Tín dụng kháchhàng cá nhân trong Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 25 - 29)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG, TÍN DỤNG KHÁCHHÀNG CÁ NHÂN

1.1.2. Tín dụng kháchhàng cá nhân trong Ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhân (KHCN)

Tín dụngkhách hàngcá nhân là một hình thức tín dụng mà đối tượng vay vốn là cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng hay phục vụ sản xuất kinh doanh. Đối tượng cá nhân đi vay vốn là những người buôn bán nhỏ, công nhân, nông dân, hộ thủ công nghiệp, thợ may, cơ khí, thanh niên, phụ nữ, cơ sở sản xuất nhỏ, đại diện các hộ kinh doanh gia đình. (là những người có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự ký hợp

đồng bảo đảm tiền vay và cam kết trả nợ cho ngân hàng)[12]

Theo điều 2 quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN Về việc ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm antoàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng[16],một khách hàng cá nhân:

a. Là thành viên của hộgia đình theo quy định tại Bộ Luật dân sự mà hộgia đình đang là khách hàng của tổ chức tín dụng;

b. Là tổ viên tổ hợp tác theo quy định tại Bộ Luật dân sự mà tổ hợp tác đang là khách hàng của tổ chức tín dụng;

c. Là thành viên hợp danh của công ty hợp danh mà công ty hợp danh đang là khách hàng của tổ chức tín dụng;

d. Là chủ doanh nghiệp tư nhân mà doanh nghiệp tư nhân đang là khách hàng của tổ chức tín dụng;

đ. Đang giữ vịtrí quản trị, điều hành, kiểm soát trong cơ cấu tổ chức của một khách hàng pháp nhân khác của tổ chức tín dụng (Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc), Trưởng ban Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Trưởng ban kiểm soát đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên; Chủ tịch Hội đồng quản

trị hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).

Các khoản tín dụng cá nhân này phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua sắm các vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, sử dụng cho các mục đích cá nhân hoặc phục vụ cho việc kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình, thường được phát triển và thiết kế tương tự như sản phẩm tín dụng truyền thống nhưng có những nét đặc thù riêng của từng ngân hàng thương mại.

1.1.2.2. Đặc điểm của tín dụng khách hàng cá nhân

Đối tượng cho vay chủ yếu của tín dụng khách hàng cá nhân là các cá nhân, hộ gia đình những người có mức thu nhập từtrung bình trởlên và ổn định có nhu cầu vay vốn phục vụ cho những mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình đó. Khác với khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân thường có sốlượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng và chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng khác nhau tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế, trình độ dân trí, thu nhập, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của dân cư. Khách hàng cá nhân đến ngân hàng xin vay vốn thường nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của họ, các khoản vay này có thể là vay đểmua ô tô, mua nhà hoặc sửa chữa nhà…hoặc vay kinh doanh trên quy mônhỏ.

Quy mô của các hợp đồng tín dụng đối với tín dụng khách hàng cá nhân thường nhỏ hơn nhiều so với các khoản vay tín dụng doanh nghiệp là do đối tượng khách hàng cá nhân vay vốn thường là để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh trên quy mô hộ gia đình nên số vốn mà họ xin vay thường không lớn. Thêm vào đó điều kiện về tài sản đảm bảo của khách hàng cá nhân thường không nhiều và không có giá trị lớn ràng buộc làm cho số vốn ngân hàng thương mại chấp thuận cho tín dụng khách hàng cá nhân không cao như các khoản cho vay của khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời khi khách hàng có nhu cầu mua sắm hàng hóa để tiêu dùng, họ thường có xu hướng tiết kiệm từ trước. Họ tìm đến ngân hàng để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời.

