PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCHHÀNG CÁ NHÂN CỦA
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
- Huy động cao nhất mọi nguồn lực đểđẩy nhanh tốc độphát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; tăng cường liên kết với các tỉnh trong vùng, cảnước và hội nhập quốc tế; phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế; sớm đưa Thừa Thiên Huế trởthành một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Phát huy tối đa lợi thếso sánh của Cốđô Huế, xây dựng thành phố Huếthành trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của Tỉnh, trung tâm du lịch, văn hóa, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trung tâm đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu và trung tâm khoa học của cả nước, trung tâm thương mại và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
- Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế; mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu; đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụngày càng cao.
- Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng hiện đại hoá (Dịch vụ–Công nghiệp – Nông nghiệp); tạo bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thịtrường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quảvà sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huếthành một trong những trung tâm dịch vụ lớn
của Vùng trên cơ sởnâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục,... Về nông nghiệp, phát triển toàn diện, bền vững theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụphù hợp với điều kiện tựnhiên; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đểđưa lại hiệu quả kinh tế cao. Gắn phát triển nông - lâm - ngư nghiệp với bảo vệtài nguyên đất, rừng và biển, giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái sạch với công nghệcao và công nghệ sinh học. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, đảm bảo an ninh lương thực; phát triển ngành nghềnông thôn.
- Phát huy nhân tố con người, trong đó coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng và phát triển các trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu đi đôi với việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa sự nghiệp y tế, giáo dục đào tạo.
- Coi trọng công tác cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy dân chủ và sức mạnh của các thành phần kinh tế, tạo môi trường đầu tư thân thiện với các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
- Bảo đảm phát triển bền vững về xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộxã hội, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội đối với khu vực nông thôn, miền núi.
3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Trong những năm tiếp theo, mục tiêu được Agribank đề ra là giữ vững vị trí Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, hoạt động kinh doanh đa năng, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; giữvai trò chủ lực vềtín dụng, cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hội nhập sâu rộng, đi tắt đón đầu những thành tựu
mới trong ứng dụng khoa học, công nghệtiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, theo lộtrình và chiến lược cụ thể nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số, cung cấp sản phẩm dịch vụtài chính ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng, hỗ trợđắc lực cho khách hàng nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Đểđạt được mục tiêu đề ra, Agribank cần triển khai rất nhiều công việc trong thời gian tới: Tiếp tục triển khai thành công tái cơ cấu giai đoạn 2, Đề án chiến lược kinh doanh 2016- 2020; Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dựán công nghệ thông tin, tạo nền tảng kỹ thuật quan trọng cho phát triển dịch vụngân hàng điện tử và yêu cầu của công tác quản trị rủi ro; Triển khai thực hiện theo lộtrình đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 13, Thông tư 41, từng bước hướng tới áp dụng các chuẩn mực an toàn theo Basel II; Nâng cao năng lực tài chính, năng suất lao động, hướng tới mục tiêu hoạt động hiệu quả để cổ phần hóa thành công… Căn cứ vào định hướng kinh doanh trong những năm tới của Agribank Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế nêu ra những phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau:
- Tổ chức đánh giá, phân tích các chỉ tiêu KHKD, giải pháp chung cho toàn chi nhánh, đồng thời phân tích đặc thù của từng chi nhánh trực thuộc để có giải pháp chỉ đạo phù hợp. Với phương châm: “Tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện để tăng trưởng tín dụng” , trên cơ sở tăng ổn định vững chắc, đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện cho vay có chọn lọc, có thứ tựưu tiên góp phần thực hiện tốt chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng; Thực hiện ưu tiên vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu; tập trung mở rộng tín dụng cho vay hộ sản xuất, hạn chếvà giảm các lĩnh vực đầu tư có rủi ro.
- Thực hiện phương châm tăng trưởng nguồn vốn để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch dư nợ, mức độ tăng trưởng dư nợ tín dụng phụ thuộc và tỷ lệ thực hiện huy động vốn, ráo riết đôn đốc việc triển khai các chỉ tiêu huy động vốn của chi nhánh trực thuộc đến từng phòng tổ và từng người lao động triển khai công tác thi đua huy động vốn ngay từ những ngày đầu năm theo văn bản của Trụ sở chính, quán triệt đến toàn thể cán bộ công nhân viên về nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng
tâm để phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và đảm bảo thanh khoản. Thực hiện tối đa mọi giải pháp để đạt chỉ tiêu huy động vốn.
- Đa dạng hoá nguồn vốn huy động, đổi mới mạnh mẽ tác phong giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch để thu hút, giữ và tăng khách hàng từ dân cư. Gắn công tác tín dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ với công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.
- Thực hiện tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng của NHNN, Agribank, tăng trưởng phù hợp với khả năng cân đối vốn và điều kiện hoạt động của chi nhánh, tăng trưởng trên cơ sở chọn lọc để tăng trưởng bền vững ổn định,. Giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, từng bước khôi phục vị thế hoạt động tại khu vực thành thị, mở rộng hoạt động bán lẻ, gia tăng khối lượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu vốn vụ hè thu, nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán dịp cuối năm.
- Tăng trưởng tín dụng thông qua hộ vay vốn, Xây dựng tổ vay vốn phấn đấu 100%/ số cụm dân cư có tổ vay vốn.
- Quản lý chặt nợ tái cơ cấu, phân tích cụ thể từng khoản nợ, từng khách hàng để quản lý tốt dòng tiền, đôn đốc, xửlý nợkhông để nợ xấu phát sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chuyên đề, nâng cao trách nhiệm trong công tác kiểm tra hoạt động cấp tín dụng. Cải tiến phương pháp kiểm tra tín dụng nhằm phát hiện ngăn ngừa và xử lý kịp thời những sai phạm, chấn chỉnh sau thanh tra…kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm phát hiện sau kiểm tra.
- Cải tiến lề lối tác phong làm việc của cán bộ, tăng cường việc mở rộng, tăng trưởng,và quản lý tín dụng, nâng cao tinh thần và trách nhiệm trong công tác thẩm định, rút ngắn thời gian tái thẩm định.
- Xây dựng hồ sơ kinh tế địa phương về khách hàng để đánh giá tiềm năng trên địa bàn, lĩnh vực nên đầu tư và lĩnh vực hạn chế đầu tư. Nắm bắt khách hàng tốt qua các kênh thông tin từ Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan thuế, khách hàng đang có quan hệ tiền gửi tại Agribank, người thân của cán bộ... Xây dựng
phương án tiếp cận đối với từng khách hàng cụ thể để thu hút khách hàng tốt, đủ điều kiện vay vốn.
- Ưu tiên, tập trung tăng trưởng tín dụng đói với khách hàng có tình hình SXKD có hiệu quả, tình hình tài chính minh bạch, có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực kinh doanh, chưa hoặc đang có quan hệ tín dụng với các TCTD khác; Các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, nông nghiệp nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu có nguồn thu trả bằng ngoại tệ, đầu tư hoạt động theo chuỗi ...
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK –CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