Diễn giải ĐVT Bình quân chung
Tổng số hộ điều tra hộ 50 Độ tuổi chủ hộ tuổi 47,5 Trình độ học vấn của chủ hộ % 100,00 - Tiểu học % 8 - Trung học cơ sở % 50 - Trung học phổ thông % 36 Trình độ từ trung cấp trở lên % 6
Số năm trồng rau sắng năm 18
Diện tích gieo trồng rau sắng ha/hộ 0,56
Số nhân khẩu /hộ khẩu 5,3
Số lao động/hộ lao động 3,68
Số lao động tham gia sản xuất NN/ hộ lao động 1,2 Nhu cầu vốn đầu tư sản xuất rau sắng tr. đồng 52,6
- Vốn tự có % 70
- Vốn vay % 30
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Đối với hộ nông dân, chủ hộ là người có vai trò quan trọng quyết định tình hình sản xuất kinh doanh của hộ hiện tại và phương hướng phát triển trong tương lai. Trong tổng số 50 hộ điều tra của huyện Mỹ Đức, độ tuổi chủ hộ trung bình là 47,5 tuổi. Các chủ hộ đều trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và đã gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp.
Về trình độ văn hóa của chủ hộ, bình quân chung có 8% trình độ Tiểu học; 50% trình độ Trung học cơ sở và 36% trình độ Trung học phổ thông. Chủ hộ có trình độ văn hóa thấp nhất học hết lớp 2, có 3 chủ hộ có trình độ trung cấp trở lên chiếm 6% Trình độ của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp thu KHKT và
thông tin thị trường.
Nông dân Mỹ Đức đưa rau sắng vào sản xuất tại miền Bắc khá sớm, trung bình số năm trồng rau sắng là 18 năm nên các hộ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất rau.
Diện tích đất canh tác gieo trồng rau sắng trung bình là 0.43 ha/hộ với hệ số sử dụng đất 1 lần.
Số nhân khẩu trung bình của hộ là 5,3 khẩu/hộ và số lao động trung bình là 3,68 lao động/hộ, trong đó số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp là 1,2 lao động/hộ. Lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất rau sắng. Do đó, với tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông nghiệp cao như vậy, hộ hoàn toàn có thể chủ động được lao động trong mùa vụ sản xuất rau sắng của mình.
Nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của hộ trồng rau sắng trung bình cần 16,1 triệu đồng/ha, trong đó vốn tự có là 70%, nhu cầu vốn vay là 30%, các hộ chủ yếu vay vốn từ Quỹ tín dụng xã.
* Diện tích, năng suất và sản lượng rau sắng của các hộ điều tra
Hộ nông dân có thể trồng xen kẽ thêm rau sắng dưới tán rừng để phát triển rộng thêm và tăng sản lượng tùy thuộc vào mật độ và độ lớn của cây rau thế hệ trước. Vì vậy các năm diện tích và sản lượng đều tăng lên.
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng rau sắng bình quân/hộ điều tra huyện Mỹ Đức, 2015-2017
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
Diện tích ha 0,70 1,80 1,10
Năng suất Tạ/ha 2,60 2,70 2,90
Sản lượng Tạ 1,82 2,16 3,19
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
* Chi phí sản xuất của các hộ điều tra
Tác giả tiến hành điều tra mức đầu tư của các hộ theo quy mô diện tích trung bình 1ha nhằm xác định xem tổng chi phí mà người dân bỏ ra để sản xuất 1ha rau sắng thì đem lại tổng lợi nhuận là bao nhiêu và tính khả thi khi người dân muốn phát triển thêm diện tích rau sắng, kết quả thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy việc đầu tư và phát triển thêm diện tích rau sắng trên địa bàn huyện Mỹ Đức là hoàn toàn khả thi, cụ thể:
Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, tổng chi phí sản xuất trung bình cho 1 ha rau sắng là 5,37 Trđ.