Chỉ tiêu
Tổng Hượng Nộn Tề Lễ Hiền Quan
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng hộ điều tra 90 100 30 100 30 100 30 100
1. Rác thải sinh hoạt
- Hộ có thu gom rác 90 100 30 100 30 100 30 100
- Hộ có phân loại rác
thải cứng và mềm 31 34,4 14 46,7 9 30,0 7 23,3
2. Rác thải trồng trọt - Hộ thu gom chai, lọ,
vỏ bao thuốc BVTV 43 47,8 21 70,0 14 46,7 5 16,7
- Hộ thu gom rơm rạ 40 44,4 20 66,7 14 46,7 6 20,0
3. Rác thải chăn nuôi
- Hộ có ủ phân 46 51,1 18 60,0 15 50,0 13 43,3
- Hộ có ủ Bioga 18 20,0 8 26,7 7 23,3 3 10,0
- Hộ không thu gom rác thải mềm chăn
nuôi 30 33,3 15 50,0 9 30,0 6 20,0
- Hộ có thu gom và phân loại vỏ bao bì thức ăn chăn nuôi
85 94,4 30 100,0 30 100,0 25 83,3
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)
* Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt được gồm có rác thải rắn như bao bì túi nilon, chai lọ nhựa, mảnh sành, thủy tinh, đây là rác thải có tính chất khó phân hủy ngoài môi trường. Rác thải mềm là rác thải hữu cơ có thể phân hủy ngoài môi trường như rau, lá cây giấy.
Hộp 4.1. Người dân đã chấp hành tốt các quy định của địa phương trong việc thu gom rác thải sinh hoạt
“Trước khi thực hiện xây dựng NTM, tình hình chung tại thôn trên địa bàn xã là từng gia đình tự xử lý lấy tùy thuộc vào nhận thức và điều kiện của từng người. Một số gia đình ở gần sông hồ hoặc có mương nước đi qua thì lợi dụng đêm tối đem vứt rác xuống, hậu quả thế nào đã có người khác chịu. Nhiều gia đình thì gom rác vào các bao bì rồi chở đi đổ vào một nơi nào đó xa nhà. Những địa điểm đổ rác của các xóm, làng, các cụm dân cư hiện nay là rất tùy tiện. Nhưng nay thì khác rồi, người dân đã có ý thức tốt trong bảo vệ môi trường, rác thải được đem tới đúng nơi quy định, hoặc chờ khi có công nhân của công tổ thu gom rác đi qua mới mang ra đổ.”
Nguồn: Bà Lại Thị Xuân Công nhân thu gom rác thải, khu 9 xã Hương Nộn, huyện Tam Nông
Qua điều tra cho thấy, 100% hộ dân có thu gom rác thải sinh hoạt, nên tình trạng vứt rác bừa bãi quanh nhà đã giảm, tuy nhiên chỉ 34,4% số hộ có phân loại rác thải cứng và rác thải mềm thành 2 thùng khác khau. Trong đó nhóm hộ tại các xã Hương Nộn và Tề Lễ có tỷ lệ áp dụng cao hơn lần lượt là 46,7% và 30%, trong khi đó số hộ áp dụng tại xã Hiền Quan chỉ là 23,3% số hộ được điều tra. Lý giải điều này là do sự hoạt động của các cấp chính quyền, đoàn thể tại các thôn xóm đã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân mang rác thải sinh hoạt ra vứt tại đúng điểm quy định, đồng thời có biện pháp nhắc nhở đối với các hộ dân không thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên đối với việc phân loại rác thải chưa được đông đảo người dân thực hiện. Qua điều tra cho thấy với những hộ không có vườn để chôn lấp, không có không gian để đốt rác nên họ không phân loại rác, tất cả các loại rác thải trong sinh hoạt hàng ngày thường được tập trung vào một túi nilon, bao tải sau đó mang tới vứt tại các điểm thu gom rác hoặc chờ công nhân thu gom rác tới thì mang ra đổ. Một số hộ khi thực hiện phân loại rác ngoài mục đích để tự xử lý rác thải mềm thông qua chôn lấp, một phần chất rác thải rắn được phân loại bán phế liệu.
* Rác thải trồng trọt
Rác thải sản xuất nông nghiệp có gồm: rác thải cứng là bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu rất khó phân hủy ngoài môi trường; rác thải mềm trong sản xất nông nghiệp là rơm, rạ, trấu, là chất hữu cơ dễ phân hủy có thể làm phân bón cây. Theo số liệu điều tra, tỷ lệ hộ thu gom rác thải rắn bao gồm các loại chai lọ bao bì thuốc BVTV bình quân đạt 47,8%. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ các hộ thực hiện
các hình thức thu gom rác thải tại các xã được điều tra. Tại các xã Hương Nộn, Tề Lễ là các xã đã đạt chuẩn NTM, người dân có ý thức tốt hơn trong việc thu gom rác thải từ sản xuất trồng trọt, tỷ lệ hộ dân thu gom rác thải rắn trong trồng trọt lần lượt là 70% và 46,7%. Tuy nhiên tại xã Hiền Quan, hiện người dân vẫn chưa có ý thức tốt trong thu gom các chất thải rắn từ hoạt động sản xuất trồng trọt, tỷ lệ hộ dân trả lời có thu gom chỉ đạt 16,7%. Đây là một tỷ lệ thấp, nó sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường, tới sức khỏe của người dân trong khu vực.
