Phương thức khai thác văn hoá ẩm thực địa phương trong khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác văn hóa ẩm thực địa phương trong các khách sạn 4 sao tại nghệ an (chuyên ngành thí điểm) (Trang 36 - 39)

1.4. Khai thác văn hóa ẩm thực địa phƣơng trong khách sạn

1.4.3. Phương thức khai thác văn hoá ẩm thực địa phương trong khách sạn

Khách lƣu trú thƣờng có nhu cầu thƣởng thức nhiều hơn cả là ẩm thực địa phƣơng tại các nhà hàng phục vụ món ăn Việt. Du khách có thể dễ dàng tìm đến nhà hàng Việt Nam tại điểm đến du lịch. Tuy nhiên nếu các khách sạn chú ý khai thác văn hóa ẩm thực Việt và văn hóa ẩm thực địa phƣơng, nơi khách sạn tọa lạc sẽ tang thêm danh tiếng và thƣơng hiệu.

Các phƣơng thức khai thác văn hóa ẩm thực trong kinh doanh ăn uống tại khách sản chủ yếu là:

1) Tăng cƣờng món ăn Việt và món đặc sản địa phƣơng trong phục vụ ăn uống cho khách lƣu trú;

2) Tổ chức khu vực hay nhà hàng ăn uống thuần việt (chủ yếu là đối với khách sạn lớn);

3) Chú trọng văn hóa ẩm thực địa phƣơng trong tổ chức phục vụ ăn uống cho khách (Thiết kế không gian ẩm thực Việt trong nhà hàng, trang trí nội thất theo phong cách Việt; cơ sở vật chất kỹ thuật; món ăn, đồ uống Việt; sản xuất và thực hiện theo thực đơn đậm văn hóa ẩm thực Việt; Phục vụ theo phong cách; Đào tạo nhân viên bài bản và có kiến thức về văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung, văn hóa

kinh doanh và thực đơn phục vụ của nhà hàng, khách sạn nói riêng để sẵn sàng tƣ vấn có trách nhiệm cho mọi đối tƣợng khách;

4) Giới thiệu và quảng bá nhà hàng với khách lƣu trú và các đối tƣợng khách bên ngoài khách sạn (khách lƣu trú trong các khách sạn khác, ngƣời nƣớc ngoài đang sinh sống, làm việc tại địa phƣơng, ngƣời dân địa phƣơng);

5) Tổ chức quầy trƣng bày giới thiệu văn hóa ẩm thực, đặc sản địa phƣơng, có nhà hàng để trình diễn hay thực hành về các món ăn cho du khách xem và thƣởng thức;

6) Tổ chức các sự kiện ở trong nƣớc và ngoài nƣớc giới thiệu ẩm thực theo chủ đề vùng, miền, thi tay nghề chế biến món ăn định kỳ, kết hợp giữa địa phƣơng, doanh nghiệp, từng bƣớc xây dựng các sự kiện đó trở thành sản phẩm du lịch.

7) Tổ chức các lớp dạy nấu ăn cho du khách tại khách sạn; 8) Tổ chức thi nấu ăn ẩm thực Việt cho du khách tại khách sạn…

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể nói, ẩm thực Việt Nam với đặc tính lấy tự nhiên làm gốc, vừa ngon vừa lành, đang có thời cơ để lên ngôi, so với các loại ẩm thực quá bổ dƣỡng dễ gây ra các căn bệnh thời đại. Ví nhƣ nói về cách nấu, ngƣời Việt là dân tộc ƣa luộc ( gà luộc, vịt luộc, rau luộc…) là cách chế biến lành, không dầu mỡ và giữ gần nhƣ nguyên vị. Về cách ăn, hầu hết các món đều có thể thêm, bớt gia vị theo ý thích và cả tình trạng sức khỏe của ngƣời ăn, ví dụ khi ăn phở thì thanh niên thích thêm rau, trứng chần, thịt; ngƣời lớn tuổi muốn bớt bánh, thịt thêm rau, hành củ chầm, hành dấm vào. Có rất nhiều món có thể trở thành một bữa ăn hoàn chỉnh dựa vào cơ sở thêm bớt. Nhƣ món chả giò hay nem ăn với rau, đồ chua bún chấm nƣớc mắm pha…Với những đặc trƣng và tính độc đáo của ẩm thực Việt Nam, tại chƣơng 1 ngoài việc nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng tại các khách sạn, đã nghiên cứu đặc trƣng của ẩm thực Việt Nam từ nguồn gốc nguyên vật liệu, cách chế biến, sử dụng gia vị…và những món ăn đặc trƣng của 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Từ việc nghiên cứu vai trò của ẩm thực Việt Nam trong hoạt động du lịch, học viên cũng nghiên cứu cơ sở lý luận về việc khai thác ẩm thực địa phƣơng tại hệ thống khách sạn 4 sao trên địa bàn Tỉnh Nghệ An dƣới các khía cạnh xây dựng hệ thống thực đơn, phong cách bài trí không gian và phong cách phục vụ.

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỊA PHƢƠNG TẠI KHÁCH SẠN 4 SAO Ở NGHỆ AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác văn hóa ẩm thực địa phương trong các khách sạn 4 sao tại nghệ an (chuyên ngành thí điểm) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)