PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chấtlượng tín dụng khách hàng cá nhân
1.3.1.1. Chỉ tiêu về doanh số cho vay khách hàng cá nhân
Doanh sốcho vay khách hàng cá nhân trong kỳ là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong kỳ, tính cho ngày, tháng, quý, năm. Doanh sốcho vay khách hàng cá nhân phản ánh một phần kết quả việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độtăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tốkhác cố định thì doanh sốcho vay khách hàng cá nhân càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại càng tốt. Ngược lại, doanh sốcho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng giảm trong khi các yếu tốkhác cốđịnh chứng tỏ hoạt động của ngân hàng đang yếu dần đi.
1.3.1.2. Chỉtiêu vềdư nợvà tỷ lệdư nợtín dụng khách hàng cá nhân
Dư nợtín dụng khách hàng cá nhân:
Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân phản ánh tổng dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng là khách hàng cá nhân tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân bao gồm tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ cho vay cao phản ánh một phần hiệu quả tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợtín dụng thấp chứng tỏngân hàng thương mại không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị khách hàng của ngân hàng chưa tốt.
Tỷ lệdư nợ tín dụng khách hàng cá nhân:
Tỷ lệnày phản ánh cơ cấu dư nợkhách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy quy mô tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng càng lớn.
Tỷ lệdư nợkhách hàng cá nhân = Dư nợkhách hàng cá nhân
Tổng dư nợtín dụng
1.3.1.3. Chỉtiêu về thu nợtín dụng khách hàng cá nhân
Tỷ lệ thu nợkhách hàng cá nhân = Dư nợ thu nợkhách hàng cá nhân Dư nợcho vay khách hàng cá nhân
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng thương mại. Nó phản ánh tỷ lệ thu nợ khách hàng cá nhân trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Ngân hàng thươngmại đang hoạt động tương đối tốt.
1.3.1.4. Chỉtiêu về nợquá hạn tín dụng khách hàng cá nhân
Tỷ lệ nợ quá hạnkhách hàng cá nhân là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân và tổng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thươngmạiở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Tỷ lệ nợquá hạn khách hàng cá nhân=
Nợquá hạn khách hàng cá nhân
Tổng dư nợkhách hàng cá nhân
Nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhânlà khoản nợ gốc hay lãi mà khách hàng cá nhân không trả được khi đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là lời cảnh báo cho ngân hàng, hy vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh. Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu thiệt hại kịp thời như tăng cường công tác đôn đốc doanh nghiệp trả nợ khi đến hạn, tích cực đòi nợ đã quá hạn cũng như giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm giảm thiểu những rủi ro trong cho vay có thể đến. Chất lượng cho vay cũng được thể hiện một phần thông qua nợ quá hạn.Tỷ lệ nợ quá hạncàng cao chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng và có khả năng mất vốn.
Các Ngân hàng thương mại phải tiến hành phân loại các nhóm nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Việc phân loại nhóm nợ cụ thể này sẽ giúp cho các Ngân hàng thương mại có thểđưa ra các chính sách hợp lý cho từng nhóm nợ, qua đó cũng có thểđánh giá được chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại.
1.3.1.5. Chỉtiêu về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợvào khoảng 2% - 5% là chấp nhậnđược.
Tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân =
Nợ xấu khách hàng cá nhân
Tổng dư nợkhách hàng cá nhân
Theo điều 7 Quyết định số493/2005/QĐ-NHNN và Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ01 tháng 6 năm 2013 thì nợđược phân thành 5 nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Nợđủtiêu chuẩn + Nhóm 2: Nợ cần chú ý + Nhóm 3: Nợdưới tiêu chuẩn + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ + Nhóm 5: Nợcó khảnăng mất vốn
Nợ xấu là những khoản nợ mà khả năng thu hồi rất thấp. Đây là những khoản nợ mà ngân hàng không hề mong muốn.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh tỷ trọng của nợ xấu trong tổng dư nợ của ngân hàng.Tỷ lệ này càng cao càng phản ánh những rủi ro trong cho vay của ngân hàng lớn.Có nhiều biện pháp để giải quyết nợ xấu, tùy vào tình hình thực tế của khách hàng mà ngân hàng có thể đưa ra những biện pháp khác nhau từ gia hạn nợ đến phát mại tài sản đảmbảo.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân
1.3.2.1. Nhân tốkhách quan
- Môi trường chính trị – xã hội: một môi trường chính trị ổn định, môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, có những chính sách ưu tiên phát triển tín dụng khách hàng cá nhân cũng như các chính sách hỗ trợ khác có liên quan, như các chính sách phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ cao thì chất lượng tín dụng sẽ ngày càng được nâng cao.
