Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 119 - 121)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mớ

4.4.2. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, vì thế phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, cộng đồng. Tuy nhiên, qua thực trạng về công tác quản lý môi trường cho thấy sự nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của mình còn chưa cao. Do đó, việc xây dựng, nhân rộng và tuyên truyền các mô hình điển hình, tiên tiến về bảo vệ môi trường, như: mô hình hợp tác xã vệ sinh môi trường, mô hình đội tự quản vệ sinh môi trường, mô hình bếp ít khói, mô hình 3 sạch: “Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”…các mô hình xã hội hoá bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo tại các huyện ven biển là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tuyên truyền về Luật bảo vệ môi trường và các quy định liên quan thông qua các ngày lễ như: Ngày môi trường Thế giới (05/6), Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, Chương trình Giờ Trái đất. Tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chôn cất tại nghĩa trang nhân dân đã được quy hoạch thay cho chôn cất rải rác.

- Đối với rác thải sinh hoạt: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội; phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng và thực hiện hương ước, quy định, cam kết bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân cư; Hàng năm đưa chỉ tiêu về giữ gìn bảo vệ môi trường để bình xét thi đua khen thưởng, xét tiêu chuẩn cơ quan, làng bản, xóm phố, gia đình văn hoá, nhất là tại thị trấn. Đồng thời cần tiến hành các biện pháp phổ biến kiến thức pháp luật, tuyên truyền, phổ cập hoá nhận thức môi trường theo các chương trình và thông tin môi trường như:

+ Tổ chức các buổi tập huấn, thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ thuật xử lý rác thải cho cán bộ và nhân dân tại khu vực: bao gồm quần chúng nhân dân, thanh niên, học sinh, các đoàn thể,... với các chủ đề: Rác thải và sức khoẻ, vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn,...

+ Tuyên truyền cho người dân về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, tập huấn cho người dân biết cách phân loại rác ngay tại gia đình. Qua đó, giúp họ nâng cao được ý thức giữ gìn vệ sinh cho gia

đình và cộng đồng.

+ Tiến hành tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh của huyện, xã và thị trấn như đọc các thông tin về vệ sinh môi trường, nêu gương những người thực hiện tốt cũng như phê bình những người thực hiện chưa tốt về vấn đề vệ sinh môi trường

+ In các tờ rơi tuyên truyền về rác thải, vệ sinh môi trường phân phát rộng rãi cho người dân. Dựng các pano tuyên truyền về vệ sinh môi trường, nếp sống văn hoá tại xã và thị trấn.

+ Lồng ghép tuyên truyền về ý thức vệ sinh môi trường vào các hoạt động của thôn, xóm như các cuộc họp của thôn, xóm,...

+ Có chính sách giáo dục phù hợp để tự người dân nhận rõ tác hại của rác thải, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Lượng rác thải trong các gia đình không được thu gom cần có biện pháp tự xử lý để tái xử dụng. Ví dụ: Với loại rác thải như thức ăn thừa, rác thải hữu cơ có thể được tận dụng chôn lấp ngay trong vườn nhà; với các loại rác thải vô cơ như chai nhựa, chai thuỷ tinh,... có thể đem bán cho người thu gom phế liệu; còn lại vật liệu phế thải, bao nylon sẽ chứa trong các thùng rác gia đình để chờ thu gom.

+ Hỗ trợ kỹ thuật và động viên các cụm dân cư, xã thôn cùng chương trình môi trường xây dựng các cụm xưởng chế biến/ủ rác thải hữu cơ theo công nghệ Compost để vừa giải quyết được vấn đề sạch môi trường sống, giảm phí tổn chuyên chở rác, chôn rác, vừa tạo ra sản phẩm phân hữu cơ giúp ích cho sản xuất nông nghiệp trong vùng.

+ Nếu cộng đồng/cá nhân không tuân theo quy định hành chính, pháp chế về bảo vệ môi trường sinh sống từ việc tự nguyện thu gom phân loại rác thải sinh hoạt đặc biệt tại những nơi công cộng thì sẽ bị xử lý phạt hành chính của chính quyền địa phương.

- Đối với rác thải nông nghiệp cần tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản.

- Tập trung khuyến nông, chuyển giao cho nông dân kỹ thuật và áp dụng những mô hình canh tác mới thân thiện với môi sinh, môi trường. Sản xuất theo qui trình an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cần khuyến khích áp dụng rộng rãi như: Mô hình trồng rau an toàn, trồng trọt theo tiêu chí

GAP, chăn nuôi gia súc gia cầm theo ngưỡng an toàn sinh học...là những mô hình canh tác bền vững, bảo vệ môi sinh môi trường và mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)