Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng kháchhàng cá nhân qua một số chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 64 - 72)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG

2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng kháchhàng cá nhân qua một số chỉ

ThiênHuế

2.2.2.1. Đánh giá chất lượng tín dụng qua ch tiêu về doanh s cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.6: Doanh số cho vay của Agribank – Chi nhánh Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2016-2018 giai đoạn 2016-2018 Đơn vịtính: Tỷđồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2018/2017 +/- % KHCN 2.632 3.016 3.385 369 11 KHDN và Tổ chức 2.702 2.582 2.672 90 3

Tổng doanh số cho vay 5.340 5.598 6.057 459 8

Dựa vào bảng số liệu, số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong giai đoạn 2016-2018 không ngừng tăng lên theo từng năm. Trong khi doanh số cho vayđối với khách hàng doanh nghiệp và Tổ chức nhiều biến động thì doanh số cho vayđối với khách hàng cá nhân liên tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, đạt trên 49% vào năm 2016 và tăng lên trên 50% vào hai năm tiếp theo.

Tổng doanh số cho vay của toàn Chi nhánh năm 2016 đạt trên 5.340 tỷđồng, trong đó doanh số giải ngân cho khách hàng cá nhân chiếm 49%. Năm 2016 là năm chứng kiến sựtăng trưởng trở lại của nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài. Nền kinh tế đang dần phục hồi trở lại, xu hướng tiêu dùng của người dân có sự thay đổi lớn. Một số bộ phận lớn khách hàng ở thành phố có nhu cầu chuyển từchi tiêu bằng tiền mặt sang thẻ tín dụng và sử dụng các kênh bán lẻ trực tuyến thay vì chuỗi cửa hàng bán lẻ như trước kia. Xu hướng trên cũng có một phần tác động đến tín dụng khách hàng cá nhân của Agribank Thừa Thiên Huế.

Năm 2016, doanh số cho vay của khách hàng cá nhân tăng lên trong khi đó doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và Tổ chức giảm. Tuy nhiên tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh vẫn tăng lên mức 5.598 tỷ đồng. Trong năm 2017, song song với việc khai thác khách hàng khu vực thành thị, tích cực tìm hiểu những khách hàng có thu nhập ổn định có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cao, đồng thời bám sát nhu cầu mua nhà để ở, chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp đểtăng trưởng tín dụng, Agribank Thừa Thiên Huếvà các chi nhánh trực thuộc còn tập trung về khu vực nông thôn theo các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn để tăng cường hỗ trợ vốn cho vay nông nghiệp. Cụ thể là Chi nhánh đã áp dụng Nghị định 41/2010/NĐ-CP (đã được thay thế bằng Nghị định 55/2015/NĐ-CP) Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đótập trung chỉ đạo ngân hàng tiến hành mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho vay; tập trung vốn cho vay chi phí sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Trong giai đoạn 2018, cả doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân lẫn khách hàng doanh nghiệp và Tổ chức đều tăng. Tổng doanh số cho vay không

ngừng tăng lên theo từng năm và đạt trên 6.057 tỷđồng. Để giữ vững uy tín đã tạo dựng được sau 30 năm ra đời và phát triển, trong thời gian sắp tới, Agribank Thừa Thiên Huế sẽ mạnh dạn cho vay nhưng vẫn đảm bảo tốt tính thanh khoản, an toàn vốn, tích cực củng cố quan hệ với khách hàng, triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng cá nhân, thủ tục cho vay ngắn gọn, nhanh chóng, sản phẩm cho vay đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng .

2.2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng qua Ch tiêu vềdư nợ tín dụng khách hàng cá nhân

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Tđồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

So sánh tuyệt đối 2017/2016 2018/2017

Dư nợ cho vay KHCN 2.359 2.835 3.187 476 352 Tổng dư nợ 4.029 4.486 4.971 457 485

Tỷ trọng cho vay KHCN (%) 58,55 63,19 64,11

(Nguồn: Agribank Thừa Thiên Huế)

Nhìn vào bảng sô liệu có thể thấy dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng dao động ở mức 50% trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Năm 2016, tỷ trọng dư nợtín dụng khách hàng cá nhân đạt 58,55% và tăng dần lên mức 64,11% tại thời điểm 31/12/2018. Bên canh đó xét về mặt tuyệt đối trong vòng 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 thì dư nợtín dụng khách hàng cá nhân vẫn tăng vượt bậc, cho thấy chi nhánh vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trong lĩnh vực này bên cạnh những lĩnh vực khác.

