PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng kháchhàng cá nhân
3.2.5.1. Hoàn thiện hoạt động thẩm định tín dụng
* Về thu thập thông tin:
- Cán bộtín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhauđểđảm bảo tính khách quan, có khảnăng chọn lọc các thông tin có hiệu quả. Công tác thu thập thông tin khách hàng phải tiến hành thường xuyên, liên tục để giúp cho việc ra quyết định tín dụng càng nhanh chóng, chính xác, công tác quản lý và thu hồi nợ cũng tốt hơn, từđó hạn chế rủi ro và chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân được nâng cao.
- Xem xét thông tin từ phỏng vấn người vay, từ sổsách ngân hàng để đánh giá quan hệ vay trả của khách hàng. Xem xét kĩ các thông tin thu thập được từ khách hàng, liệu có đáng tin cậy không hay khách hàng khai khống để được cấp vốn vay. Trong quá trình thẩm định tín dụng, các cán bộ tín dụng phải đặc biệt quan tâm đến yếu tốtư cách khách hàng, ý muốn trả nợ, sự trung thực của khách hàng, uy tín trả nợ trong lịch sử của khách hàng, năng lực tài chính, và nhất là nguồn trả nợ. Dù khách hàng có tài sản đảm bảo tốt nhưng không có nguồn trả nợ hợp lý thì ngân hàng từ chối khoản vay.
- Ngoài các thông tin từ hóa đơn chứng từ, thông tin từ nguồn thu nhập mà khách hàng cung cấp, cán bộtín dụng cần phải chủđộng đi khảo sát tình hình tại cơ sở kinh doanh cũng như nguồn thu nhập của khách hàng.
- Thực hiện đúng hướng dẫn của Agribank về thu thập, lưu trữthông tin khách hàng, xác lập chính xác mã khách hàng và những thông tin cơ bản của khách hàng nhằm hạn chế tối đa việc cho vay chồng chéo tại nhiều chi nhánh, làm cơ sở cho việc thống kê báo cáo, chấm điểm, xếp hạng khách hàng được chuẩn xác; trên cơ sở đó áp dụng chính sách tín dụng phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.
* Vềphân tích và đánh giá khách hàng:
- Khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể đối với từng khách hàng, từng loại cho vay để đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đúng hạn.
- Phân tích đánh giá khách hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định như năng lực, hành vi, pháp lý, uy tín…
- Thông qua việc phân tích tình hình thực trạng của khách hàng cán bộ tín dụng phải đưa ra được đánh giá chung vềtính hợp lý của nhu cầu vay vốn.
- Từ kết quả điều tra, khảo sát về tình hình kinh tế, xã hội, dân cư chi nhánh cơ sở xây dựng và triển khai Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn phù hợp với định hướng, mục tiêu của Agribank và địa phương. Nắm cụ thể về các chỉ tiêu cơ bản: số tài khoản chuyển lương qua hệ thống Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế, số khách hàng cá nhân đã có quan hệ tín dụng với Agribank Thừa Thiên Huế nay có nhu cầu tang hạn mức và dư nợ cho vay, số hộ kinh doanh trên địa bàn được phân công quản lý trong đó chia theo nghành nghề; số khách hàng đang có dư nợ vay tại các chi nhánh Agribank trong đó ngắn hạn, trung dài hạn.
3.2.5.2. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động cấp tín dụng
- Mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách nghiêm túc thực hiện các nội dung: Thực hiện kỹ khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, các bộ phận cho vay cần thiết lập kế hoạch kiểm tra theo quy định. Kiểm tra và định giá tài sản đảm bảo hàng năm, định kỳ thực hiện kiểm tra tài sản đảm bảo của từng khoản vay cũng như tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo nợ vay.
- Kiểm tra số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng có sử dụng đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng hay không. Những trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng. Theo dõi hình tài chính cũng như các thông tin liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng như sức khỏe, hôn nhân…, hay hoạt động kinh doanh của khách hàng để phát hiện kịp thời những khoản vay có thể chuyển sang nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó có biện pháp xử lý ngay.
- Phân loại nợ và trích lập DPRR theo đúng quy định hiện hành, phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng. Tập trung kiểm tra, phân tích làm rõ nguyên nhân và có cơ chế xử lý tài chính, hành chính đối với những chi nhánh gia tăng nợ xấu. Thực hiện giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cho từng cán bộ tín dụng, có cơ chế thưởng đối với những chi nhánh hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêunày.
- Chủ động kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng các khoản cho vay đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá khả năng trả nợ, mức độ tín nhiệm của khách hàng trước, trong và sau khi cho vay để không ngừng nâng cao chất lượng khoản vay.
- Thực hiện cơ cấu lại nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ) kịp thời đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện kiểm tra kiểm soát định kỳ và đột xuất việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ, tác nghiệp và thể lệ tín dụng hiện hành.