Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyenẹ Mỹ

4.4.2. Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức

Dựa vào các căn cứ nêu trên, để nâng cấp CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức cần theo các hướng sau:

Đổi mới quy trình hoạt động của các tác nhân trong CGT sản phẩm rau sắng. Không ngừng giữ vững và nâng cao chất lượng rau sắng

Áp dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng mã truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm trên không gian mạng vv.

4.4.3. Các nhóm giải pháp chung nhằm nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức

Nâng cấp CGT là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường, tăng cường sự liên kết giữa các tác nhân và phát triển chuỗi một cách bền vững.

Qua phân tích CGT sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức, tác giả thấy rằng CGT sản phẩm rau sắng đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập khá cao cho các tác nhân hoạt động trong chuỗi. Tuy nhiên, CGT sản phẩm rau sắng vẫn còn những vấn đề hạn chế cần xem xét, giải quyết cho phù hợp với định hướng phát triển của huyện trong thời gian tới. Vì vậy tác giả xây dựng nhóm các giải pháp chung như sau:

a. Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau sắng

Mặc dù sản xuất rau sắng của huyện Mỹ Đức đạt được hiệu quả kinh tế cao nhưng do quy mô ngành hàng nhỏ, địa hình sản xuất phức tạp, rất khó khăn trong khâu thu gom, vận chuyển... Vì vậy, cần phải quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh rau sắng. Phát triển sản xuất rau sắng theo quy mô trang trại hoặc mô hình HTX sản xuất rau sắng từ đó mới thực hiện được tốt các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

b. Nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi

lớn từ phía các quan tổ chức nhà nước và chính quyền địa phương.

Đối với hộ nông dân, để phát triển sản xuất rau sắng theo hướng hàng hóa thì người nông dân phải có kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng chống sâu bệnh... do đó, chính quyền địa phương cấp huyện, xã hoặc các công ty giống cây trồng cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tăng cường tuyên truyền định hướng cho nông dân sản xuất rau sắng phải đảm bảo an toàn với người sản xuất và an toàn cho người sử dụng.

Đối với các tác nhân trung gian: cung cấp cho họ kiến thức, thông tin về thị trường, về chiến lược Marketing, chuỗi cung ứng, chuỗi tiêu thụ toàn cầu...nâng cao khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường buôn bán. Thị trường tiêu thụ rau quả nói chung và rau sắng nói riêng không chỉ bó hẹp trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn bên ngoài lãnh thổ. Do đó, tìm hướng xuất khẩu rau sắng cũng là một hướng đi mới nhiều triển vọng mà tác nhân trung gian cần quan tâm.

c. Liên kết sản xuất, kinh doanh rau sắng

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi, các tác nhân cần liên kết chặt chẽ với nhau trong việc sản xuất, kinh doanh rau sắng thông qua các thỏa thuận, hợp đồng có tính ràng buộc, làm chủ nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường. Thiếu đi sự liên kết sẽ làm cho các tác nhân hoạt động rời rạc, không hiệu quả, không chủ động được trong sản xuất và kinh doanh, dẫn tới làm giảm hiệu quả chung của chuỗi.

Bên cạnh việc liên kết dọc giữa các tác nhân, cần phải thúc đẩy sự liên kết ngang. Đối với hộ sản xuất rau sắng, cần tăng cường trao đổi với nhau kinh nghiệm trồng trọt; trao đổi thông tin về giá cả thị trường; hợp tác trong việc mua giống, phân bón,... để giảm thiểu chi phí trung gian; hợp tác trong việc phòng trừ sâu bệnh,...và tiến tới thành lập HTX để có cơ sở pháp lý đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ rau sắng được phát triển nhanh và mạnh hơn nữa. Các tác nhân trung gian cũng liên kết với nhau để nắm bắt thông tin thị trường, chủ động giá cả cho hợp lý.

Các tác nhân trong chuỗi cần tăng cường trao đổi thông tin để nắm bắt sự thay đổi của thị trường như giá cả, thị hiếu khách hàng, cung – cầu. Trong CGT sản phẩm rau sắng, người sản xuất là người thiếu thông tin về thị trường nhất nên thường không làm chủ được giá cả, dẫn tới tình trạng bị thương lái ép giá. Việc thiếu thông tin cũng gây ra sự thua lỗ cho các tác nhân trung gian khi có sự biến động lớn về giá cả trên thị trường. Do đó, việc tăng cường trao đổi thông tin và

tăng cường liên kết giữa các tác nhân là rất cần thiết để giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của chuỗi, tăng tính bền vững của các tác nhân trong CGT sản phẩm rau sắng.

d. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin

Đối với quản trị CGT sản phẩm rau sắng, công nghệ thông tin cũng được coi là công cụ then chốt, có vai trò rất lớn thúc đẩy sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. Do đó, cần tăng cường đầu tư vốn cho các hoạt động nâng cấp công nghệ trồng trọt nâng cao năng suất chất lượng của rau sắng. Mục tiêu áp dụng trên diện rộng các kỹ thuật tiến bộ đã được xác định về giống, mật độ trồng, kỹ thuật canh tác, bón phân, chăm sóc và bảo vệ để nâng cao năng suất trung bình cả huyện trong những năm tới. Chú trọng đối tượng thụ hưởng là các hộ nông dân nghèo, có diện tích nhỏ. Cần có sự can thiệp áp dụng công nghệ 4.0 tạo ra các thiết bị chuyên ngành trồng trọt giúp khâu bảo quản rau được đảm bảo luôn tươi ngon, đem lại hiệu quả và chi phí tiết kiệm. Quảng bá rộng rãi sản phẩm trên các kênh truyền hình, các kênh mạng xã hội để nhiều người biết đến rau sắng Chùa Hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)