Tiêu chí Nhà hàng Quán cơm Hộ gia đình Du khách
Yêu cầu chất
lượng - Nguồn gốc rõ ràng - Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm -Chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tươi, non.
Không quan tâm nhiều đến chất lượng mà chủ yếu quan tâm tới giá cả.
Yêu cầu chất lượng khác nhau tùy theo từng nhóm
Dựa theo kinh nghiệm Mức độ tiêu
dùng
- Nhu cầu sử dụng thường xuyên.
- Khối lượng tiêu dùng lớn và ổn định
- Nhu cầu sử dụng thường xuyên. - Khối lượng tiêu dùng lớn và ổn định.
. Nhu cầu sử dụng ít, mua để thưởng thức.
- Khối lượng tiêu dùng nhỏ. Nơi mua Chủ yếu mua ở cửa hàng
quen biết, các hộ sản xuất quen biết
Chủ yếu mua của hộ
sản xuất quen biết - Thường mua ở những nơi thuận tiện, khi đi lễ phật và vãn cảnh Chùa Hương
Đề xuất - Thiết lập hệ thống cung ứng rau sắng an toàn, chất lượng. - Sản phẩm có bao bì, nhãn mác, có kiểm định rõ ràng - Có hệ thống kiểm tra, xử phạt vi phạm về vệ sinh an toàn chặt chẽ. - Sản xuất ra rau sắng có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chất lượng. - Cửa hàng bán rau sắng đảm bảo an toàn, chất lượng có uy tín. - Sản phẩm có bao bì, nhãn mác, có kiểm định rõ ràng
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Với các nhu cầu của người tiêu dùng thể hiện ở bảng trên, tác giả thấy có
ảnh hưởng đến sự phát triển - mối liên kết và trách nhiệm của các tác nhân tham gia CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức. Trên thực tế CGT sản phẩm rau sắng này mới phát triển theo hướng sản xuất và cung ứng hàng hoá, các tác nhân sản xuất kinh doanh còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
4.4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM RAU SẮNG TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC SẮNG TẠI HUYỆN MỸ ĐỨC
4.4.1. Căn cứ đề xuất
Căn cứ vào thực trạng CGT sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức những năm qua (kết quả phân tích ở phần 4.1, 4.2 và 4.3 ở trên) đồng thời kết hợp với đánh giá có sự tham gia (PRA) tác giả tổng hợp điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) của CGT sản phẩm rau sắng qua bảng 4.20. Từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cấp CGT sản phẩm rau sắng tại huyện.