Chỉ tiêu Tổng Hương Nộn Tề Lễ Hiền Quan Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng hộ điều tra 90 100 30 100 30 100 30 100
I. Rác thải sinh hoạt
Thu đốt 15 16,7 8 26,7 6 20,0 1 3,3
Thu gom tập chung 67 74,4 28 93,3 24 80,0 15 50,0
Ðổ ra mương, đường 4 4,4 0 0,0 1 3,3 3 10,0
Chôn 2 2,2 1 3,3 1 3,3 0 0,0
II. Rác sản xuất trồng trọt
Thu đốt 27 30,0 12 40,0 9 30,0 6 20,0
Thu gom tập chung bao bì
thuốc BVTV 49 54,4 25 83,3 18 60,0 6 20,0
Ðổ ra mương, đường 24 26,7 4 13,3 6 20,0 14 46,7
Chôn 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
III. Rác chăn nuôi
Thu đốt 16 17,8 9 30,0 5 16,7 2 6,7
Thu gom tập chung 40 44,4 22 73,3 14 46,7 4 13,3
Ðổ ra mương, đường 12 13,3 1 3,3 3 10,0 8 26,7
Chôn 2 2,2 1 3,3 1 3,3 0 0,0
Tận dụng vỏ bao 29 32,2 12 40,0 9 30,0 8 26,7
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)
Theo thống kê trên địa bàn huyện Tam Nông có khoảng 70% số tổ chức thu dọn định kỳ, trên 30% xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn từ sản xuất nông nghiệp mới đạt khoảng 25 - 30%. Do tỷ lệ
thu gom chưa đáp ứng nhu cầu, nên tại một số xã rác vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ...
- Rác thải sinh hoạt
Tính đến thời điểm điều tra, 100% số thôn, xóm trên địa bàn huyện Tam Nông đã thành lập tổ vệ sinh môi trường. Vì vậy bình quân 74,4% số hộ được điều tra thực hiện gom rác thải tập trung, tập trung cao ở xã Hương Nộn với 93,3% hộ thực hiện. Điều đó cho thấy ý thức bảo vệ môi trường trong những năm gần đây của người dân tăng lên đáng kể, đó chính là kết quả của các hoạt động tuyên truyền kể từ khi huyện triển khai xây dựng tiêu chí nông thôn mới đến các xã.
Hiện nay lượng rác thải rắn trong sinh hoạt hàng ngày không nhiều, do đó hộ dễ dàng phân loại kỹ để dễ dàng xử lý triệt để theo hình thu đốt chiếm 16,7% và chôn lấp chiếm 2,2%. Bên cạnh đó một số hộ còn tận dụng sau khi sử dụng rửa lại bằng nước sạch sau đó phơi khô và dùng tiếp cho lần sau.
Qua điều cho cho thấy 4,4% hộ gần sông, mương, đường vẫn còn thói quen đổ rác thải rắn trực tiếp bên bờ sông, đường làm ảnh hưởng tới môi trường và mỹ quan do rác thải rắn phân hủy ngoài môi trường cần thời gian rất dài.
- Xử lý rác thải rắn trong trồng trọt
Rác thải rắn trong trồng trọt chủ yếu là bao bì chai lọ thuốc bảo vệ thực vật. Trong những năm qua các xã đã chú trọng xây dựng các bể chứa rác thải trồng trọt nhưng số lượng vẫn chưa nhiều. Tính đến tháng 12/2018 mới có khoảng 460 bể rác nông nghiệp được xây dựng tại các xứ đồng đưa vào sử dụng, nên tỷ lệ hộ thu gom rác thải rắn trong trồng trọt mới đạt khoảng trên 50%, còn lại các hộ vẫn xử lý chất thải rắn trong trồng trọt theo phương pháp đổ ra mương, ra đường.
Đối với chất thải rắn như bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật thì việc thu gom còn rất hạn chế. Tuy đây là nguồn chất thải rắn thuộc danh mục độc hại cần thu gom, xử lý đúng quy định, nhưng thực tế qua điều tra cho thấy sau khi được sử dụng phần lớn các "tiện thể" vứt ngay tại bờ ruộng hoặc nguy hiểm hơn, có trường họp còn vứt xuống ao, hồ, đầu nguồn nước sinh hoạt. Mặc dù Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng nông nghiệp và PTNT huyện, Trọng trồng trọt và BVTV huyện đã tuyên truyền vận động, đôn đốc các tổ tự quản môi trường thực hiện công tác tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn và hầu như chưa có mô hình thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật phù hợp với tình hình
thực tế của từng xã. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường trong trồng trọt vì thời gian vỏ bao bì phân hủy dài, bốc mùi độc hại, nằm trong lòng đất cản trở dòng chảy, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
- Rác chăn nuôi
Rác thải rắn trong chăn nuôi chủ yếu là bao bì thức ăn, vỏ thuốc thú y. Có 44,4% hộ thu gom tập trung rác thải rắn chăn nuôi cùng với rác thải sinh hoạt, trong đó nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ cao, điều này được giải thích chủ yếu là do nhận thức cũng như điều kiện kinh tế của nhóm hộ khá quyết định tới việc xử lý rác thải rắn từ chăn nuôi.
Tận dụng vỏ bao bì chăn nuôi sau khi rửa và phơi khô cũng được nhiều hộ áp dụng để xử lý chất thải rắn từ chăn nuôi, qua điều tra có tới 32,2% hộ tái sử dụng vỏ bao. Một trong những thuận lợi trong việc tuyên truyền vận động người dân xử lý rác thải rắn trong chăn nuôi ở huyện Tam Nông là tỷ lệ số hộ áp dụng biện pháp chôn lấp chỉ có 2/90, bởi việc chôn lấp sẽ ảnh hưởng nhiều tới môi trường đất, đặt biệt là việc cải tạo đất khi có thực hiện việc dồn điền đổi thửa.
4.1.3.3. Hoạt động bảo vệ môi trường
Thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới, trong nhưng năm qua, huyê ̣n Tam Nông tăng cường triển khai nhiều biện pháp tı́ch cực nhằm giảm thiểu tı̀nh tra ̣ng ô nhiễm môi trường nông thôn. Nhìn chung người dân xã làm rất tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong dân cư, trồng trọt và chăn nuôi.
a. Hoạt động bảo vệ môi trường khu dân cư
Qua điều cho thấy 100% số hộ được điều tra đều tham gia hoạt động vệ sinh môi trường thôn, xóm trong ngày lễ, ngày vì môi trường. Điều này giúp cho đường làng, ngõ xóm được phát quang, quét dọn thông thoáng, giảm vật cản ngang đường, giảm rác bừa bãi, làng xóm sạch sẽ. Chủ yếu các hộ mới tập trung vào việc vệ sinh hệ thống thoát nước thải do chính hộ tự đầu tư xây dựng mà chưa chú trọng đến việc tham gia vệ sinh cống rãnh thoát nước thải công cộng cho sinh hoạt và nước thải sản xuất chưa cao, mới đạt tỷ lệ 57,8%. Bên cạnh đó hoạt động xử lý nước thải qua 3 bể lắng trước khi ra môi trường được thực hiện không cao tại 3 loại hộ, bình quân chung của các hộ điều tra là 21,1%, trong đó nhóm hộ khá chú trọng việc này hơn cả, có 30,0% số hộ khá có xử lý nước thải qua 3 bể lắng trước khi xả thải ra mương, rảnh (Bảng 4.8).