- Môi trường kinh tế: Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các cá nhân lao động, sản xuất kinh doanh tạo nên thu nhập lớn, góp phần tạo nên sự thành công của ngân hàng. Môi trường kinh tế bất lợi sẽ làm ảnh hưởng tới chất
lượng tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân cũng được mở rộng,còn hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân sẽ bị thu hẹp khi nền kinh tếđi vào suy thoái hoặc trong giai đoạn khó khăn. Hai yếu tố lạm phát và lãi suất là hai nhân tố tác động trực tiếp đến việc mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhânnói riêng. Bởi khi lãi suất và lạm phát tăng cao tức chi phí của việc vay vốn sẽ theo đó mà tăng lên, các khách hàng sẽ cân nhắc việc vay vốn của ngân hàng và làm cho hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Môi trường pháp lý: Quá trình hoạt động của các Ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế không thể nằm ngoài sự bảo hộ và điều hành của hệ thống pháp lý, các quy định, văn bản pháp luật như luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, các quy định về thực hiện giao dịch đảm bảo. về quản lý tái sản, vềđăng kí cầm cố thế chấp… Có thể nói môi trường pháp lý là công cụ nhằm duy trì và hạn chế được những rủi ro của quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng, là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong môi trường pháp lý chặt chẽ, đồng bộ, bảo vệđược quyền lợi hợp pháp của cácbên tham gia, hoạt động cho tín dụng khách hàng cá nhâncũng mạnh dạn và dễdàng hơn và ngược lại việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng gây nên những thiệt hại về quyền lợi cho ngân hàng hoặc khách hàng. Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, làm tăng các tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng.
- Môi trường tự nhiên: Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tựnhiên như hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập của khách hàng và cả ngân hàng từđó làm giảm chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng và tín dụng ngân hàng thương mại nói chung.
- Nhân tố từ khách hàng vay vốn: Bao gồm nhiều yếu tố đến từ khách hàng vay vốn như nhân cách, khả năng hoàn trả nợ (bao gồm gốc và lãi vay),…Đây là những yếu tố quyết định đến việc cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng thương mại quyết định cho vay hay không chủ yếu phụ thuộc vào từng đặc điểm của khách hàng vay vốn. Uy tín, đạo đức của người vay là tiêu chí để đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Bên
cạnh đó, chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân còn phụ thuộc lớn vào năng lực tài chính và thu nhập của người đi vay. Vì đây là nguồn cơ bản để người vay trả các khoản vay, Để biết chính xác kế hoạch trả nợ của người vay trong tương lai, các cán bộtín dụng phụtrách khoản vay sẽxem xét luồng tiền trong kinh doanh của chủ thểđi vay, thời gian chi trả, khảnăng chi trảthành công khoản vay.
1.3.2.2. Nhân tố chủ quan:
- Chính sách tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng. Lãi suất cho vay và kỳ hạn vay vốn là một trong những chính sách tín dụng mà các Ngân hàng thương mại thường áp dụng để thu hút khách hàng. Tâm lý người đi vay thường ưu tiên chọn vay vốn tại ngân hàng có lãi suất cho vay thấp, do đó các ngân hàng phải xác định mức lãi suất cho vay trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân hàng, phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng, và vẫn đảm bảo hấp dẫn được khách hàng tìm đến giaodịch. Bên cạnh đó, phương thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô hoạt động tín dụngnói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng.
- Đội ngũ cán bộ ngân hàng có năng lực chuyên môn: Hoạt động tín dụng là hoạt động phức tạp và bao gồm nhiều công đoạn nên yêu cầu cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn vững vàng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có đạo đức, có năng lực trong việc quản lý đơn xin vay, định giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý và thu hồi nợ vay của ngân hàng... Với đội ngũ cán bộ am hiểu chuyên môn, có kỹ năng trình độ sẽ là một lợi thế để các Ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng tín dụng.
- Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại: Với một quy trình tín dụng khoa học, hợp lý chất lượng, các khoản vay sẽ dễ dàng xử lý hơn thông qua việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai bên, giảm thiểu rủi ro, nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Đây là điều kiện để ngân hàng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhânmà vẫn kiểm soát được chất lượng.
1.4. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM