Căn cứ đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 85 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyenẹ Mỹ

4.4.1. Căn cứ đề xuất

Căn cứ vào thực trạng CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức những năm qua (kết quả phân tích ở phần 4.1, 4.2 và 4.3 ở trên) đồng thời kết hợp với đánh giá có sự tham gia (PRA) tác giả tổng hợp điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) của CGT sản phẩm rau sắng qua bảng 4.20. Từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cấp CGT sản phẩm rau sắng tại huyện.

Bảng 4.20. Phân tích SWOT ngành hàng rau sắng tại huyện Mỹ Đức S (Điêm mạnh) S (Điêm mạnh)

S1: Nông dân có kinh nghiệm sản xuất S2: Điều kiện đất đai và thời tiết rất phù hợp với cây rau sắng

S3: Hệ thống giao thông thuận lợi S4: Các tác nhân kinh doanh rau sắng có thâm niên trong nghề, chủ động phương tiện vận chuyển và vốn để hoạt động. S5: Vùng sản xuất nằm gần với thị truờng tiêu thụ lớn

W (Điểm yếu)

W1: Sản xuất manh mún, phân tán, nhỏ lẻ, thủ công.

W2: Thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc tiên tiến về cây rau sắng như VietGAP, hữu cơ vv.

W3: Kỹ thuật sản xuất và phương tiện bảo quản còn nhiều hạn chế.

W4: Chưa có thương hiệu, bao bì, nhãn mác... W5: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn yếu W6: Thiếu thông tin thị trường

W7: Mua bán chưa thông qua hợp đồng kinh tế (Cơ hội)

O1: Có khu danh thắng Chùa Hương với lượng du khách 1,5 triệu lượt/năm và gần Trung tâm Hà Nội (Thị trường); O2: Chính quyền các cấp quan tâm đến phát triển sản xuất rau sắng;

O3: Các công ty giống cây trồng thường xuyên hỗ trợ và đưa ra các giống mới có năng suất và chất lượng tốt hơn.

O4: Chưa phải cạnh tranh với các địa phương khác.

T (Thách thức) T1: Giá cả không ổn định

T2: Yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nghiêm ngặt

T3: Chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ

T4: Xây dựng lòng tin với người tiêu dùng khi chưa có bao bì nhãn mác

T5: Hỗ trợ vốn sản xuất và quảng bá sản phẩm còn hạn chế.

T6. Cạnh tranh với sản phẩm cùng loại từ Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam (rẻ bằng 1/3)

Một số giải pháp nhằm tang cường sức mạnh, hạn chế điểm yếu đồng thời tận dụng cơ hội để giảm thiểu nguy cơ thách thức trong chuỗi giá trị cây rau sắng tại huyện Mỹ Đức:

S1-2 O1-2: Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mở rộng diện tích trồng rau sắng.

S4-5 O1: Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trên phạm vi cả nước và hướng đến xuất khẩu.

S1-2T3: Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, mở rộng diện tích và tăng năng suất, giảm chi phí.

S4T4: Tăng cường đào tạo tập huấn cho các tác nhân về quy trình VietGAP/hữu cơ.

W1O1-2: Quy hoạch thành từng vùng sản xuất chuyên canh rau sắng theo VietGAP/Hữu cơ

W2-3-7O2-3: Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kinh doanh cho các tác nhân trong chuỗi.

W4O2: Xây dựng thương hiệu rau sắng Chùa Hương và tăng cường quảng bá sản phẩm

W5-6O2-3: Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường cho tất cả các tác nhân trong chuỗi, phát triển các mối liên kết dọc và liên kết ngang.

T1-2-3W2-3: Đầu tư sản xuất theo quy trình VietGAP/Hữu cơ, kiểm soát tốt được chất lượng các yếu tố đầu vào và chất lượng rau đầu ra, hạn chế rủi ro về thiên nhiên, dịch bệnh, mở rộng diện tích và ra tăng chất lượng sản phẩm...

T4-5W6-7: Liên kết với những tổ chức, cá nhân phân phối tiêu thụ rau sắng chuyên nghiệp có uy tín, tìm hiểu thông tin người tiêu dùng và qua đó quảng bá sản phẩm, ký kết các hợp đồng kinh tế.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019) Căn cứ vào định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau sắng của huyện Mỹ Đức những năm tới. Theo quy hoạch của huyện Mỹ Đức tầm nhìn đến 2030 về phát triển kinh tế trên một số lĩnh vực trong đó có khu rừng đặc dụng xã Hương Sơn, việc chuyển đổi mô hình cây trồng, nhân rộng những khu rừng đem hiệu quả kinh tế cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực trồng trọt. Thực hiện chủ trương huyện Mỹ Đức Hội Nông dân xã Hương Sơn đã làm đơn xin và đề nghị Bộ khoa học và công nghệ - Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho rau sắng Chùa Hương của Hội Nông dân xã với hơn 70 thành viên là các hộ nông dân trồng rau sắng trên địa bàn.

nhưng để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường đòi hỏi sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt hơn, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, việc xây dựng và áp dụng tiểu chuẩn VietGAP hay hữu cơ trong sản xuất cây rau sắng Chùa Hương là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 85 - 87)