Chi phí hoạt động thực tế của người bán buôn rau sắng năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 71 - 76)

2018

(Tính bình quân trên 100 kg rau sắng)

ĐVT 1000đ

Diễn giải Trung bình

1 - Chi phí trung gian (IC) 26.350

- Giá vốn rau sắng 25.800

- Vận chuyển 500

- Bao bì -

- Chi phí khác 50

2 - KH TSCĐ 56

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

* Kết quả và hiệu quả hoạt động

Bảng 4.13 cho thấy giá trị gia tăng đạt được của người bán buôn là 5,45Trđ, chiếm 17,1 % doanh thu. Giá trị thu nhập hỗn hợp của tác nhân người bán buôn đạt 5,39 Trđ, chiếm 17 % so với doanh thu và chiếm 99% giá trị gia tăng. Cùng tính trên 100 kg rau sắng thì tác nhân người bán buôn đạt được tỷ suất giá trị thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian đạt 0,20 lần, tuy vậy thấp hơn người thu gom (0,32 lần).

Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán buôn rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018

(Tính bình quân trên 100 kg rau sắng)

Diễn giải ĐVT Trung bình

Giá bán trung bình/kg 1.000 đ 318

Doanh thu (TR) 1.000 đ 31.800

Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 26.350

Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 5.450

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000 đ 5.394

TR/IC Lần 1,21

VA/IC Lần 0,21

MI/IC Lần 0,20

Do quy mô hoạt động, khối lượng rau sắng buôn bán trong ngày của tác nhân bán buôn lớn nên tỷ suất thu nhập hỗn hợp tính trung bình trên một ngày công lao động của người bán buôn cao hơn khá nhiều so với tác nhân thu gom.

* Thuận lợi và khó khăn của tác nhân bán buôn

- Thuận lợi:

+ Kinh nghiệm hoạt động lâu năm.

+ Có mạng lưới các tác nhân đầu vào, đầu ra ổn định, chủ động được nguồn hàng.

+ Cơ sở vật chất phục vụ buôn bán tương đối đầy đủ (kiốt bán hàng, phương tiện vận chuyển...)

- Khó khăn:

+ Buôn bán chưa thông qua hợp đồng kinh tế, chủ yếu dựa vào mối quan hệ quen biết nên làm ăn đôi lúc còn bấp bênh.

+ Thiếu phương tiện chuyên dùng cho đóng gói, bảo quản sản phẩm.

d. Người bán lẻ rau sắng

* Đặc điểm chung của tác nhân người bán lẻ rau sắng huyện Mỹ Đức

Tác nhân người bán lẻ là những mắt xích cuối cùng đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Khách hàng của họ có thể là hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, và các du khách thập phương....

Bảng 4.14. Đặc điểm chung của tác nhân người bán lẻ rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018

Diễn giải ĐVT Trung

bình Hộ sản xuất Hộ thu gom Hộ BL

Tuổi BQ của chủ hộ tuổi 42,6 47,5 42.4 38

Số lao động sử dụng LĐ 1,33 1 2 1

Số năm hoạt động năm 9,33 18 5 5

Số tháng buôn bán rau sắng/năm tháng 6 12 3 3

Số ngày bán rau sắng/ tháng ngày 28 30 30 30

Khối lượng bán/ngày kg 6,7 5 8 7

Vốn hoạt động Tr.đ 1,33 0,6 1,6 2,5

Nhìn vào bảng 4.14 chúng ta thấy mọi hoạt động kinh doanh nói chung của các tác nhân bán lẻ có nhiều khác biệt.

Tất cả về độ tuổi, số lao động, năm kinh nghiệm và vốn hoạt động đều có sự chênh lệch khá lớn. Chỉ riêng thời gian bán hàng là tương đối như nhau.

* Chi phí hoạt động thực tế.

Cũng như các tác nhân khác chi phí của các tác nhân bán lẻ rau sắng bao gồm: chi phí mua rau sắng, chi phí vận chuyển, chi phí bao bì và chi phí khác (sửa chữa xe, điện thoại,…).

Bảng 4.15. Chi phí hoạt động thực tế của người bán lẻ rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018

(Tính bình quân trên 100 kg rau sắng)

ĐVT: 1.000 đồng

Diến giải Bình quân Trong đó

Hộ SXbán lẻ BL Hà Nội Hộ thu gom

1 - Chi phí trung gian (IC) 18.623 2.826 31.995 21.050

Giá vốn rau sắng 17.925,3 1.976 31.800 20.000

Vận chuyển 166,7 - - 300

Bao bì 466.7 700 - 700

Dịch vụ khác 33,3 - 50 50

2- Khấu hao TSCĐ 111,7 150 145 40

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Chi phí trung gian bình quân của tác nhân người bán lẻ tính cho 100 kg rau sắng là 18,62 triệu đồng chiếm 63,4% giá trị doanh thu, trong đó chi phí giá vốn rau sắng là chủ yếu (chiếm 61%). Bán lẻ Hà Nội phải bỏ ra giá vốn rau sắng cao nhất (31,80 triệu đồng) nhưng doanh thu lại lớn nhất (36 triệu đồng) do đầu vào mua của người bán buôn. Ngược lại, hộ thu gom bán lẻ và người bán lẻ là hộ sản xuất do có lợi thế về địa lý thường là lấy công lao động làm vốn và mua từ giá gốc của người sản xuất nên chi phí giá vốn thấp hơn (Người sản xuất 1,98 triệu đồng và người thu gom 20 triệu đồng).

