Chi phí sảnxuất thực tế sảnxuất rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

huyện Mỹ Đức năm 2018

ĐVT:1000đ/ha

Diễn giải Giá trị

1. Chi phí trung gian (IC) 5.370

Phân bón 4.320

Chi phí dịch vụ 1.050

2. CPPB 3 năm đầu chưa có thu (37 năm) 435

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Chi phí dịch vụ là chi phí công bảo vệ rừng, khoản chi phí này được tính theo giá định mức quy định của Bộ nông nghiệp. Do nhà nước đã miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp và trong số các hộ điều tra không có hộ nào đi thuê đất trồng rau nên khoản thuế đất và chi phí thuê đất bằng không nên không được hạch toán vào bảng này.

Cây rau sắng trong quá trình trồng và chăm sóc, chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Ngoài ra, giữa các hộ còn có hình thức đổi công lao động cho nhau để vừa tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn kịp thời vụ gieo trồng. Do không thuê lao động sản xuất rau sắng nên tác giả không hạch toán công lao động vào tổng chi phí sản xuất.

Qua số liệu điều tra, rau sắng được bán rất mạnh mẽ vào quý I cũng là đầu vụ, càng thu hái thì rau sắng càng ra nhiều lộc non. Với giá bán trung bình của các hộ sản xuất rau là 250.000đồng/kg và sản lượng 290kg/ha/năm đã đem lại cho người sản xuất thu nhập trung bình 72,50 Trđ/ha/năm.

Dựa vào các chỉ tiêu tính toán hiệu quả của tác nhân sản xuất rau sắng, cho thấy: Doanh thu, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp đạt được tính trên đồng chi phí trung gian đạt lần lượt là 13,05 và 12,05 lần cho thấy sản xuất rau sắng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nông dân. Hơn nữa chỉ tiêu MI/IC lớn hơn 1 cho thấy sản xuất rau sắng đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018

ĐVT: 1000đ/ha

Diễn giải ĐVT Trung bình

Giá bán 1.000 đ/kg 250

Sản lượng kg 290

Doanh thu (TR) 1000 đ 72.500

Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 5.370

Giá trị gia tăng (VA) 1000 đ 67.130

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 đ 66.695

TR/IC Lần 13,05

VA/IC Lần 12,05

MI/IC Lần 12,42

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

* Thuận lợi, khó khăn của tác nhân sản xuất

- Thuận lợi

+ Nông dân có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất rau sắng và cách biệt không lớn về kỹ thuật sản xuất giữa các nông hộ. Đây là điều kiện rất thuật lợi để mở rộng diện tích trồng rau sắng.

+ Chính quyền địa phương quan tâm và có sự hỗ trợ nhất định về kỹ thuật và quy hoạch phát triển vùng trồng rau sắng.

+ Giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho sản xuất và kinh doanh rau sắng + Hiệu quả sản xuất từ trồng rau sắng khá lớn và điều này đã được thực tế chứng minh.

+ Có thị trường tiêu thụ lớn.

+ Nông dân đã quen với sản xuất hàng hóa, năng động với thị trường. - Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, tác nhân sản xuất rau sắng cũng đang gặp phải nhiều khó khăn như:

+ Diện tích đất vùng trồng rau đang bị đẩy xa dần, các thung quanh xã đã trồng kín hết, giờ phải phát triển đến các thung xa hơn, đi lại, thu hoạch, vận chuyển rất khó khăn.

+ Sản xuất chủ yếu vẫn quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà chưa thực sự quan tâm đến người tiêu dùng muốn gì.

+ Rủi ro do biến động giá cao.

+ Cây rau sắng ưa độ ẩm vì vậy nguồn nước cung cấp gặp rất nhiều khó khăn, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng rau thương phẩm.

+ Mối quan hệ giữa tác nhân sản xuất với các tác nhân khác trong chuỗi yếu, sản xuất thiên về hướng cung (trong khi sản xuất trong CGT có đặc điểm là hướng cầu).

b. Hộ thu gom rau sắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)