng: Những người bán buôn đóng vai trò khá tích cực trong vận chuyển và tiêu thụ rau sắng của huyện Mỹ Đức song do tình hình địa phương còn hạn chế mặt hàng rau sắng chưa đủ cung ứng để vươn ra thị trường bên ngoài, chỉ đủ cung cấp tiêu thụ tại chỗ. Phạm vi hoạt động của họ rộng. Họ là mắt xích kết nối giữa tác nhân thu gom và tác nhân bán lẻ. Các hộ thuộc nhóm tác nhân này là HTX nông nghiệp xã, Hội Nông dân xã và một số ít hộ tại địa bàn.

- Hộ bán lẻ rau sắng: Những người bán lẻ chủ yếu thu mua sản phẩm rau sắng trực tiếp từ hộ nông dân vì họ có lợi thế là gần với người sản xuất nên rất thuận lợi cho vận chuyển. Những hộ bán lẻ rau sắng cũng chính là một số tác nhân thu gom và người sản xuất.

- Người tiêu dùng rau sắng: Người tiêu dùng cuối cùng rất đa dạng, gồm hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể, đặc biệt là du khách Chùa Hương,...

c. Các kênh tiêu thụ sản phẩm rau sắng

Từ sơ đồ dòng sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức, tác giả thấy có các kênh tiêu thụ sản phẩm sau:

Hộ sản xuất Hộ thu gom Hộ bán buôn Hà Nội Hộ bán lẻ Hà Nội Người tiêu dùng

Hộ sản xuất Hộ bán buôn Hà Nội Hộ bán lẻ Hà Nội Người tiêu dùng Hộ sản xuất Hộ thu gom Người tiêu dùng

Hộ sản xuất Người tiêu dùng

Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ từ người sản xuất đến hộ bán buôn ít nên trong nghiên cứu này, tác giả chọn nghiên cứu 3 kênh tiêu thụ sản phẩm rau sắng chính sau đây:

Kênh 1

Kênh 2

Kênh 3

Sơ đồ 4.3. Các kênh hàng trong chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Kênh 1 có đầy đủ 5 tác nhân, sản phẩm từ người sản xuất, qua tay người thu gom, bán buôn, bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Lượng sản phẩm qua kênh này chiếm khoảng 10% tổng khối lượng rau sắng. Thị trường tiêu thụ của kênh này chủ yếu là các siêu thị Hà Nội.

Kênh 2 và 3 gồm tác nhân là người sản xuất, người bán lẻ và người tiêu dùng. Do vị trí địa lý là một nơi có khu khu danh lam thắng cảnh Chùa Hương lên đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất cũng như thu gom bán lẻ tại chỗ tiết kiệm được rất nhiều công vận chuyển và giá bán lại được bán tối đa. Lượng rau sắng lưu chuyển qua 2 kênh này chiếm khoảng 90% tổng khối lượng rau sắng tại huyện Mỹ Đức.

Hộ

sản xuất Hộ thu gom

Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng Hộ sản xuất Hộ

Thu gom Tiêu dùng Người

Hộ sản xuất

Người tiêu dùng

4.2.2. Thực trạng hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng rau sắng

4.2.2.1. Đặc điểm, kết quả và hiệu quả hoạt động của từng tác nhân trong chuỗi

a. Người sản xuất rau sắng

Đặc điểm chung của các hộ sản xuất rau sắng điều tra

Thông tin chung về hộ nông dân sản xuất rau sắng được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 4.4. Đặc điểm cơ bản của hộ sản xuất rau sắng huyện Mỹ Đức

Diễn giải ĐVT Bình quân chung

Tổng số hộ điều tra hộ 50 Độ tuổi chủ hộ tuổi 47,5 Trình độ học vấn của chủ hộ % 100,00 - Tiểu học % 8 - Trung học cơ sở % 50 - Trung học phổ thông % 36 Trình độ từ trung cấp trở lên % 6

Số năm trồng rau sắng năm 18

Diện tích gieo trồng rau sắng ha/hộ 0,56

Số nhân khẩu /hộ khẩu 5,3

Số lao động/hộ lao động 3,68

Số lao động tham gia sản xuất NN/ hộ lao động 1,2 Nhu cầu vốn đầu tư sản xuất rau sắng tr. đồng 52,6

- Vốn tự có % 70

- Vốn vay % 30

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Đối với hộ nông dân, chủ hộ là người có vai trò quan trọng quyết định tình hình sản xuất kinh doanh của hộ hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai. Trong tổng số 50 hộ điều tra của huyện Mỹ Đức, độ tuổi chủ hộ trung bình là 47,5 tuổi. Các chủ hộ đều trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và đã gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp.

