Thực hiện công tác thu hồi nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 105 - 109)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.6. Thực hiện công tác thu hồi nợ

Ngân hàng nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ giúp cho khách hàng có thời gian để chuẩn bị nguồn trả nợ và trả nợ đúng thời hạn. Trong đó, tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn là một công việc hết sức quan trọng. Đối với các khách hàng có nợ quá hạn, ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhằm đề ra biện pháp kịp thời, hiệu quả. Nếu do những nguyên nhân bất khả kháng, ngân hàng có thể tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, tiếp tục cho vay để khách hàng có thể vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh. Đối với các khoản nợ quá hạn mà ngân hàng xét thấy bên vay vẫn còn khả năng duy trì sản xuất kinh doanh và có ý thức trả nợ thì ngân hàng có thể giải quyết theo hướng: tiếp tục cho vay hoặc hỗ trợ giúp đỡ khách hàng tháo gỡ mọi khó khăn trong sản xuất kinh doanh để khách hàng có nguồn trả nợ và không bị nhảy nhóm nợ.Đối với những khoản nợquá hạn mà do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ, mặc dù được các bộ phận quản lý thu hồi nợ nhắc nhở, chi nhánh phải xửlý ngay theo chếđộtín dụng. Đối với các khoản nợ quá hạn chắc chắn không có khả năng thu hồi thì không còn cách nào khác thì ngân hàng mới xiết nợvà xử lý các tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

3.2.7. Các giải pháp khác

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động marketing ngân hàng thông qua các chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chiến lược vềgiá cả (lãi suất cho vay và phí; tăng cường công tác tuyên tryền, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của ngành và Chi nhánh; đẩy mạnh công tác tiếp thị, tiếp cận trực tiếp đến các hộkinh doanh; nâng cao kỹnăng giao tiếp và chăm sóc khách hàng

- Nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên ở các lĩnh vực: Bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng một cách hợp lý, giao đúng người, đúng việc. Xây dựng cơ chế luân chuyển cán bộ để tránh sự trì trệ và đề phòng các mối quan hệ không lành mạnh phát sinh giữa cán bộtín dụng với khách hàng.

- Hiện đại hóa và khai thác nguồn lực công nghệngân hàng: Trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, ứng dụng tin học vào công nghệngân hàng, cài đặt các phần mềm cần thiết để mở rộng phạm vi và cải thiện hệ thống thanh toán của ngân hàng. Cải thiện

chất lượng của hệ thống công nghệứng dụng và không ngừng nâng cấp đểcó thể cung cấp các dịch vụ mới. Từng bước hiện đại hoá các phương tiện thanh toán không dùng tiền. Nâng cấp các phương tiện, thiết bị tin học làm việc của ngân hàng.

- Công tác thi đua khen thưởng: Thực hiện cơ chế khen thưởng theo đúng quy định của Agribank Việt Nam, phát động những hoạt động khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên, đặc biệt là đối với những cán bộ hoạt động trực tiếp công tác tín dụng.

- Thực hiện cơ chế khoán: Triển khai cơ chế khoán đến từng cán bộ, đặc biệt là những cán bộ thực hiện công tác tín dụng, tăng trưởng gắn liền với chất lượng tín dụng. Thực hiện quyết toán tiền lương theo đúng chếđộ và quy định của Agribank Việt Nam để gắn quyền lợi và nghĩa vụ đến từng nhân viên của chi nhánh.

PHN III: KT LUN VÀ KIẾN NGH

1. KẾT LUẬN

Tín dụng ngân hàng nói chung, tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng, trong những năm qua có vai trò đặc biệt quan trọng, là kênh dẫn vốn chủ yếu đối với nền kinh quốc dân, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội. Hoạt động này góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bất động sản đóng băng, tình trạng doanh nghiệp giải thể, sáp nhập diễn ra liên tục, nợ xấu gia tăng khiến hoạt động của các Ngân hang thương mại cũng vì thếmà gặp nhiều trở ngại. Việc nghiên cứu “Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế””, trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa quan trọng, góp phần nhìn nhận và mở ra một hướng đi đúng đắn, không chỉ giúp hoạt động tín dụng Chi nhánh phát triển ổn định, bền vững mà còn tạo được uy tín, xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng.Qua phân tích tình hình thực tếvà đi sâu vào nghiên cứu về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018, đềtài luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:

Một là, hệ thống được cơ sở lý luận về tín dụng khách hàngcá nhân, chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân ởngân hàng thương mại.

Hai là, tập trung phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng khách hang cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2016 – 2018.

Ba là, dựa vào thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng, đềtài đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Trong nhiều năm qua, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có nhiều đóng góp tích cực vào sựphát triển chung của nền kinh tế tỉnh nhà. Qua kết quả phân tích tình hình thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân từnăm 2016 đến 2018 cho thấy tình hình dư nợ cho vay cũng như thu nợ đối với nhóm khách hàng cá nhân tuy có biến động nhưng vẫn phát triển và tăng trưởng qua từng năm. Bên cạnh đó, từ năm 2016 đến năm 2018, Chi nhánh cũng tăng cường quản lý chỉtiêu nợ xấu và nợquá hạn, tâp trung hạn chếtăng sốdư nợ xấu cũng như nợ quá hạn. Lợi nhuận Chi nhánh nthu về từ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân cũng chiếm 1/3 lợi nhuận Chi nhánh đạt được. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, đểnâng vị thế cạnh tranh trên thịtrường và giữ vững thị phần trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Agribank Thừa Thiên Huế cần phát triển các sản phẩm dịch vụngày một đa dạng, nâng cao tính tiện ích của dịch vụđểcó thểthu hút và tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng hơn nữa.

2. KIẾN NGHỊ

Qua đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2016-2018, phần nào ta thấy được ảnh hưởng từ Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước đến hoạt động tín dụng rất lớn. Căn cứvào mục tiêu hoạt động và thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hang Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế mà tác giả luận văn muốn đề xuất những biện pháp như đã nêu trên, để thực hiện thành công những giải pháp đó thìtác giảxin có vài kiến nghịđối với các cơ quan chức năng liên quan như Chính phủ, Ngân hang Nhà nước và Ngân hang Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ:

Chính phủ cần tạo lập môi trường chính trị ổn định, môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, có những chính sách ưu tiên phát triển cho hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân cũng như các chính sách hỗ trợ khác có liên quan, như chính sách phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhânlực có trình độ cao. Thường xuyên tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân còn bị chồng chéo, không nhất quán. Khi ban hành các nghị quyết, thông tư liên quan cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể. Chính phủ đưa ra các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô đất nước tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các

cá nhân lao động, sản xuất kinh doanh tạo nên thu nhập ổn định và ngày càng tăng, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có Ngân hang hoạt động kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.

Chính phủ cần quy định về sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, công ty tư vấn và ngân hang làm rõ và minh bạch báo cáo tài chính, tình hình thu nhập, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của khách hang, tránh tình trạng các cá nhân và hộ kinh doanh lập nhiều báo cáo để vay vốn ngân hang.

Chính quyền địa phương xác định các mục tiêu phát triển kinh tếxã hôi, quan tâm chỉ đạo và quản lý hoạt động của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin cần thiết của khách hàng trong quá trình thẩm định tránh những rủi ro do thông tin bất cân xứng.

Trong trường hợp xảy ra các tranh chấp giữa ngân hàng với khách hàng, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa đểđẩy nhanh hoạt động phối hợp giữa các ban ngànhcó liên quan trong quá trình xửlý án, hay xử lý nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thừa thiên huế (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)