Thực trạng quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 83 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý môi trường trong thực hiện chương trình MTQG xây

4.1.4. Thực trạng quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu

Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Tam Nông

4.1.4.1. Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng

a. Công tác quy hoạch

Hiện nay công tác quy hoạch nông thôn mới đã được triển khai trên tất cả các xã của Tam Nông, kết quả quy hoạch đã được phê duyệt và công bố, trong đó có việc quy hoạch các khu sản xuất tập trung, các điểm thu gom rác thải, quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn. Kết quả khảo sát về sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch cho thấy, hầu hết các địa phương đều có sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch. Tuy việc quy hoạch còn một số hạn chế song nó có vai trò tiền đề, tạo điều kiện khai thác hợp lý, phát huy được những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự liên kết trong vùng, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất... một cách bền vững cho địa phương trong thời gian tới. Đồng thời việc phủ kín quy hoạch nông thôn mới cũng góp phần từng bước nâng cao điều kiện sống, dân trí của người dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại ở khu vực nông thôn.

Tuy 100% các xã trên địa bàn huyện đã công bố quy hoạch,nhưng việc triển khai cắm mốc quy hoạch còn chậm mới đạt khoảng 30 %. Trong khi đó, công tác cắm mốc quy hoạch thực sự cần thiết trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới cũng như trong công tác xây dựng nông thôn mới nói chung, góp phần hiệu quả cho việc quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch.

Một công cụ khác giúp cho quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới hiệu quả là việc ban hành các quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch cũng được các địa phương thực hiện rất hạn chế. Mặc dù trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Thông tư số 09/2010/TT-BXD và Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT đều có hướng dẫn cụ thể về xây dựng quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Bộ Xây dựng cũng đã hướng dẫn mẫu quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch trong các đồ án quy hoạch xã nông thôn mới nhưng trên thực tế, cho đến nay các xã được phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hầu như chưa xây dựng quy định quản lý.

Những vấn đề trên đang dẫn đến tình trạng hiện các khu sản xuất tập trung đã được quy hoạch song có rất ít cơ sở sản xuất kinh doanh di chuyển ra, tình trạng các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn hoạt động xen kẽ các khu dân cư còn rất lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của các hộ dân.

Thực tế, qua điều tra cho thấy rằng các cơ sở chuyển toàn bộ là các cơ sở sản xuất với quy mô lớn, chủ là các doanh nghiệp với diện tích quy mô trên 1.000 m2/1cơ sở và một số cơ sở là hộ có diện tích trong khu dân cư chật hẹp. Mọi công đoạn từ nguyên vật liệu đầu vào đến quá trình sản xuất đều tại một khu, sau khi sản phẩm làm xong chuyển ra kho và chờ bày bán. Tất cả các công đoạn trên đều diễn ra tại một khu vực nên việc giám sát mọi hoạt động của chủ cơ sở được diễn ra thuận lợi, giảm được chi phí quản lý ở trong khu dân cư lẫn ngoài.

Các cơ sở chuyển ra phần nhiều chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, chuyển ra khu sản xuất tập trung gồm các công đoạn hoàn thiện sản phẩm chờ tiêu thụ.

b. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Tính đến hết năm 2018, Tổng nguồn vốn huy động thực hiện đầu tư xây dựng các công trình, gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện: 438.350,9 triệu đồng. Trong đó: Vốn trực tiếp từ chương trình MTQG xây dựng NTM (Trung ương, tỉnh): 36.870,4 triệu đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 207.990,5 triệu đồng, vốn cộng đồng dân cư (ngày công; tiền mặt; hiện vật và hiến đất,...): 193.490 triệu đồng. Nguồn vốn hỗ trợ cho việc xây dựng và nâng cấp đường giao thông nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 40,8%, vốn

xây dựng hệ thống công trình cung cấp nước sạch chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Bảng 4.10. Tình hình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý môi trường huyện Tam Nông đến 2018

TT Nội dung ĐVT 2016 2017 2018

* Giao thông:

- Số km đường giao thông được làm mới Km 86,5 101,4 135,5

- Số km đường được nâng cấp Km 90,7 121,4 140,5

* Công trình cấp nước sạch:

- Số công trình cấp nước sạch được xây

dựng, nâng cấp CT 1 2 2

- Số km đường ống đến các hộ gia đình Km 90,6 114,8 125,4

* Số xã, thị trấn có hệ thống điện đạt

chuẩn 20 20 20

* Cơ sở vật chất phục vụ môi trường

Số xã có nghĩa trang tập trung (Tỷ Lệ) % 48,6 55,7 60,4 Số xã có bãi rác thải tập trung được quy

hoạch (Tỷ lệ) % 60,0 70,0 95,0

Nguồn: Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Tam Nông (2018)

Trong giai đoạn 2016 - 2018, công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng quản lý môi trường được huyện Tam Nông chú trọng đầu tư, triển khai toàn diện trên tất cả các mặt gồm: giao thông, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động môi trường, công trình cấp nước sạch, điện, hệ thống thu gom rác thải nhà ở dân cư, xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa… đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tình hình triển khai các hoạt động trong những năm qua được thể hiện cụ thể như bảng sau:

4.1.4.2. Tổ chức thực hiện quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông

a. Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới

Sơ đồ 4.1. Phân cấp quản lý xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông

Bộ máy quản lý môi trường ở huyện được chia làm 4 cấp. Cấp huyện: Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông đã thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 gồm 39 thành viên do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khồi kinh tế và Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn làm Phó ban, Trưởng các phòng, ban ngành có liên quan làm thành viên.

