Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.2. Vai trò của việc quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay không riêng gì ở thành phố, các khu công nghiệp, mà ngay ở địa bàn nông thôn tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên bức xúc. Do đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ gặp khó khăn, không thành công như mong đợi nếu bỏ qua yếu tố môi trường.
Thực tế cho thấy trong thập niên 80 của thế kỷ XX, đứng trước sức ép về lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội, nông dân tập trung tăng mùa, chuyển vụ, thâm canh để tăng năng suất, sản lượng cung ứng thị trường mà ít quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp. Điều dễ nhận thấy nhất là tăng nhanh vòng quay đất trồng trọt mà không chú trọng đúng mức đến các giải pháp tái tạo độ phì nhiêu khiến đất đai sớm bạc màu. Sử dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan trong trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống của nhiều loại thủy sản, môi trường sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác và sức khỏe con người.
Những địa phương, cơ sở phát triển mạnh trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm thường gây ô nhiễm môi trường. Những cánh đồng trồng lúa năng suất cao, trồng rau màu chuyên canh làm cho môi trường ngày càng giảm cấp, nguồn lợi thủy sản cũng bị cạn kiệt. Điều này đòi hỏi việc quản lý môi trường ngày càng trở nên cấp thiết.
Trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí thứ 17 là tiêu chí về môi trường, bao gồm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Mặc dù chủ trương xây dựng nông thôn mới là mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên có những chỉ tiêu gắn kết thiết thực với đời sống sinh hoạt của người dân như nước sạch cần phải tập trung xây dựng sớm. Bảo vệ môi trường gắn với bảo vệ sức khỏe con người là một trong những yêu cầu bức thiết trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Đặc biệt vấn đề môi trường cần phải đặc biệt quan tâm trong khi định hình nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.
Yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp và tại các vùng nông thôn là cần tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản; thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp; hạn chế, chống lạm dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong canh tác nông nghiệp; hướng dẫn người dân thu gom, xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hóa chất.
Bên cạnh đó cần chuyển giao kỹ thuật và áp dụng những mô hình canh tác mới thân thiện với môi sinh, môi trường gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý những vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc gây ô nhiễm hoặc hủy hoại nguồn lợi thủy sản trên sông và trong nội đồng bằng những phương pháp đánh bắt bị cấm như xung điện, chất nổ… Khuyến khích người dân áp dụng rộng rãi qui trình an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản như mô hình trồng rau an toàn, trồng trọt theo tiêu chí GAP, chăn nuôi gia súc gia cầm theo ngưỡng an toàn sinh học...
trường và mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Mặt khác, chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong những năm tới cần tiếp tục được đẩy mạnh.
Việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn bao gồm các hoạt động: Xây dựng, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải; nâng cấp nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái, phát triển cây xanh ở các khu công cộng…