Lập sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức

4.2.1. Lập sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng

Từ kết quả đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau sắng ở

phần 4.1 tác giả lập sơ đồ CGT sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức như sau:

Sơ đồ 4.1. Chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Nguồn cung ứng rau sắng tại huyện Mỹ Đức chỉ có một nguồn duy nhất là khu rừng đặc dụng xã Hương Sơn chiếm 100%.

Nhìn chung ngành hàng rau sắng của huyện Mỹ Đức mang tính hàng hóa cao, thị trường tiêu thụ khá rộng và nhiều tiềm năng. Trong nhiều năm qua thị trường tại khu du lịch Chùa Hương của huyện vẫn là thị trường tiêu thụ rau sắng chính của huyện, thị trường này đã tiêu thụ khoảng 90% lượng rau sắng trên thị trường Mỹ Đức, các thị trường thuộc tỉnh khác (Hà Nội, Hải Phòng) chiếm 10%, Thị trường tiêu thụ rau sắng là thị trường tự do, mua bán theo hình thức tự thỏa thuận không thông qua hình ký hợp đồng mua bán hay các đơn đặt hàng. Do vậy, khi giá cả không ổn định và luôn có những biến động lớn theo thời vụ thì tác nhân sản xuất vẫn là mắt xích chịu nhiều rủi ro nhất trong CGT.

a. Các dòng chảy trong chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng Dòng thông tin 10% Thị trường Hà Nội Rau sắng Mỹ Đức Thị trường Mỹ Đức 100% 90% Thị trường Mỹ Đức

Trong một CGT dòng luân chuyển thông tin giữa các tác nhân là rất lớn. Trong CGT sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức, các tác nhân cũng đã có sự chia sẻ thông tin sản xuất, thị trường với các mức độ khác nhau, từng bước tạo cho mình những bạn hàng tin cậy bằng sự tín nhiệm của mình.

Bảng 4.3. Dòng thông tin trao đổi giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng

Sản xuất Thu gom Bán buôn Bán lẻ Tiêu dùng

Sản xuất

Trao đổi thông tin về giống. Trao đổi thông tin kỹ thuật sản xuất.. - Trao đổi thông tin về giá, người mua sản phẩm.

- Thường xuyên trao đổi thông tin về khối lượng, giá bán và yêu cầu thị trường đối với sản phẩm. - Ít trao đổi thông tin. - Thường xuyên trao đổi thông tin về khối lượng, giá bán và yêu cầu thị trường đối với sản phẩm. - Trao đổi thông tin sản phẩm, nhu cầu, giá cả, chất lượng...(ít) Thu gom - Chủ yếu trao đổi thông tin về giá cả.

- Thường xuyên trao đổi thông tin về khối lượng, giá bán và yêu cầu thị trường đối với sản phẩm.

trao đổi thông

tin về giá cả. Trao đổi thông tin sản phẩm, nhu cầu, giá cả.

Bán buôn

- Chủ yếu trao đổi thông tin về giá cả

- Thường xuyên trao đổi thông tin về khối lượng, giá bán và yêu cầu thị trường đối với sản phẩm. Bán lẻ - Chủ yếu trao đổi thông tin về giá bán - Trao đổi thông tin sản phẩm, nhu cầu, giá cả. Tiêu dùng - Trao đổi thông tin về sản phẩm (chất lượng, giá cả, mẫu mã,…) Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Nhìn chung, mối quan hệ, liên kết giữa các tác nhân còn lỏng lẻo, các nguồn thông tin đến với các tác nhân đều không chính thống. Trong CGT sản phẩm rau sắng, tác nhân sản xuất và tác nhân thu gom trao đổi thông tin với nhau thường xuyên nhất; còn tác nhân sản xuẩt và người tiêu dùng rất ít có sự trao đổi thông tin nên người sản xuất cung cấp ra thị trường “cái mình có” mà không sản xuất “cái thị trường cần”. Người tiêu dùng không có thông tin về sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm nên chưa tuyệt đối tin tưởng hoặc chấp nhận sử dụng sản phẩm.

