Tình hình sảnxuất rau sắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

2.2.1.1. Tình hình sản xuất rau sắng trên thế giới

Loài rau sắng (Melientha suavis) phân bố chủ yếu ở các nước vùng Đông Nam Á như Philipin, Thái lan, Lào, Căm Pu Chia và Việt Nam. Ở nước ta do bị khai thác thiếu kiểm soát nên loài cây đã này được Bộ Khoa học và Công nghệ đưa vào Sách đỏ Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2007).

Ở Đông Nam Á, ngoài Việt Nam cây rau sắng còn được người Thái Lan khai thác sử dụng như nguồn rau địa phương khá phổ biến (Teeka Yotapakdee et al., 2015). Tuy vậy có rất ít thông tin đề cập đến tình hình sản xuất loài cây này trên thế giới

2.2.1.2. Tình hình sản xuất rau sắng ở Việt Nam

Ở Việt Nam cây rau sắng mọc phổ biến ở rừng ven suối, ven núi đá ở nhiều tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Nội (Mỹ Đức-Chùa Hương), Ninh Bình (Cúc Phương) Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam-Đà Nẳng, Rừng Trường Sơn, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng. Ở Miền Nam chỉ mới biết có ở rừng của núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu). Loài cây này sống ở độ cao khoảng 100-200 mét trở lên so với mực nước biển. Nơi có mật độ cao nhất là ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm của vườn quốc gia này thuộc tỉnh Phú Thọ. Ở những tỉnh này, rau sắng thường được người dân địa phương thu hái sử dụng làm rau trong gia đình, đồng thời đem bán ở các chợ địa phương như món rau đặc sản (Hồ Đình Hải, 2011).

Trước kia cây sắng chỉ mọc hoang dã và được người dân khai thác kiểu tận thu mà không có bảo tồn, chăm sóc, phát triển nên là một trong những loại cây có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và đã được Bộ Khoa học và Công nghệ vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007. Hiện nay đã có rất nhiều tỉnh, thành đã và đang có những chính sách, đề án phát triển và bảo tồn cây rau sắng như Vườn Quốc Giá Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ, rừng Cúc Phương ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Lâm Đồng...và đặc biệt nổi tiếng hơn cả là khu vực Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội (Hồ Đình Hải, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)