Tuy vậy, sốlượng KHCN đến vay vốn tại NHTM lại lớn hơn nhiều lần so với số lượng KHDN, đặc biệt ở các NHTM hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ

sốlượng này là rất lớn. Chính vì vậy tổng quy mô cho vay KHCN của các NHTM vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng

Tín dụng khách hàng cá nhân có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của

ngân hàng. Bởi quy mô của mỗi khoản vay thường nhỏ thậm chí không đáng kể song số lượng các khoản vay lại rất lớn.Hơn nữa, việc cập nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từlúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ. Để bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận, ngân hàng thường đặt ra mức lãi suất cao hơn so với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

Các khoản tín dụng khách hàng cá nhân thường là những khoản cho vay có độ rủi ro cao đối với ngân hàng vì trong danh mục cho vay khách hàng cá nhân có nhiều sản phẩm cho vay không cần tài sản đảm bảo và nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng là qua quỹlương hàng tháng của khách hàng. Tuy nhiên, tình hình tài chính của khách hàng thường thay đổi nhanh chóng theo tình trạng công việc, sức khỏe và từ môi trường kinh tế. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lí yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ lạc hậu do đó rủi ro cao, công việc kinh doanh có thể dễ dàng thất bại, ảnh hưởng tới khảnăng trả nợcho ngân hàng.

Ngoài ra, việc thẩm định và quyết định tín dụng khách hàng cá nhân thường gặp nhiều khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ, không rõ ràng, nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp rất khó xác định tính trung thực, do đó chất lượng thẩm định khách hàng không cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định cho vay của ngânhàng.

Tùy thuộc vào từng mục đích vay vốn và hình thức cho vay mà các khoản vay của khách hàng cá nhân có thời hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đối với những khoản vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, thời hạn cho vay phù hợp với chukỳ sản xuất kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình do đó thời hạn vay thường là ngắn hạn.

Bên cạnh đó, đối với những khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, thời hạn thường là trung hạn và dài hạn tùy thuộc vào khả năng đáp ứng

nguồn vốn của ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, đối với những khoản vay mua nhà, thời hạn cho vay có thể kéo dàihơn.

1.1.2.3. Vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân

Hiện nay sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt nhất là tại các đô thị, nơi tập trung sốlượng lớn các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn và mật độ ngân hàng dày đặc. Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng trong mấy năm qua và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, nhiều ngân hàng đã xác định cho mình chiến lược phát triển theo định hướng ngân hàng bánlẻ.

Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhânnói riêng và nghiệp vụngân hàng bán lẻ nói chung sẽgóp phần làm tăng thị phần của các ngân hàng thương mại, đưa hình ảnh của ngân hàng đến với đông đảo đối tượng khách hàng, cung cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm đa dạng, phục vụ tối đa mọi nhu cầu của kháchhàng. Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, môi trường kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định qua nhiều năm. Sự phát triển của đời sống kinh tếxã hội và thu nhập gia tăng cũng dẫn đến những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân.

Một trong những thay đổi đáng chú ý là tỉ lệ tiêu dùng của nguời dân dành cho hoạt động vui chơi giải trí đặc biệt là du lịch có xu hướng tăng lên. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, người tiêu dùng khó tính hơn và có nhu cầu cho cuộc sống cao hơn, đặc biệt là nhu cầu bức xúc vềnhà ở, phương tiện đi lại và họ sẵn sàng vay để sắm sửa. Do đó, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân sẽ còn tiếp tục tăng trưởng nhanh trong những năm tới.

Đối với ngân hàng thương mại, việc mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với đa dạng khách hàng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận.Đây là nguồn đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng nhất của ngân hàng. Thông qua hoạt động tín dụng bán lẻ, ngân hàng mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn.

Đối với khách hàng, hoạt động cho vay đối tượng khách hàng cánhân của ngân hàng thương mại giải quyết tốt những nhu cầu cấp bách về vốn trong kinh doanh, và

nâng cao đời sống của khách hàng, giúp họ được hưởng một mức sống cao hơn dù chưa đủ khảnăng chi trả trong hiện tai.

Đối với nền kinh tế, tín dụng khách hàng cá nhân có tác dụng tích cực trong việc kích cầu tiêu dùng, từđó tạo nên hiệu ứng kích thích sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.Bên cạnh đó, tín dụng khách hàng cá nhân còn phân bổ hiệu quảcác nguồn lực tài chính, đồng thời là công cụđiều tiết kinh tế xã hội của nhà nước. Thông qua lãi suất, tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng góp phần lưu thông tiền tệ, ổn định giá trịđồng tiền. Giúp truyền tải vốn từngười thừa vốn sang người thiếu vốn, cụ thểlà các cá nhân và hộgia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)