Xét trên địa bàn Thừa Thiên Huếthì số lượng các cá nhân, gia đình hoạt động kinh doanh buôn bán rất nhiều, đặc biệt họ liên tục có nhu cầu mở rộng nguồn vốn để tăng cường đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất hoặc bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư kiếm lãi, do đó đây có thểcoi là một thị trường khá hấp dẫn. Việc mở rộng

mạng lưới khách hàng song song với nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian tới sẽ mang lại nguồn thu nhập cho chi nhánh . Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận đối mặt với những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn do tập trung vốn quá mức vào một ngành,một lĩnh vực.

Biểu đồ2.1: Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân có đảm bảo tiền vay tại Agribank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Agribank Thừa Thiên Huế)

Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của chi nhánh tăng dần qua các năm, trong đó tỷ lệ của lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân nhìn chung chiếm tỷ trọng khá ổn định so với toàn hệ thống. Năm 2016, cho vay có tài sản đảm bảo của Agribank Thừa Thiên Huế chiếm 64,67% so với tổng dư nợ, đến năm 2018 con số này đã được cải thiện lên mức 75,12%. Ngoài những món khách hàng vay tín chấp và vay thấu chi qua tài khoản thẻthì hầu hết khách hàng vay tại Agribank đều có tài sản đảm bảo tại ngân hàng. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo đối với khách hàng cá nhân cũng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, đạt đến hơn 85% vào năm 2018.

Điều này có thể dễ dàng được lý giải bởi vì cho vay không có tài sản đảm bảo luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn chịu nhiều hệ lụy từ cuộc khủng hoảng như trong những năm vừa qua. Agribank ngày càng thận trọng hơn trong việc giải quyết các khoản vay tín chấp, nhất là đối với

các cá nhân có nhu cầu vay vốn để kinh doanh, một hoạt động nhạy cảm theo những diễn biến phức tạp của thị trường. Do đó tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo được duy trì ở mức cao qua các năm. Điều này cũng thể hiện chủ trương của tài sản đảm bảo là tăng trưởng dư nợ nhưng phải luôn đi kèm với bảo đảm tính an toàn cho các khoản vay.

2.2.2.3. Đánh giá theo Ch tiêu tăng trưởng hoạt động tín dụng khách hàng nhân

Năm 2016, doanh số cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Thừa Thiên Huế đạt 2.632 tỷ đồng, và tăng đến 3.187 tỷ đồng vào năm 2018 tương ứng tăng 555 tỷ đồng; doanh số thu nợ tín dụng khách hàng cá nhân cũng tăng đạt 1.836 tỷ đồng trong năm 2017 sau đó một năm lại tiếp tục tăng đạt 2.154 tỷ đồng. Để đạt được những con sốtrên là nhờ sựđóng góp của hơn 400 cán bộ của Agribank Thừa Thiên Huếtrong 3 năm vừa qua.

Bảng 2.8: Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhântại Agribank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 20187/2017 Dư nợ % Doanh số thu nợ tín dụng KHCN 1.457 1.836 2.154 318 14,76 Doanh số tín dụng KHCN 2.632 3.016 3.385 369 10,90 Dư nợ tín dụng KHCN 2.359 2.835 3.187 295 11,87

(Nguồn: Phòng Khách hàng hộ sản xuất- cá nhân Agribank Thừa Thiên Huế)

Công tác quản lý và thu hồi nợ của ngân hàng ngày càng tốt, cán bộtín dụng thường xuyên kiểm tra và theo dõi các khoản vay, nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ (thường là trước từ5 đến 10 ngày) giúp cho khách hàng có thời gian để chuẩn bị nguồn trả nợ và trả nợ đúng thời hạncùng với việc doanh số cho vay với đối tượng khách hàng cá nhân tăng mạnh nên doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể. Để mở rộng thị phần khách hàng ở

phân khúc khách hàng này, Ban lãnh đạo chi nhánh trong thời gian sắp tới đãđề ra các chính sách hợp lý, thông qua các biện pháp nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu, nỗ lực tìm kiếm những đối tượng khách hàng mới, mang lại cho khách hàng cơ hội tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho mục đích hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Tỷđồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2018/2017 +/- % Lợi nhuận từ tín dụng KHCN 712 951 1.147 196 17,08 Dư nợ tín dụng KHCN 2.359 2.835 3.187 352 11,04

Tỷ suất lợi nhuận từ

tín dụng KHCN(%) 30,18 33,54 35,02

(Nguồn: Agribank Thừa Thiên Huế)

Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân chiếm khoảng 60% trên tổng dư nợtín dụng, do đó việc kiểm soát tỷ suất sinh lời từ hoạt động này luôn phải quan tâm trong việc quyết định nguồn lợi nhuận của chi nhánh. Từnăm 2016 đến 2018, nhìn chung tỷ suất lợi nhuận của tín dụng khách hàng cá nhân được duy trì ở mức tương đối, trung bình khoảng 33% nguyên nhân xuất phát từ chiến lược tập trung vào phân khúc cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cần đưa ra những chính sách hợp lý để tăng nguồn thu cho chi nhánh vì trên thị trường hiện nay, lãi suất cho vay vẫn chưa có dấu hiệu ổn định do sự cạnh tranh lớn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn khiến cho lãi suất vay trên thị trường có nhiều biến động dẫn đến khách hàng có sựso sánh giữa cácngân hàng trong lựa chọn

vay vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng lại khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng mới, công tác thu hồi nợ gặp nhiều trở ngại do nhiều hộ gia đình kinh doanh không hiệu quả, trả nợ quá thời hạn hoặc mất khả năng trả nợ đã khiến cho nguồn vốn không được quay vòng liên tục, từ đó lợi nhuận phát sinh ra chỉ ở mức thấp.

