Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Trong đề tài này tác giả đã thu thập các tài liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến cây rau sắng như đài phát thanh, truyền hình, mạng Internet, các sách tham khảo; các ấn phẩm tại các cơ quan của Chính phủ như Tổng cục thống kê, Phòng Thống kê huyện. Các số liệu và thông tin đã công bố sử dụng trong luận văn này bao gồm các chủ trương, chính sách của Chính phủ và Thành phố liên quan đến đề tài.

Mặt khác, luận văn còn kế thừa các kết quả, thông tin công bố trên các báo cáo và tạp chí xuất bản ở Việt Nam. Cùng với các số liệu ở phòng ban các cấp như Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Thống kê huyện, xã.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Thông qua thảo luận nhóm PRA: phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận với các nhóm hộ về những thuận lợi, khó khăn cũng như kiến nghị của hộ về việc trồng và tiêu thụ rau sắng đạt hiệu quả cao…

Bảng 3.3. Đối tượng điều tra phỏng vấn, đánh giá

TT Đối tượng phỏng vấn Số lượng Phương pháp

1 Nông dân sản xuất 50 Phỏng vấn theo phiếu điều tra 2 Hộ thu gom, sơ chế 5 Phỏng vấn theo phiếu điều tra 3 Hộ kinh doanh 5 Phỏng vấn theo phiếu điều tra 4 Lãnh đạo xã, HTX 2 Phỏng vấn Bán cấu truc

5 Hội nông dân xã 1 Phỏng vấn Bán cấu truc

6 Hội nông dân huyện 1 Phỏng vấn Bán cấu truc

7 Lãnh đạo huyện 2 Phỏng vấn Bán cấu trúc

8 Lãnh đạo Sở nông nghiệp 1 Phỏng vấn Bán cấu truc 9 Nông dân, hội nông dân, cán

bộ huyện, xã… 15 PRA

10 Người tiêu dùng 25 Phỏng vấn theo phiếu điều tra

Cộng 107

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

Phỏng vấn: thông qua phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ của phòng nông nghiệp huyện, hội khuyến nông, chủ tịch xã,… thu thập thông tin mà đề tài nghiên cứu.

Điều tra trực tiếp các tác nhân: Tác giả đã tiến hành điều tra bằng cách xây dựng bảng câu hỏi với các nội dung chính sau:

+ Thông tin chung về hộ điều tra: họ tên chủ hộ, tuổi, trình độ văn hoá, thông tin về nhân khẩu, lao động, thông tin về ngành nghề kinh doanh của hộ.

+ Thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sắng của các hộ + Thông tin về khó khăn, thuận lợi và kiến nghị của các hộ

Ngoài ra trong quá trình điều tra còn sử dụng một số thông tin mang tính chất định tính khác được thu thập bằng cách đặt ra câu hỏi mở sau đó nói chuyện thảo luận với người được phỏng vấn.

Mỹ Đức, các hộ trồng rau sắng tại xã Hương Sơn nơi có khu rừng đặc dụng với diện tích lớn rau sắng, đất dai phù hợp và các hộ sản xuất ở đây có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản suất rau sắng, cùng với việc kết hợp các phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (các lãnh đạo sở, huyện, các phòng ban, cán bộ xã, hội nông dân xã...) để biết được các chính sách hỗ trợ trong sản xuất, việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nhân dân, và các chính sách hỗ trợ công tác tập huấn cho nhân dân khi sản xuất, chăm sóc rau; phỏng vấn theo nhóm (PRA), xây dựng các bảng hỏi và phỏng vấn theo phiếu điều tra ( các hộ sản xuất, thu gom, bán buổi, lẻ, người tiêu dùng) để có được các thông tin cần thiết trong khi tính toán cụ thể hiệu quả của chuỗi giá trị rau sắng. Đây là những căn cứ chọn mẫu và là cơ sở để tác giả có được 107 mẫu theo bảng 3.3.“

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)