Tổng quan sản xuất, tiêu thụ rau sắng toàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tổng quan sản xuất, tiêu thụ rau sắng toàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà

MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sắng

Thung Chò Cả, thôn Yến Vỹ, xã Hương Sơn và thung Chùa, thôn Phú Yên, xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội thuộc vùng núi đá vôi, nơi đây thích hợp để trồng loài cây rau sắng thơm ngon, bổ dưỡng nổi tiếng trong và ngoài nước.

Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng nơi đây phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau sắng. Với định hướng quy hoạch chung phát triển của đơn vị là hướng phát triển kinh tế dưới tán rừng, trồng rừng nhằm phát huy tiềm lực, thế mạnh của địa hình, giao thông, đất đai... nơi đây, chính vì thế mà kế hoạch phát triển trồng cây rau Sắng tại thung Mỏ và thung Chùa thuộc khu rừng đặc dụng Hương Sơn, Mỹ Đức, thành phố Hà Nội thực sự có ý nghĩa rất lớn.

* Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau Sắng a. Kỹ thuật trồng

- Tiêu chuẩn cây giống:

Tuổi cây xuất vườn: từ 12 tháng trở lên.

Đường kính gốc từ 1cm trở lên; Chiều cao cây từ 35 cm trở lên; Cây không bị nhiễm sâu bệnh hại.

- Lựa chọn đất trồng:

Đất trồng phải là nơi có độ ẩm cao, đất tơi xốp, độ mùn cao. Có cây che bóng là tốt nhất, nếu không có thể trồng cây che bóng là cây sắn hoặc cây ngô, hoặc cây Cốt khí, cây Lá gai .v.v.

- Xử lý thực bì:

Yêu cầu kỹ thuật dọn sạch thực bì theo từng hố trồng. Đào hố trồng cây:

Kích thước hố đào: 40x40x40cm.

phát, cự ly hố cách hố 2m, hàng cách hàng 3m. Lớp đất tầng A để gọn 1 bên miệng hố, lớp đất tầng B để gọn 1 bên miệng hố.

- Bố trí cây trồng:

Cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m (mật độ: 1660 cây/ha); bố trí trồng hình nanh sấu.

- Xử lý hố đất bằng vôi bột 0,2kg/hố. Bón lót phân chuồng 3kg/hố, và phân NPK 0,3 kg/hố, phân vi sinh 0,5 kg/hố. Bón phân và lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.

Yêu cầu kỹ thuật bón và lấp hố: dùng cuốc cào lớp mặt (tầng A) lấp đầy 1/2 chiều sâu của hố, sau đó đổ phân NPK và phân vi sinh theo lượng quy định xuống hố, tiếp tục lấp đất Tầng A đến 2/3 chiều sâu của hố rồi trộn đều với phân trong hố. Cuối cùng lấp đất đầy hố, vun thành hình mu rùa cao hơn miệng hố 5cm.

- Thời vụ trồng thường vào vụ Xuân (từ tháng 2 - tháng 3 âm lịch hoặc vụ thu từ tháng 8 - 9 âm lịch).

- Thời điểm trồng: Chọn những ngày trời dâm mát, tốt nhất sau khi có mưa tiến hành vận chuyển và đem trồng.

Yêu cầu kỹ thuật:

+ Sử dụng hết số cây đảm bảo tiêu chuẩn trên từng hố

+ Khi vận chuyển không làm vỡ bầu, gẫy cành, gẫy ngọn cây - Kỹ thuật trồng cây:

Dùng cuốc hay bay moi một hốc ở giữa hố đã lấp, sâu hơn bầu cây từ 7- 10cm. Dùng dao nhọn hay lưỡi lam rạch vỏ bầu từ dưới lên, đưa bầu cây đặt ngay ngắn xuống giữa hố đã moi, gạt đất lấp 1/2 chiều cao bầu, dùng tay kéo nhẹ vỏ bầu lên bỏ ra ngoài hố, sau đó vun đất hình mu rùa lấp kín cổ rễ và ấn chặt xung quanh bầu cây. (Chú ý: Không trồng cây vỡ bầu, long gốc, gẫy ngọn).

* Kỹ thuật chăm sóc cây trồng (chăm sóc 3 năm): a. Chăm sóc năm thứ nhất ( 2 lần):

- Lần 1 (sau khi trồng hai tháng):

+ Phát dọn thực bì: Phát toàn bộ thực bì, dây leo, cỏ dại lấn áp

gốc, bón thúc phân.

+ Tỉa bớt cành cây che bóng tạo độ che bóng thích hợp 70 – 80%. - Lần 2 (sau chăm sóc lần 1 ba tháng):

+ Phát dọn thực bì: Phát toàn bộ thực bì, dây leo, cỏ dại lấn áp

+ Xới vun gốc, yêu cầu đường kính xới 1m, băm nhỏ đất vun xung quanh gốc, bón thúc phân.

+ Tỉa bớt cành cây che bóng tạo độ che bóng thích hợp 70 – 80%. b. Chăm sóc năm thứ hai (3 lần):

- Lần 1: + Phát dọn thực bì: Phát toàn bộ thực bì, dây leo, cỏ dại lấn áp + Xới vun gốc, yêu cầu đường kính xới 1m, băm nhỏ đất vun xung quanh gốc, bón thúc phân.