Về trình độ văn hóa của chủ hộ, bình quân chung có 8% trình độ Tiểu học; 50% trình độ Trung học cơ sở và 36% trình độ Trung học phổ thông. Chủ hộ có trình độ văn hóa thấp nhất học hết lớp 2, có 3 chủ hộ có trình độ trung cấp trở lên chiếm 6% Trình độ của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp thu KHKT và

thông tin thị trường.

Nông dân Mỹ Đức đưa rau sắng vào sản xuất tại miền Bắc khá sớm, trung bình số năm trồng rau sắng là 18 năm nên các hộ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất rau.

Diện tích đất canh tác gieo trồng rau sắng trung bình là 0.43 ha/hộ với hệ số sử dụng đất 1 lần.

Số nhân khẩu trung bình của hộ là 5,3 khẩu/hộ và số lao động trung bình là 3,68 lao động/hộ, trong đó số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp là 1,2 lao động/hộ. Lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất rau sắng. Do đó, với tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp cao như vậy, hộ hoàn toàn có thể chủ động được lao động trong mùa vụ sản xuất rau sắng của mình.

Nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của hộ trồng rau sắng trung bình cần 16,1 triệu đồng/ha, trong đó vốn tự có là 70%, nhu cầu vốn vay là 30%, các hộ chủ yếu vay vốn từ Quỹ tín dụng xã.

* Diện tích, năng suất và sản lượng rau sắng của các hộ điều tra

Hộ nông dân có thể trồng xen kẽ thêm rau sắng dưới tán rừng để phát triển rộng thêm và tăng sản lượng tùy thuộc vào mật độ và độ lớn của cây rau thế hệ trước. Vì vậy các năm diện tích và sản lượng đều tăng lên.

Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng rau sắng bình quân/hộ điều tra huyện Mỹ Đức, 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

Diện tích ha 0,70 1,80 1,10

Năng suất Tạ/ha 2,60 2,70 2,90

Sản lượng Tạ 1,82 2,16 3,19

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

* Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

Tác giả tiến hành điều tra mức đầu tư của các hộ theo quy mô diện tích trung bình 1ha nhằm xác định xem tổng chi phí mà người dân bỏ ra để sản xuất 1ha rau sắng thì đem lại tổng lợi nhuận là bao nhiêu và tính khả thi khi người dân muốn phát triển thêm diện tích rau sắng, kết quả thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy việc đầu tư và phát triển thêm diện tích rau sắng trên địa bàn huyện Mỹ Đức là hoàn toàn khả thi, cụ thể:

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, tổng chi phí sản xuất trung bình cho 1 ha rau sắng là 5,37 Trđ.

Bảng 4.6. Chi phí sản xuất thực tế sản xuất rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018 huyện Mỹ Đức năm 2018

ĐVT:1000đ/ha

Diễn giải Giá trị

1. Chi phí trung gian (IC) 5.370

Phân bón 4.320

Chi phí dịch vụ 1.050

2. CPPB 3 năm đầu chưa có thu (37 năm) 435

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Chi phí dịch vụ là chi phí công bảo vệ rừng, khoản chi phí này được tính theo giá định mức quy định của Bộ nông nghiệp. Do nhà nước đã miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và trong số các hộ điều tra không có hộ nào đi thuê đất trồng rau nên khoản thuế đất và chi phí thuê đất bằng không nên không được hạch toán vào bảng này.

Cây rau sắng trong quá trình trồng và chăm sóc, chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Ngoài ra, giữa các hộ còn có hình thức đổi công lao động cho nhau để vừa tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn kịp thời vụ gieo trồng. Do không thuê lao động sản xuất rau sắng nên tác giả không hạch toán công lao động vào tổng chi phí sản xuất.

Qua số liệu điều tra, rau sắng được bán rất mạnh mẽ vào quý I cũng là đầu vụ, càng thu hái thì rau sắng càng ra nhiều lộc non. Với giá bán trung bình của các hộ sản xuất rau là 250.000đồng/kg và sản lượng 290kg/ha/năm đã đem lại cho người sản xuất thu nhập trung bình 72,50 Trđ/ha/năm.

