Những thuận lợi, khó khăn của huyện trong thực hiện chương trình mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

3.1.4. Những thuận lợi, khó khăn của huyện trong thực hiện chương trình mục

mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

3.1.4.1. Về thuận lợi

Tam Nông là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Phú Thọ có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội vì gần thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá và nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội. Trình độ dân trí của nhân dân tương đối cao nên việc triển khai thực hiện chương trình XD NTM trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi: Tam Nông được coi là huyện trọng điểm sản xuất lương thực, chăn nuôi công nghệ cao của tỉnh Phú Thọ, có đất đai màu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng, đồi núi thấp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt cho cây lúa, rau màu và một số loại đặc sản. Bên cạnh đó, huyện được tỉnh quy hoạch là vùng thủ

đô, rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ trong tương lai.

Tình hình chính trị trên địa bàn huyện ổn định, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, kinh tế, văn hoá - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước, của tỉnh được triển khai tương đối đồng bộ đồng thời huyện lại có xuất phát điểm XD NTM khá thuận lợi khi ở các xã, bình quân các tiêu chí đạt 9,6/19 tiêu chí/xã (thời điểm năm 2011), cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh. Tam Nông là huyện có hệ thống tuyên truyền, cổ động trực quan được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư như: hệ thống pa nô, áp phích, băng zôn, cổng chào, bảng led điện tử, đặc biệt là hệ thống truyền thanh cơ sở phủ sóng đảm bảo tới 100% khu dân cư. Vì vậy góp phần làm cho công tác tuyên truyền, vận động được triển khai tích cực, đồng bộ, có hiệu quả đã tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trong tổ chức thực hiện chương trình NTM trên địa bàn huyện.

Trong những năm gần đây huyện Tam Nông luôn có tốc độ phát triển kinh tế thứ 2, 3 của tỉnh, vì vậy việc huyện đã thực hiện nhiều chủ trương nhằm phát triển toàn diện về kinh tế nông nghiệp, tăng mức thu nhập cho người dân nông thôn. Trọng tâm là 4 chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm như: Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, cận đô thị; chăn nuôi bò, lợn thịt chất lượng cao; phát triển cây sơn nhựa; phát triển nuôi trồng thủy sản.

Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất; tổ chức rà soát, bố trí phân vùng sản xuất, tăng cường liên kết với doanh nghiệp đưa giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất;... tạo đà thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.

3.1.4.2. Về khó khăn

Trong quá trình quản lý nhà nước thực hiện XD NTM, huyện Tam Nông còn gặp nhiều khó khăn, đó là:

- Giai đoạn 2011 – 2016, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đầu tư công được quản lý, thắt chặt. Một số bộ phận cán bộ, nhân dân nhận thức chưa sâu sắc về chủ trương, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước trong xây dựng các công trình NTM.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ còn khó khăn; ngành nghề phát triển chậm, còn nhiều lao động khu vực nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp;...

- Việc tổ chức thực hiện sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, dồn đổi ruộng đất gặp nhiều khó khăn do tính chất nguồn gốc đất đai của từng hộ gia đình, trong khi đó nhu cầu đầu tư của DN cần có diện tích lớn, khoảng 40- 50 ha. Vì vậy việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

- Do diễn biến bất thường thời tiết, các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất; cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng chưa đồng bộ, trong khi đó nguồn vốn, kinh phí đầu tư còn nhiều khó khăn. Các tiêu chí chưa hoàn thành đều là các tiêu chí cần nguồn lực đầu tư tài chính lớn mà nguồn lực tài chính từ ngân sách còn nhiều hạn chế.

- Xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng hợp có phạm vi ảnh hưởng rộng, trong khi đó kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý và điều hành chương trình chưa nhiều.

- Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ, còn nặng tư tưởng ỷ nại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Bảng 3.4. Xã và tiêu chí chọn xã khảo sát

STT Tên xã Đặc điểm kinh tế Lộ trình xây dựng nông thôn mới

1 Hương Nộn Xã thuần nông Xã điểm xây dựng nông thôn mới (đã đạt chuẩn năm 2016)

2 Tề Lễ Xã đang phát triển chăn nuôi công nghệ cao

Xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019

3 Hiền Quan

Xã thuần nông, có nhiều đồng bào công giáo sinh sống

Xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

nông thôn mới và đã đạt chuẩn NTM năm 2016; xã Tề Lễ là xã đang phát triển chăn nuôi công nghệ cao (đã được tỉnh quy hoạch) và phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019; xã Hiền Quan, là xã thuần nông, đông dân cư có nhiều đồng bào công giáo sinh sống, giáp với thị xã Phú Thọ thực hiện xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 – 2020.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chính sách, chủ trương của tỉnh Phú Thọ, của huyện Tam Nông về thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, về quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn…

Những tài liệu, số liệu này đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các báo cáo,.... Nó được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo, cụ thể: Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa phương các năm; báo cáo hằng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; báo cáo sơ kết chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015 và kế hoạch triển khai thực hiện 2016 – 2020 của huyện, xã; báo cáo đại hội đảng bộ huyện, xã; Niên giám thống kê hàng năm; Các báo cáo HĐND huyện, xã của huyện Tam Nông và của các công trình nghiên cứu. Số liệu thống kê về đất đai, dân số, lao động và số liệu thống kê về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện. Thu thập số liệu về việc thực hiện Chương trình MTQG nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2018.

- Số liệu thứ cấp là những số liê ̣u có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành, thông tin số liê ̣u nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a. Chọn mẫu nghiên cứu: 110 mẫu, số mẫu được phân chia như sau:

- Tiến hành điều tra mẫu 90 hộ của 3 xã trong huyện, trong mỗi xã tiến hành điều tra 30 hộ. Trên cơ sở đặc điểm thực hiện tiêu chí môi trường ở các thôn tại 03 xã, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên từ 3-4 hộ gia đình nằm trên trục đường chính của mỗi thôn.

- Các hộ được chọn là những hộ nằm trên chục đường chính của xã, phân loại theo mức thu nhập: hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá.

- Bên cạnh việc chọn khảo sát các hộ nông dân, đề tài còn tiến hành phỏng vấn 20 cán bộ thuộc các phòng, ban của huyện, xã bao gồm: Thành viên BCĐ xây dựng NTM huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng nông nghiệp và PTNT, phòng TC- KH, Ban quản lý DA xây dựng các công trình công cộng của huyện, lãnh đạo các xã và cán bộ địa chính – NN - MT xã và công nhân thu gom rác thải của xã.

- Mặt khác tiến hành khảo sát các thành viên tổ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn các xã nghiên cứu.

Bảng 3.5. Mẫu điều tra, khảo sát

STT Mẫu điều tra Số mẫu

I Hộ dân 90

1 Xã Hương Nộn 30

2 Xã Tề Lễ 30

3 Xã Hiền Quan 30

II Cán bộ huyện, xã 14

1 Thành viên BCĐ xây dựng NTM huyện: Phó ban, Thành viên BCĐ 4 2 Cán bộ các phòng, ban, đơn vị liên quan của huyện 4

3 Lãnh đạo các xã và cán bộ địa chính - NN - MT 6

III Tổ chức thu gom rác thải 6

1 Công nhân thu gom, xử lý giác thải tại các xã 6

IV Tổng cộng 110

b. Nội dung điều tra:

- Các thông tin về chủ hộ;

- Thông tin về tình hình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn xã; - Thực trạng môi trường nông thôn;

- Những chủ trương, chính sách về môi trường đã được triển khai và kết quả thực hiện;

- Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

- Kiến nghị, bổ sung những cơ chế quản lý môi trường nông thôn mới ở địa phương.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liê ̣u thu thâ ̣p được sau đó xử lý trên bảng tính Excel, phân tích đánh giá tı̀nh hı̀nh thực hiê ̣n.