* Kết quả và hiệu quả hoạt động.

người bán lẻ là 11,01 triệu đồng. Các hộ sản xuất đạt được giá trị gia tăng cao nhất (22,17 triệu đồng), thấp nhất là các hộ bán lẻ tại Hà Nội (4,01 triệu đồng). Các tác nhân bán lẻ là hộ sản xuất sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế cao hơn tác nhân bán lẻ khác do có tỷ lệ giá trị gia tăng trên chi phí trung gian và tỷ lệ thu nhập thuần trên chi phí trung gian cao hơn. Các hộ sản xuất bán lẻ có giá trị thu nhập hỗn hợp đạt đạt cao nhất, thấp nhất là các hộ bán lẻ Hà Nội.

Có thể nói mạng lưới người bán lẻ góp phần quan trọng trong CGT sản phẩm rau sắng huyện Mỹ Đức, đưa sản phẩm rau của huyện đến nhiều vùng, nhiều đối tượng tiêu dùng trực tiếp và điều tiết cân bằng giá cả giữa các thị trường. Theo đánh giá của bản thân người bán lẻ, ngoại trừ những bất ổn về giá cả có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận thì việc buôn bán của họ không gặp khó khăn gì.

Bảng 4.16. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán lẻ rau sắng huyện Mỹ Đức năm 2018

Diễn giải ĐVT Trung bình Trong đó Hộ SX bán lẻ BL Hà Nội Hộ thu gom bán lẻ Giá bán trung bình/kg 1.000 đ 320 300 360 300 Doanh thu (TR) 1.000 đ 32.000 30.000 36.000 30.000 Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 17.925 2.826 31.995 21.050 Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 13.376 27.174 4.005 8.950 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000 đ 13.265 27.024 3.860 8.910

TR/IC Lần 1,79 10,62 1,13 1,43

VA/IC Lần 0,75 9,62 0,13 0,43

MI/IC Lần 0,74 9,56 0,12 0,42

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

* Thuận lợi và khó khăn của người bán lẻ rau sắng

- Thuận lợi:

+ Hệ thống những người bán lẻ đông, đa dạng; + Có nhiều mối quan hệ bạn hàng tin cậy. + Thị trường khách hàng đa dạng, phong phú - Khó khăn:

+ Chưa có tư cách pháp nhân;

+ Không biết rõ chất lượng rau sắng.

4.2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng sắng

a. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân

Từ số liệu ở các bảng thể hiện chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia CGT sản phẩm rau sắng huyện Mỹ Đức, tác giả tiến hành so sánh các chỉ tiêu (doanh thu, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế) tính trên 100 kg rau sắng.

Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng huyện Mỹ Đức (Tính trên 100 kg rau sắng) Diễn giải ĐVT Các tác nhân Sản xuất Thu gom Bán buôn Bán lẻ 1- Doanh thu (TR) 1.000 đ 25.000 27.900 31.800 32.000 2- Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 2.826 21.050 26.350 17.925,3 3- Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 22.174 6.850 5.450 13.376,3 4- Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000 đ 22.024 6.810 5.394 13.264,7

TR/IC Lần 8,85 1,33 1,21 1,79

VA/IC Lần 7,85 0,33 0,21 0,75

MI/IC Lần 7,79 0,32 0,20 0,74

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Từ bảng 4.17 cho thấy tác nhân sản xuất là tác nhân đạt giá trị cao nhất về các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sử dụng vốn. Điều này chứng tỏ rằng sản xuất rau sắng có nhiều tiềm năng để phát triển, cũng như có nhiều cơ hội để giúp nông dân nâng cao thu nhập của mình. Giá trị gia tăng của hai tác nhân bán buôn và thu gom mặc dù thấp nhất chuỗi nhưng do khối lượng sản phẩm rau giao dịch trong 1 ngày là lớn nhất (khoảng 15-20kg/ngày) nên giá trị thu nhập hỗn hợp công lao động vẫn là thuộc diện cao.

Nhìn trên bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy rằng tất cả các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế của các tác nhân đều không âm điều đó chứng tỏ tất cả các tác nhân hoạt động trong CGT sản phẩm rau sắng đều có hiệu quả.

Một CGT chỉ tồn tại khi có sự tham gia của các tác nhân và mang lại lợi ích cho các tác nhân. Mỗi tác nhân đóng một vai trò khác nhau trong sự vận hành của CGT. Trong các tác nhân tham gia CGT sản phẩm rau sắng, tác nhân thu gom tìm kiếm và kết nối với thị trường tiêu thụ có vai trò đặc biệt quan trọng đến nâng cao hiệu quả hoạt động của cả chuỗi.

b. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các kênh tiêu thụ

Điều kiện kinh doanh và mối quan hệ của các tác nhân là cơ chế để hình thành giá. Qua nghiên cứu CGT sản phẩm rau sắng, tác giả đã lựa chọn 3 kênh tiêu thụ chính trong toàn bộ CGT sản phẩm. Kết quả và hiệu quả của từng kênh được thể hiện ở bảng 4.18.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)