Dựa vào các chỉ tiêu tính toán hiệu quả của tác nhân sản xuất rau sắng, cho thấy: Doanh thu, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp đạt được tính trên đồng chi phí trung gian đạt lần lượt là 13,05 và 12,05 lần cho thấy sản xuất rau sắng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nông dân. Hơn nữa chỉ tiêu MI/IC lớn hơn 1 cho thấy sản xuất rau sắng đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018

ĐVT: 1000đ/ha

Diễn giải ĐVT Trung bình

Giá bán 1.000 đ/kg 250

Sản lượng kg 290

Doanh thu (TR) 1000 đ 72.500

Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 5.370

Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ 67.130

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ 66.695

TR/IC Lần 13,05

VA/IC Lần 12,05

MI/IC Lần 12,42

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

* Thuận lợi, khó khăn của tác nhân sản xuất

- Thuận lợi

+ Nông dân có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất rau sắng và cách biệt không lớn về kỹ thuật sản xuất giữa các nông hộ. Đây là điều kiện rất thuật lợi để mở rộng diện tích trồng rau sắng.

+ Chính quyền địa phương quan tâm và có sự hỗ trợ nhất định về kỹ thuật và quy hoạch phát triển vùng trồng rau sắng.

+ Giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho sản xuất và kinh doanh rau sắng + Hiệu quả sản xuất từ trồng rau sắng khá lớn và điều này đã được thực tế chứng minh.

+ Có thị trường tiêu thụ lớn.

+ Nông dân đã quen với sản xuất hàng hóa, năng động với thị trường. - Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, tác nhân sản xuất rau sắng cũng đang gặp phải nhiều khó khăn như:

+ Diện tích đất vùng trồng rau đang bị đẩy xa dần, các thung quanh xã đã trồng kín hết, giờ phải phát triển đến các thung xa hơn, đi lại, thu hoạch, vận chuyển rất khó khăn.

+ Sản xuất chủ yếu vẫn quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà chưa thực sự quan tâm đến người tiêu dùng muốn gì.

+ Rủi ro do biến động giá cao.

+ Cây rau sắng ưa độ ẩm vì vậy nguồn nước cung cấp gặp rất nhiều khó khăn, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng rau thương phẩm.

+ Mối quan hệ giữa tác nhân sản xuất với các tác nhân khác trong chuỗi yếu, sản xuất thiên về hướng cung (trong khi sản xuất trong CGT có đặc điểm là hướng cầu).

b. Hộ thu gom rau sắng

Đặc điểm chung về tác nhân hộ thu gom rau sắng huyện Mỹ Đức

Bảng 4.8. Thông tin chung về tác nhân hộ thu gom rau sắng huyện Mỹ Đức huyện Mỹ Đức

Diễn giải ĐVT Số lượng

Số hộ điều tra hộ 05

Tuổi bình quân của chủ hộ tuổi 42,4

Trình độ học vấn của chủ hộ % 100

- Tiểu học % 0

- Trung học cơ sở % 20

- Trung học phổ thông % 80

Số năm thu gom trung bình năm 5

Số lao động tham gia lao động 1

Khối lượng thu gom trung bình/ngày kg 15

Số ngày thu gom rau sắng/tháng ngày 15

Số tháng thu gom rau sắng/năm tháng 4

Lượng vốn bình quân tr. đồng 7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Độ tuổi bình quân của tác nhân thu gom là 42,4 tuổi, đây là độ tuổi khá trẻ, khỏe và năng động. Trong tổng số 5 hộ điều tra, số chủ hộ có trình độ Tiểu học không có; 20% số chủ hộ học Trung học cơ sở và 80% số chủ hộ có trình độ

Trung học phổ thông trở lên trong đó có 2 chủ hộ có trình độ cao đẳng trở lên. Trung bình tác nhân người thu gom có thời gian hoạt động là 5 năm nên họ có nhiều kinh nghiệm trong việc thu mua.

Trung bình mỗi ngày tác nhân này thu gom khoảng 15 kg rau sắng với số lao động tham gia trung bình là 1 lao động. Rau sắng bán rải rắc quanh năm nhưng chủ yếu vào đầu vụ mới nhiều còn cuối vụ thì cũng có nhưng không được non. Mỗi tháng thu gom khoảng 15 ngày. Lượng vốn bình quân của tác nhân này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 59)