+ Phỏng vấn nhóm: Tại mỗi xã tổ chức thảo luận nhóm có sự tham gia của người dân và cán bộ địa phương, số người tham gia thảo luận nhóm là 10 người/cuộc thảo luận. Số người được tham gia thảo luận sẽ được lựa chọn tương tự như lựa chọn phỏng vấn.

+ Cây vấn đề: Được sử dụng nhằm chỉ ra những yếu tố ảnh hướng đến quản lý môi trường ở địa phương, trong đó chỉ ra đâu là yếu tố cốt lõi cần có giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề về môi trường và quản lý môi trường.

+ Xếp hạng thứ tự ưu tiên: là công cụ được sử dụng trong đề tài nhằm xác định mức độ khó khăn trong quá trình hoạch định các giải pháp và mức độ thực hiện các giải pháp quản lý môi trường. Đồng thời kết quả của quá trình xếp hạng thứ tự ưu tiên sẽ chỉ ra những giải pháp sẽ được quan tâm và cần thiết nhất trong thời gian tới. Đó là một trong những căn cứ quan trọng để đề tài đưa ra các kiến nghị về giải pháp quản lý môi trường nông thôn.

3.2.4. Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích so sánh - Phương pháp phân tích so sánh

+ Sử dụng cách thức so sánh: trước và sau khi thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa huyện

+ Đối chiếu, so sánh mục tiêu của chủ trương, chính sách các giải pháp cải thiện môi trường nông thôn của Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp với kết quả thực hiện.

- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin rộng rãi từ các chuyên gia qua các hội nghị, hội thảo, điều tra, phỏng vấn trực tiếp người có kinh nghiệm trong lĩnh vực của đề tài nghiên cứu trong việc xác định những khó khăn, vướng mắc, xây dựng phương hướng và giải pháp quản lý môi trường nông thôn mới.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá việc cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế; - Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh;

- Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.

3.2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nước thải

- Số hộ đăng ký tham gia thu gom;

- Số hộ thu gom chất thải, nước thải thực tế; - Tỷ lệ hộ phân loại rác thải;

- Tỷ lệ chất thải, nước thải được xử lý trước khi chôn lấp; - Tỷ lệ hộ trả chi phí thu gom;

- Tỷ lệ người dân thu gom và xử lý rác thải trong sản xuất nông nghiệp đúng quy trình.

3.2.5.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện tiêu chuẩn môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh;

- Số lượng và tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất theo quy định;

- Số lượng cơ sở kinh doanh vi phạm trong thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất, kinh doanh;

- Tỷ lệ chất thải trong sản xuất nông nghiệp được thu gom và xử lý theo quy trình.

3.2.5.4. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch tình hình thực quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn các xã

- Số lượng thôn có quy hoạch đất làm nghĩa trang;

- Tỷ lệ hộ dân thực hiện việc an táng người chết phù hợp với tín ngưỡng, phong tục tập quán của địa phương.

3.2.5.5. Chỉ tiêu đánh giá về cảnh quan, đường làng, ngõ xóm

- Số thôn có đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường khi đáp ứng các yêu cầu;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN TAM NÔNG

4.1.1. Khái quát về thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông Tam Nông

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Nghị quyết số 28- NQ/TU 20/11/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tam Nông đã chỉ đạo, triển khai thực hiện. Dưới sự lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương, các cán bộ đảng viên và nhân dân trong huyện đã tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM’’. Sau 8 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Huyện Tam Nông đã thu được những kết quả tích cực, được tỉnh Phú Thọ đánh giá là một trong những huyện đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, kết quả cụ thể như sau:

- Số xã đạt chuẩn NTM là: 6 xã, gồm: Thượng Nông, Dậu Dương, Hương Nộn, Cổ Tiết, Hồng Đà, Vực Trường;

- Số xã cơ bản đạt chuẩn là: 04 xã, gồm: Tứ Mỹ, Tề Lễ, Tam Cường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)