2.3.3.5 .Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn
2.4. Đánh giá sự phát triển văn hóa ẩm thực địa phƣơng trong các khách sạn
2.4.2. Những điểm hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Khách sạn Sài Gòn Kim Liên
Khách sạn có một không gian mang đậm nét châu Á, đăc biệt hình ảnh đài hoa sen của khách sạn chính là hình ảnh quê hƣơng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ lối kiến trúc, âm nhạc,đế trang phục, phong cách phục vụ, văn hóa ẩm thực đều toát lên nét riêng biệt, vừa cổ kính lại vừa hiện đại, đây chính là lợi thế riêng của nhà hàng trong việc khai thác các giá trị ẩm thực địa phƣơng. Có thể nói, trong ba khách sạn nghiên cứu thì khách sạn Sài Gòn Kim Liên là khách sạn khai thác tốt nhất các giá trị ẩm thực của địa phƣơng. Tuy nhiên, do mục tiêu kinh doanh nhà hàng là hƣớng tới nhiều đối tƣợng khách, đặc biệt là khách quốc tế nên muốn đa dạng hóa các sản phẩm trong ẩm thực. Chính điều đó, làm cho các món ăn đặc sản của địa phƣơng bị mai một và chƣa làm nổi bật đƣợc giá trị ẩm thực địa phƣơng trong hoạt động kinh doanh ăn uống.
2.4.2.2. Khách sạn Mường ThanhGrand Phương Đông
Đây là một trong những khách sạn 4 sao đầu tiên có ở Nghệ An. Tuy trong kinh doanh khách sản đã trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm nhƣng đến thời điểm hiện đại, khách sạn đã vƣơn lên và có nhiều khởi sắc mạnh mẽ. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu sâu sắc về các giá trị ẩm thực vùng miền và ẩm thực Trung Hoa. Tuy nhiên, mục tiêu kinh doanh của khách sạn là hƣớng tới ẩm thực Trung Hoa và phát triển ẩm thực ba miền Bắc- Trung-Nam nên việc tập trung làm nổi bật giá trị ẩm thực địa phƣơng là chƣa đƣợc chú trọng. Điều này khiến cho hoạt động quảng bá về ẩm thực địa phƣơng đến với khách du lịch còn là hạn chế của doanh nghiệp.
2.4.2.3. Khách sạn Sài Gòn Kim Liên Resort
Do khách sạn nằm ngay vùng biển nên ngay từ đầu mục tiêu kinh doanh ăn uống của khách sạn là chỉ hƣớng đến khách nghỉ mát và ăn đồ hải sản. Mặc dù, các món ăn ở đây đã đƣợc chia làm hai thực đơn, một là chuyên về đổ biển, hai là chuyên về các món ăn truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, các món ăn về đồ biển vẫn nhiều hơn cả. Hầu hết các món ăn đặc sản của xứ Nghệ rất ít khi đƣợc nhà hàng chế biến, nếu có cũng chỉ sơ qua chứ chƣa đầu tƣ, chú trọng, tập trung nấu bài bản, đúng vị. Chính vì thế, mặc dù du khách hàng năm nghỉ tại khách sạn rất đông nhƣng đƣợc thƣởng thức ẩm thực địa phƣơng còn là vấn đề rất hạn chế.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chƣơng 2, luận văn đã nghiên cứu và thống kê thực trạng kinh doanh của khách sạn nói chung và khách sạn 4 sao nói riêng tại Nghệ An nói riêng để có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh khách sạn điển hình. Đứng trƣớc sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các khách sạn ngoài việc tập trung nghiên cứu và phát triển dịch vụ kinh doanh lƣu trú hiện nay, kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng là xu thế phát triển.Với việc nghiên cứu thực trạng kinh doanh của 3 khách sạn Sài Gòn Kim Liên, Mƣờng ThanhGrand Phƣơng Đông, Sài Gòn Kim Liên Resort, hoạt động kinh doanh ăn uống đặc biệt là hoạt động khai thác ẩm thực địa phƣơng tại các nhà hàng của khách sạn, đƣợc nghiên cứu sâu trong luận văn.
Phần chính của chƣơng 2 tập trung vào việc đánh giá khai thác giá trị ẩm thực địa phƣơng trong 3 khách sạn nói trên. Luận văn đã phân tích thực trạng việc khai thác kinh doanh của nhà hàng đồng thời có sự đánh giá những thành công và những hạn chế của từng nhà hàng trong việc khai thác ẩm thực địa phƣơng, để làm cơ sở cho các đề xuất và kiến nghị tại chƣơng 3 của luận văn.
CHƢƠNG 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC ẨM THỰC ĐỊA PHƢƠNG TRONG CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI NGHỆ AN