+ Bón phân NPK 0,2-0,5 kg/gốc bón cách gốc 20-30 cm. + Bón phân chuồng: 3-7kg/gốc, bón cách gốc 20-30cm. + Bón xong lấp kín đất.

+ Tỉa bớt cành cây che bóng tạo độ che bóng thích hợp 60 – 70%. - Lần 2: + Phát dọn thực bì: Phát toàn bộ thực bì, dây leo, cỏ dại lấn át + Xới vun gốc, yêu cầu đường kính xới 1m, băm nhỏ đất vun xung quanh gốc, bón thúc phân.

+ Bón phân NPK 0,2-0,5 kg/gốc bón cách gốc 20-30 cm. + Bón phân chuồng: 3-7 kg/gốc, bón cách gốc 20-30cm. + Bón xong lấp kín đất.

+ Tỉa bớt cành cây che bóng tạo độ che bóng thích hợp 60 – 70%. - Lần 3:

+ Phát dọn thực bì: Phát toàn bộ thực bì, dây leo, cỏ dại lấn áp

+ Xới vun gốc, yêu cầu đường kính xới 1m, băm nhỏ đất vun xung quanh gốc, bón thúc phân.

+ Bón phân NPK 0,2-0,5 kg/gốc bón cách gốc 20-30 cm. + Bón phân chuồng: 3-7 kg/gốc, bón cách gốc 20-30cm.

+ Bón xong lấp kín đất.

+ Tỉa bớt cành cây che bóng tạo độ che bóng thích hợp 50 – 60%. c. Chăm sóc năm thứ ba (3 lần): Tương tự năm thứ 2

Bảng 4.1. Sơ lược yếu tố tự nhiên khu vực trồng rau Sắng tại rừng đặc dụng Hương Sơn

Khu vực trồng cây

Yếu tố tự nhiên Thung Chùa Thung Chò Cả

1. Địa hình

- Độ cao tương đối 10 - 20m 10 - 20m

- Độ dốc 5 - 7° 3 - 5°

2. Đất

- Đá mẹ Feralit Feralit

- Độ dày tầng đất 45 - 80cm 40 - 70cm

- Thành phần cơ giới Thịt trung bình Thịt trung bình

- Tỷ lệ đá lẫn 10 - 15% 10 - 15%

- Độ xói mòn TB TB

3. Thực bì

- Loại thực bì Cỏ, lau lách Cỏ, lau lách

- Sinh trưởng Tốt, rậm rạp Tốt, rậm rạp

- Xếp loại III III

4. Cự ly vận chuyển 4 - 5 km 4 - 5 km

5. Cự ly đi làm 4 - 5 km 4 - 5 km

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018a) Toàn xã đã có hơn 90 hộ tham gia trồng rau sắng với tổng sản lượng của xã lên đến hơn 70ha rau sắng.

Bảng 4.2. Khối lượng sản xuất, tiêu thụ và giá bán rau sắng trên thị trường huyện Mỹ Đức 2015-2017

Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017

1. Sản lượng sản xuất ra tấn 5,72 7,02 8,7

2. Diện tích Ha 22 26 30

3. Khối lượng tiêu thụ

- Khách thập phương % 80 80 80 - Dân bản địa dùng % 10 10 10 - Bán buôn lân cận % 10 10 10 4. Giá bán Đầu vụ 1000đ/kg 300 - 380 300 - 380 300 - 400 Giữa vụ 1000đ/kg 200 - 300 200 - 300 200 - 300 Cuối vụ 1000đ/kg 180 - 220 180 - 220 180 - 250

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018a)

4.1.2. Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh rau sắng tại huyện Mỹ Đức sắng tại huyện Mỹ Đức

Trong những năm qua, UBND huyện Mỹ Đức luôn quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, chăm sóc, bảo quản, sơ chế, phòng trừ sâu bệnh…cũng như tìm các giải pháp giúp bà con nông dân tiếp cận tập huấn những tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng cây rau sắng để có năng suất cao, chất lượng tốt, tăng hiệu quả kinh tế.

Phòng kinh tế huyện cùng UBND xã Hương Sơn phối hợp với Trung tâm thực nghiệm và đào tạo nghề thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng cây rau sắng cho các hộ tham gia sản xuất rau sắng tại địa phương.

Được sự giúp đỡ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo phòng kinh tế huyện và Đảng ủy, HĐND, UBND xã Hương Sơn cùng Hội Nông dân xã tiến hành hoàn thiện các hồ sơ, xây dựng kế hoạch, làm thủ tục đăng ký bản quyền và nhãn hiệu cho rau sắng Chùa Hương. Ngày 06/11/2017 UBND Thành phố đã có quyết định về việc cho phép Hội nông dân xã Hương Sơn sử dụng địa danh Chùa Hương để dăng ký nhãn hiệu “ Rau sắng Chùa Hương” cho sản phẩm rau sắng trên địa bàn xã.

Ngày 10/7/2018 Hội Nông dân xã đã được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Rau sắng Chùa Hương”.

Đây là một thành quả to lớn góp phần vào sự vươn xa của sản phẩm rau sắng Chùa Hương ra các tỉnh trong nước và sang các nước bạn trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 51 - 56)