2.2.2.4. Đánh giá qua Chtiêu nquá hạn, n xu

Biều đồ 2.2: Nợ quá hạn tín dụng khách hàng cá nhântại Agribank Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Agribank Thừa Thiên Huế)

Nợ quá hạn có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro thanh khoản, hệ số an toàn sử dụng vốn và xếp hạng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy đánh giá nợ quá hạn là một trong những chỉtiêu phản ánh chính xác độ an toàn của các chi nhánh ngân hàng.

Qua 3 năm 2016-2018, có thể tỷ lệ nợ quá hạn của toàn Chi nhánh cũng như đối với lĩnh vực tín dụng khách hàng cá nhân ở mức thấp, cho thấy việc thu hồi nợ đang được ngân hàng quản lý khá hiệu quả (so với ngưỡng an toàn là 3%). Các con số này chỉ ở mức thấp, lần lượt 0,27% (toàn hệ thống Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế) và 0,15% (tín dụng khách hàng cá nhân) vào năm 2016, có xu hướng tăng nhẹqua các năm, lên mức 0,43% và 0,2% lần lượt vào năm 2018, nguyên nhân

bắt nguồn từ những biến động khó khăn của nền kinh tế. Mặc dù tăng nhưng nợ quá hạn vẫn được khống chếở mức an toàn, đây là thành quả của tập thể cán bộvà lãnh đạo của Agribank Thừa Thiên Huế trong việc chủđộng kiểm soát các khoản nợ quá hạn, công tác thẩm định, kiểm tra và thu hồi vốn vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân có tham gia vay vốn tại ngân hàng đạt hiệu quả.

Biểu đồ 2.3: Nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Phòng Khách hàng hộ sản xuất- cá nhân Agribank Thừa Thiên Huế)

Xét chỉ tiêu tỷ trọng nợ quá hạn tín dụng khách hàng cá nhân so với dư nợ chi nhánh, dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân so với tổng dư nợ chiếm khoảng 30% trong giai đoạn 2016-2018 thì mức dư nợ quá hạn tín dụng khách hàng cá nhân lại ở mức hơn 18% vào năm 2016 và chỉ còn khoảng 15% vào năm 2018, cho thấy công tác thu hồi các khoản cho vay khách hàng cá nhânđang được tiến hành tương đối hiệu quả so với mặt bằng chung toàn chi nhánh. Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cần duy trì và tiếp tục thực hiện tốt công tác thẩm định, kiểm tra giám sát các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn.

Trước những khó khăn của nền kinh tế thì vấn đề nợ xấu đang là mối đe dọa lớn của ngành ngân hàng nói chung và Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế nói

riêng. Cùng với chỉ tiêu nợquá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng phản ánh rõ mức độ rủi ro và hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng.

Giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh cũng như đối với lĩnh vực cho vay cá nhân cũng được hạn chế ở mức cho phép. Cụ thể đối với dư nợ toàn hệ thống, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.31%, tuy nhiên, đến 31/12/2017, tỷ lệ nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huếlà 5,27%, cao hơn tỉ lệcho phép. Nợ xấu tăng lên chủ yếu do một số doanh nghiệp có dư nợ lớn làm ăn không hiệu quả cộng thêm quản lý và kiểm soát không chặt của cán bộliên quan đến công tác tín dụng. Đến năm 2018, với chủtrương tăng cường thu hồi nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro của Ban lãnh đạo Chi nhánh, con sốtrên đã giảm xuống và duy trì ở mức 1,46%. Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân từnăm 2016 là 0,46% tăng lên mức 0,59% hai năm sau đó.

Điều này cho thấy chính sách quản lý nợ xấu của ngân hàng đang được chú trọng triển khai, chi nhánh đã tập trung cố gắng trong công tác thu hồi nợ, đốc thúc việc trả nợ, chú ý đến khâu thẩm định vốn vay, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với từng khoản vay và chủ trương kiểm soát quá trình sử dụng vốn cho vay. Hiện tại đây là một con số khá khả quan tuy nhiên trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tềnhư hiện nay, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cần nỗ lực hơn nữa trong việc duy trì con sốnày ở mức an toàn.

2.3. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)