Trong CGT sản phẩm rau sắng, tác nhân sản xuất và tác nhân thu gom trao đổi thông tin với nhau thường xuyên nhất; còn tác nhân sản xuẩt và người tiêu dùng rất ít có sự trao đổi thông tin nên người sản xuất cung cấp ra thị trường “cái mình có” mà không sản xuất “cái thị trường cần”. Người tiêu dùng không có thông tin về sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm nên chưa tuyệt đối tin tưởng hoặc chấp nhận sử dụng sản phẩm.

Dòng sản phẩm

Như đã phân tích ở trên, nguồn cung rau sắng tại huyện Mỹ Đức 100% là các hộ sản xuất rau trên địa bàn. Trong nghiên cứu này tác giả xác định ngành hàng rau sắng của huyện thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài 100% do nguồn cung của người sản xuất trong huyện, các nguồn cung khác không có nên tác giả không đưa vào ngành hàng. Sơ đồ dòng sản phẩm rau sắng của huyện được thể hiện:

Sơ đồ 4.2. Dòng sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Người tiêu dùng Hộ sản xuất 50% 50%

Hộ thu gom Hộ bán buôn Hộ bán lẻ

Dòng tài chính

Ngược lại với dòng sản phẩm, dòng tài chính đi từ người tiêu dùng trả tiền cho sản phẩm đã mua từ người bán lẻ, lần lượt đến người bán buôn, người thu gom trước khi đến điểm cuối cùng là người sản xuất.

Phương thức giao dịch

Mùa lễ hội cũng chính là mùa thu hoạch rau sắng vì vậy nhân dân toàn xã Hương sơn rất bận do vậy HTX nông nghiệp xã và hội Nông dân xã sẽ đứng ra làm người thu gom và tiêu thụ chính của địa phương, ngoài ra còn có một số hộ thu gom nhỏ lẻ tại địa phương và các hộ sản xuất cũng chính là những người bán lẻ trực tiếp cho du khách thập phương.

Hiện nay nông dân chủ yếu tiêu thụ rau sắng theo 2 cách như sau:

+ Sau khi thu hoạch bán ngay cho người thu gom là HTX nông nghiệp và hội Nông dân, các hộ bán buôn và bán lẻ, tuy nhiên giá bán thấp hơn cách tiêu thụ thứ 2.

+ Bán trực tiếp cho người tiêu dùng là những du khách thập phương đi lễ phật và vãn cảnh Chùa Hương.

Tuy nhiên, việc mua bán rau sắng vẫn theo hình thức thoả thuận miệng dựa trên quan hệ người quen cùng xã. Chưa có văn bản hợp đồng nào được ký trong hoạt động mua bán giữa hai tác nhân này nhưng dựa vào uy tín của mình thì mối quan hệ bạn hàng khá bền vững.

Phương thức thanh toán

Hình thức thanh toán giữa các tác nhân hoàn toàn bằng tiền mặt. Thanh toán ngay sau khi giao hàng. Một số người thu gom rau sắng chỉ trả một phần tiền, còn lại thanh toán sau khi đã thu hoạch và bán hết vụ lễ hội Chùa Hương.

b. Tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng

Các tác nhân tham gia CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức bao gồm: - Hộ sản xuất rau sắng: Người sản xuất rau sắng tại huyện Mỹ Đức là các hộ nông dân, họ là tác nhân đầu tiên của CGT sản phẩm rau sắng.

Hoạt động chính của hộ sản xuất là trồng, chăm sóc, thu hoạch và bán sản phẩm rau sắng. Hiệu quả kinh tế thu được sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư và quy mô sản xuất của họ.

Hộ nông dân thu hoạch rau sắng chủ yếu vào buổi sáng sớm hoặc cuối buổi chiều và mang đến địa điểm cho người thu gom hoặc người bán lẻ dưới dạng tươi 100% và chưa có một công nghệ bảo quản, chế biến nào được áp dụng. Sau khi thu hoạch, hộ nông dân chỉ cần vận chuyển rau đến nơi tập kết gần nhất nên hầu như không mất chi phí vận chuyển và giảm bớt một phần công lao động của người sản xuất, do đó gần như không bị hao hụt sản phẩm.

