Kinh nghiệm thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình MTQG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện tiêu chí môi trường thuộc chương trình MTQG

MTQG xây dựng NTM của tỉnh Hậu Giang

Trên cơ sở Chương trình, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh về thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Sở TN&MT Hậu Giang đã ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện tiêu chí 17 về môi trường. Đồng thời, Sở TN&MT còn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như lồng ghép với các cuộc họp tổ, nhóm trong khu dân cư; phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh của phường, xã, thôn xóm; xây dựng pano, khẩu hiệu về NTM và BVMT tại các xã; tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn… Qua đó, góp phần làm chuyển biến nhận thức, hành vi của từng cá nhân, hộ gia đình trong công tác BVMT.

Hàng năm, bằng nguồn vốn sự nghiệp môi trường, Sở đã hỗ trợ các địa phương thực hiện tiêu chí môi trường. Năm 2017, Sở đã hỗ trợ xây dựng 800 hố đốt rác cho hộ dân nghèo trên địa bàn 8 xã; triển khai 91 điểm thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại từ sản xuất nông nghiệp tại các ấp trên địa bàn 7 xã; cải tạo và xây mới 10 lò đốt rác tại 11 điểm trường; xây 3 hệ thống xử lý nước thải của trạm y tế xã; lắp đặt 65 pano tuyên truyền về BVMT tại các ấp, góp phần quan trọng cải thiện môi trường nông thôn. Bên cạnh đó, Sở đã tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ hoạt động trên địa bàn các xã về thực hiện quy định pháp luật trong lĩnh vực môi trường để hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng công

trình xử lý chất thải, nước thải đạt quy chuẩn. Đối với một số xã tập trung nhiều hộ gia đình làm nghề hầm than củi, Sở đã xây dựng đề án chuyển đổi nghề, hoặc đề xuất giải pháp xử lý khói, bụi lò hầm than trước khi thải ra môi trường.

Nhờ những nỗ lực trên, đến cuối năm 2017, Hậu Giang có 23/54 xã đạt tiêu chí về môi trường (chiếm 42,6%). Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 91,49%; các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các xã đã lập các thủ tục về môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, đề án BVMT, kế hoạch BVMT… Tại 23 xã đạt tiêu chí môi trường, khoảng 90 - 95% hộ gia đình có hàng rào cây xanh và bêtông kiên cố, ý thức tạo cảnh quan môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Các xã đã thành lập các tổ đội thu gom rác thải sinh hoạt, việc thu gom rác thải đã đi vào nề nếp, góp phần chấm dứt tình trạng vứt rác xuống lòng sông, lề đường, nơi công cộng. Rác thải sinh hoạt được xử lý bằng biện pháp đốt hoặc chôn lấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)