Hộp 4.2. Người dân vẫn chưa có ý thức trong thu gom và xử lý các chất thải trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, các chất thải trong sản xuất nông nghiệp như chai lọ, bao bì, vỏ thốc BVTV hầu như vẫn chưa được phân loại tại nguồn và vứt bừa bãi ra môi trường, đặc biệt là đối với các loại chai lọ bằng nhựa, vỏ thuốc BVTV. Lượng rác thải tồn đọng tại các kênh mương, ven ruộng, trên đường là khá lớn và phổ biến. Hiện nay mới chỉ có một số xã, thị trấn đã đầu tư xây dựng nhiều bể chứa rác thải tại các cánh đồng, do đó người dân vẫn vất rác bừa bãi ra môi trường. Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở bà con tuy nhiên ý thức tự giác của bà con chưa cao, thấy hàng xóm vất thì mình cũng vất được…
Nguồn: Ông Kiều Quốc Phong, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tam Nông
Đối với các loại rác thải mềm như rơm rạ thì chỉ có một số ít hộ thu gom về sử dụng trong quá trình đun nấu hoặc sử dụng làm nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là che phủ trong sản xuất nông nghiệp hoặc sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi bò), còn lại trên 45% số hộ không thu gom, để tại ruộng đối với các hộ sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa. Trên thực tế, đối với các rác thải mềm này nếu được xử lý đúng quy trình sẽ tạo ra một lượng phân bón hữu cơ rất tốt cho sản xuất nông nghiệp. Trong vụ xuân năm 2017, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh giao Trung tâm Khuyến nông xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trong xử lý rơm rạ trên địa bàn tỉnh trong đó có huyện Tam Nông. Tính tới thời điểm hiện tại, qua quá trình thực hiện mô hình đã thu được những kết quả khả quan, lượng rơm rạ sau khi được xử lý trên ruộng nhanh bị hoai mục hơn, tạo ra sự tơi xốp cho đất canh tác, đồng thời giúp giảm lượng phân bón trong sản xuất lúa.
* Rác thải chăn nuôi
Rác thải chăn nuôi của hộ gồm: rác thải cứng là bao bì đựng thức ăn chăn nuôi, chai lọ thuốc thú y và rác thải mềm đó là thức ăn thừa, phân, nước tiểu của
vật nuôi, đây là rác thải phân hủy nhanh và có thể sử dụng làm phân khi ủ nóng trong lò hoặc sau khi ủ trong bình Bioga. Rác thải mềm trong chăn nuôi thường chiếm tỷ lệ từ 90%, còn lại là rác thải rắn.
Trong thu gom rác thải mềm, hộ có ủ phân chiếm tỷ lệ cao (51,1%). Trong đó nằm tập trung ở nhóm hộ thuộc các xã đã đạt chuẩn NTM. Qua điều tra cho thấy đa số các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn đều đã chăn nuôi theo hình thức tập trung, với số lượng lớn, hầu như không còn chăn nuôi nhỏ lẻ như trước. Tuy nhiên việc chăn nuôi gia cầm tại các hộ dân vẫn phổ biến ở mức từ 20-50 con/hộ. Hình thức nuôi này chủ yếu là chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của gia đình là chính. Đối với một số hộ chăn nuôi trong khu vực dân cư, thường là các hộ gia đình có không gian rộng, thường áp dụng hình thức xử lý các chất thải chăn nuôi thông qua việc đào hố, để thẩm thấu tự nhiên. Việc áp dụng hình thức xử lý này ít ảnh hưởng tới nhà xung quanh, tuy nhiên về lâu dài cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường. Qua điều tra, có 23-26% hộ có hình thức xử lý phân chăn nuôi bằng bình khí sinh học Bioga tập trung cao ở nhóm hộ thuộc các xã đã đạt chuẩn NTM, trong khi đó các hộ thuộc xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới mới chỉ đạt trên 3% . Hộ đầu tư xây hầm khí sinh học Bioga do hộ chăn nuôi lớn từ 3-5 con lợn thịt trở lên. Việc đầu tư xây dựng hầm Bioga đã giúp xử lý triệt tình trạng chất thải trong chăn nuôi, không để ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và đặc biệt là tạo ra một nguồn năng lượng và phân bón hữu cơ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.
Qua điều tra cho tỷ lệ không thu gom rác thải mềm từ chăn nuôi trên địa bàn huyện Tam Nông còn chiếm tỷ lệ cao (33,3%) so với bình quân chung của tỉnh (29,6%), việc không thu gom rác thải mềm trong chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sống của hộ dân mà còn tác động đến cộng đồng dân cư xung quanh. Có tới 94,4% số hộ thu gom rác thải rắn trong chăn nuôi bởi phần lớn rác thải rắn trong chăn nuôi là bao đựng cám vì vậy các hộ tận dụng thu hồi để sử dụng trong các công việc trong sinh hoạt hoặc đựng rác thải sinh hoạt.
b. Xử lý rác thải
* Tình hình xử lý rác thải mềm
Rác thải mềm hay còn gọi là rác hữu cơ, dễ phân hủy ngoài môi trường. Rác thải mềm có nguồn gốc từ sinh hoạt hàng ngày, trong trồng trọt và trong
chăn nuôi. Rác thải mềm không được thu gom, nên từng hộ gia đình sẽ phải tự xử lý rác thải mềm của hộ mình tùy theo điều kiện cơ sở vật chất.