- Hộ thu gom rau sắng: Hộ thu gom tiến hành thu mua rau sắng của các hộ nông dân vào buổi sáng hoặc đầu buổi chiều và bán cho các tác nhân khác ngay trong ngày. Khách hàng của họ chủ yếu là bán buôn ra Hà Nội (các siêu thị và khách buôn tại Hà Nội).

Các hộ thuộc nhóm tác nhân này là một số hộ sinh sống tại địa bàn huyện Mỹ Đức. Họ hoạt động với quy mô nhỏ trong phạm vi huyện. Phương tiện vận chuyển của họ chủ yếu là xe máy, một số ít vận chuyển bằng ô tô. Đặc điểm dễ nhận thấy của nhóm tác nhân thu gom là họ hoạt động vào tất cả thời điểm trong năm.

- Hộ bán buôn rau sắng: Những người bán buôn đóng vai trò khá tích cực trong vận chuyển và tiêu thụ rau sắng của huyện Mỹ Đức song do tình hình địa phương còn hạn chế mặt hàng rau sắng chưa đủ cung ứng để vươn ra thị trường bên ngoài, chỉ đủ cung cấp tiêu thụ tại chỗ. Phạm vi hoạt động của họ rộng. Họ là mắt xích kết nối giữa tác nhân thu gom và tác nhân bán lẻ. Các hộ thuộc nhóm tác nhân này là HTX nông nghiệp xã, Hội Nông dân xã và một số ít hộ tại địa bàn.

- Hộ bán lẻ rau sắng: Những người bán lẻ chủ yếu thu mua sản phẩm rau sắng trực tiếp từ hộ nông dân vì họ có lợi thế là gần với người sản xuất nên rất thuận lợi cho vận chuyển. Những hộ bán lẻ rau sắng cũng chính là một số tác nhân thu gom và người sản xuất.

- Người tiêu dùng rau sắng: Người tiêu dùng cuối cùng rất đa dạng, gồm hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể, đặc biệt là du khách Chùa Hương,...

c. Các kênh tiêu thụ sản phẩm rau sắng

Từ sơ đồ dòng sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức, tác giả thấy có các kênh tiêu thụ sản phẩm sau:

Hộ sản xuất Hộ thu gom Hộ bán buôn Hà Nội Hộ bán lẻ Hà Nội Người tiêu dùng

Hộ sản xuất Hộ bán buôn Hà Nội Hộ bán lẻ Hà Nội Người tiêu dùng Hộ sản xuất Hộ thu gom Người tiêu dùng

Hộ sản xuất Người tiêu dùng

Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ từ người sản xuất đến hộ bán buôn ít nên trong nghiên cứu này, tác giả chọn nghiên cứu 3 kênh tiêu thụ sản phẩm rau sắng chính sau đây:

Kênh 1

Kênh 2

Kênh 3

Sơ đồ 4.3. Các kênh hàng trong chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Kênh 1 có đầy đủ 5 tác nhân, sản phẩm từ người sản xuất, qua tay người thu gom, bán buôn, bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Lượng sản phẩm qua kênh này chiếm khoảng 10% tổng khối lượng rau sắng. Thị trường tiêu thụ của kênh này chủ yếu là các siêu thị Hà Nội.

Kênh 2 và 3 gồm tác nhân là người sản xuất, người bán lẻ và người tiêu dùng. Do vị trí địa lý là một nơi có khu khu danh lam thắng cảnh Chùa Hương lên đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất cũng như thu gom bán lẻ tại chỗ tiết kiệm được rất nhiều công vận chuyển và giá bán lại được bán tối đa. Lượng rau sắng lưu chuyển qua 2 kênh này chiếm khoảng 90% tổng khối lượng rau sắng tại huyện Mỹ Đức.

Hộ

sản xuất Hộ thu gom

Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng Hộ sản xuất Hộ

Thu gom Tiêu dùng Người

Hộ sản xuất

Người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)