Mục đích và nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

2.1.3.1. Mục đích nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng

Nghiên cứu CGT nói chung, CGT sản phẩm rau sắng nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghiên cứu CGT có thể được xem xét từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong số các tác nhân tham gia trong chuỗi. Nghiên cứu CGT thường được sử dụng cho các công ty, các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước có kinh doanh sản phẩm cụ thể.

Theo Trần Tiến Khai (2013), bốn khía cạnh trong nghiên cứu CGT nhưng được áp dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa đó là:

Thứ nhất: Nghiên cứu CGT giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể.

Thứ hai: Nghiên cứu CGT có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những tác nhân tham gia trong chuỗi. điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển (nhất là về nông nghiệp) khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.

Thứ ba: Nghiên cứu CGT có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp trong CGT.

Thứ tư: Nghiên cứu CGT có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong CGT. Như vậy, nghiên cứu CGT có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự án, chương trình hỗ trợ cho một CGT hoặc một số CGT nhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững (Trần Tiến Khai, 2013).

Chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện Mỹ Đức đang bắt đầu hình thành nên hiện nay chất lượng, giá cả, lợi ích và ngay cả an toàn thực phẩm không ai chịu trách nhiệm và người sản xuất thường chịu thua thiệt. Sự liên kết và trách nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ còn lỏng lẻo và bộc lộ nhiều hạn chế. Hay nói cách khác, mối liên kết, sự tương tác nhiều mặt giữa các tác nhân tham gia và trách nhiệm của họ trong chuỗi cung ứng các hàng hoá dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất còn yếu.

Nghiên cứu CGT sản phẩm rau sắng có ý nghĩa quan trọng nhằm khắc phục những điểm yếu của chuỗi, làm cơ sở cho việc hình thành các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất, kinh doanh rau sắng tại huyện Mỹ Đức.

2.1.3.2. Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng

Nội dung nghiên cứu CGT gồm 8 nội dung hay được gọi là công cụ dùng để nghiên cứu. Trong đó bốn công cụ đầu tiên được coi là “công cụ cốt yếu” cần được thực hiện để đạt được phân tích tối thiểu về CGT. Bốn công cụ tiếp theo là “các công cụ nâng cao” có thể tiến hành để có một bức tranh tổng thể hơn về một

số mặt của chuỗi giá trị (Trần Tiến Khai, 2013).

a. Lựa chọn sản phẩm ngành hàng ưu tiên để phân tích

Trước khi tiến hành phân tích CGT, chúng ta cần phải quyết định xem sẽ ưu tiên lựa chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hoá nào để phân tích.Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích luôn bị hạn chế nên cần phải lập ra phương pháp lựa chọn một số sản phẩm nhất định để phân tích trong số nhiều lựa chọn chúng ta có thể đạt được (Trần Tiến Khai, 2013).

Theo Trần Tiến Khai (2013), với định hướng tăng cơ hội tham gia và chia sẻ lợi ích cho người nghèo từ các sản phẩm tiềm năng của địa phương, sản phẩm được lựa chọn dựa trên các tiêu chí đánh giá sau:

+ Tiêu chí 1: Sản phẩm đang/hoặc sẽ có nhiều hộ nghèo tham gia sản xuất. + Tiêu chí 2: Sản phẩm sử dụng nhiều lao động

+ Tiêu chí 3: Sản phẩm mang lại thu nhập khá cho người nông dân + Tiêu chí 4: Sản phẩm không đòi hỏi kỹ thuật cao

+ Tiêu chí 5: Sản phẩm không yêu cầu vốn đầu tư lớn + Tiêu chí 6: Sản phẩm có thị trường tương đối ổn định

Ngành hàng rau sắng của huyện Mỹ Đức được xác định ưu tiên trong nghiên cứu này vì: Rau sắng là cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và cần nhiều lao động trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Rau sắng được sản xuất tập trung thành các vùng với diện tích lớn, vốn đầu tư ít và đa dạng các tác nhân tham gia. Sản xuất rau sắng không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương mà còn có sự kết nối với thị trường lớn như thị trường Hải Phòng, Hà Nội và các vùng lân cận. Nhìn chung, cây rau sắng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các hộ nghèo nói riêng và toàn huyện nói chung.

b. Lập sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm

Để hiểu được CGT mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử dụng cácmô hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mô tả các tác nhân, đặc điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân.Việc sử dụng các sơ đồ vẽ các CGT sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ hiểu hơn trong quá trình nghiên cứu.

H oạ t đ ộn g Giống Phân bón Thuốc BVTV - Lao động Làm đất Gieo trồng Chăm sóc - Thu hoạch Thu gom Vận chuyển Làm sạch Đóng gói Bán buôn Bán lẻ T ác n h ân Các nhà cung cấp đầu tư đầu

vào

Nông dân, Tổ HT, HTX

Người thu gom Nhà sơ chế Người bán

buôn, người bán lẻ

Sơ đồ 2.3. Các tác nhân, các bên liên quan và hoạt động trong một chuỗi giá trị

Nguồn: Trần Tiến Khai (2013) Ghi chú:

Các giai đoạn sản xuất/khâu:

Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi: Người tiêu dùng cuối cùng:

Nhà hỗ trợ CGT:

Chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng của huyện Mỹ Đức gồm 6 tác nhân là: Cung cấp đầu vào, hộ sản xuất, thu gom, bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Do điều kiện nghiên cứu hạn chế nên đề tài không phân tích tác nhân cung cấp đầu vào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau sắng tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)