Huy động nguồn lực từ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 122 - 123)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mớ

4.4.6. Huy động nguồn lực từ dân

Để thực hiện các hoạt động xây dựng tiêu chí môi trường, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ, tín dụng còn có sự đóng góp các nguồn lực của người dân cả về sức người lẫn sức của. Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi từ các công trình, khi họ đã nhận ra được nhu cầu và sự cần thiết của các dịch vụ và công trình công cộng vì môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống thì người dân sẽ tự nguyện tham gia và đóng góp xây dựng.

Không chỉ huy động nguồn lực để xây dựng các công trình công cộng vì môi trường của xã và xóm như thu gom rác, xây rãnh thoát nước chung, đổ đường dong xóm đạt 3m,….chúng ta cần khuyến khích và hỗ trợ cho người dân cả công nghệ và vốn để mỗi hộ dân tự xây dựng các công trình vì môi trường và sức khỏe của gia đình mình như xây bình ủ khí sinh học Bioga, nhà tiêu tự hoại, bể nước mưa….

Cần thực hiện tốt công tác vận động người dân tham gia vào các hoạt động trồng cây xanh trên các trục đường làng, ngõ xóm, đường giao thông nội đồng thông qua việc phát động Tết trồng cây, trồng cây tạo bóng mát…

Đối với các công trình Nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang nhân dân đã đóng cửa sẽ tiến hành huy động các đoàn thể, các cấp chính quyền cải tạo, trồng cây xanh. Đối với các công trình quy hoạch mới sẽ xây dựng hương ước để duy tu, quản lý phù hợp.

Thực hiện trao quyền kiểm tra, giám sát và khuyến khích kiến nghị lên cấp huyện thông qua các cuộc tiếp dân vào thứ 4 và thứ 6 hàng tuần cho công đồng dân cư nơi có các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm.

Việc cần làm và quan tâm hiện nay là định hướng giúp dân nhận ra được sự cần thiết của các dịch vụ, công trình, hoạt động vì môi trường giúp nâng cao đời sống và phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện nguồn lực của dân. Giúp người dân nhận thức rõ vai trò của mình, cần phải có ý thức tự lập chủ động được nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Nguồn lực của nhân dân là lớn nhất và quan trọng nhất, và là đòn bẩy để các hoạt động xây dựng môi trường bền vững được thành công, hộ không chỉ đóng góp sức lao động, tiền của mà họ là người trực tiếp được hưởng lợi của các hoạt động đó. Việc huy động nguồn lực từ dân sẽ giúp người dân có ý thức sử dụng, bảo vệ và duy trì công trình vì môi trường tốt, bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)