Cấp xã: Thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý Chương trình nông thôn mới

Cấp huyện

Ban chỉ đạo, xây dựng NTM

Cấp xã BCĐ, Ban quản lý,

xây dựng NTM

Cấp thôn Ban phát triển thôn

Cộng đồng

Người dân thực hiện

Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Phó chủ tịch UBND

huyện phụ trách khồi kinh tế và

phòng Nôngnghiệp &PTNT

làm Phó ban

Bí Thư, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban

Trưởng khu làm trưởng ban, phó khu hoặc đội

trưởng làm phó ban

Trưởng xóm trực tiếp quản lý và đôn đốc thực hiện

(do Đ/c bí thư xã là trưởng ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban quản lý, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, địa chính - môi trường, công an, quân sự, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên...).

Ngoài ra các xã còn thành lập các tiểu ban thực như: Tiểu ban môi trường, phát triển sản xuất, giao thông thủy lợi, an ninh... và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư).

Thôn, xóm: Thành lập Ban phát triển thôn để vận động nhân dân thực hiện tiêu chí môi trường, trong đó có trưởng xóm làm trưởng ban, đội trưởng làm phó ban, các hội phụ trách các lĩnh vực.

Cộng đồng dân cư: Trong mỗi xóm sẽ cử ra trưởng xóm ( tổ trưởng tổ liên gia) giám sát quá trình thực hiện và quản lý môi trường khu vực mình.

Bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở đã cơ bản phát huy tốt vai trò, chức năng trong chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình tại các địa phương. Tổ chức triển khai quán triệt các nội dung văn bản chỉ đạo của cấp trên đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, để các cấp, các ngành và nhân dân triển khai thực hiện. Đồng thời, UBND huyện đã xây dựng và ban hành nhiều loại văn bản để chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã phân công nhiệm vụ cho các cơ quan và từng thành viên BCĐ xây dựng NTM huyện theo dõi, chỉ đạo từng tiêu chí, từng nội dung theo từng lĩnh vực chuyên môn được phụ trách. Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, một năm tổ chức họp đánh giá sơ kết, tổng kết giữa các thành viên BCĐ huyện với Trưởng BCĐ, BQL xây dựng NTM các xã, để kiểm điểm đánh giá tiến độ và rút kinh nghiệm trong triển khai xây dựng NTM.

Ý thức trách nhiệm của Ban chỉ đạo các cấp đã được nâng lên rõ rệt, từ đó công tác chỉ đạo được tăng cường, đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia chương trình và vai trò trách nhiệm của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã được phát huy, phần lớn các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của các xã được cải thiện về mức độ, tăng về số lượng, chất lượng tiêu chí đạt được; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc... Đặc biệt lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng,

chính quyền được nâng lên. Vì vậy sau 8 năm triển khai thực hiện chương trình đã đạt được những kết quả tích cực, đã có 6/19 xã đạt chuẩn NTM, đạt 300% kế hoạch ( kế hoạch tỉnh giao là 2 xã), được UBND tỉnh, BCĐ NTM tỉnh đánh giá là huyện đi đầu trong việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cụ thể như: Một bộ phận cấp ủy, chính quyền, BCĐ xây dựng NTM tại một số xã chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của Chương trình MTQG xây dựng NTM, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là trong bố trí nguồn lực cho Chương trình; Quan hệ phối hợp trong chỉ đạo có nơi chưa thường xuyên, việc đánh giá và xếp loại các tiêu chí chưa được chính xác, một số nơi chưa có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu kịp thời, chặt chẽ, nhất là thời kỳ đầu triển khai Chương trình. Một số ngành chưa đặt rõ nhiệm vụ thực hiện tiêu chí nông thôn mới của ngành là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của toàn ngành từ huyện đến xã; Cán bộ văn phòng điều phối của huyện chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa chuyên nghiệp vì vậy hoạt động còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới các cấp còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ.

b. Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý môi trường của huyện

Hệ thống tổ chức quản lý môi trường gồm 3 cấp, trong đó quản lý chung là UBND huyện. UBND huyện có chức năng ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện; Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường tại huyện Tam Nông

Các chức năng này được thông qua cơ quan chuyên môn là Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Đây là cơ quan tham mưu việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn Huyện, trình UBND huyện phê duyệt, đồng thời lập dự toán kinh phí để phòng tài chính huyện xem xét trình UBND huyện phê duyệt kinh phí thanh tra, kiểm tra. Để có thông tin để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra phòng Tài nguyên và Môi trường thu thập các thông tin, dữ liệu từ cán bộ địa chính phụ trách mảng môi trường cung cấp.

Đối với việc thu gom, xử lý rác thải đối với địa phương UBND huyện phân cấp giao cho UBND các xã quản lý và triển khai thực hiện. UBND xã

UBND HUYỆN PHÒNG TN& MT UBND XÃ CB MT XÃ DOANH NGHIỆP TỔ THU GOM GIAO THÔNG QH KHU RÁC THẢI QH NGHĨA TRANG TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP NGƯỜI DÂN

thành lập các tổ thu gom giác thải tại các khu dân cư .Hiện nay, việc thu gom được thực hiện tương đối tốt trên địa bàn các xã, giác thải được tổ thu gom mỗi tuần 3 lần, được vận chuyển đến khu giác thải tập trung của xã.

c. Tuyên truyền vận động người dân tham gia thực hiện tiêu chí môi trường

* Cách thức tuyên truyền

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Qua đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động; phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Làm cho từng người dân, cộng đồng dân cư, nhất là ở các địa phương đang trực tiếp triển khai thực hiện nhận thức đầy đủ và sâu sắc, xác định rõ hơn trách nhiệm với vai trò là chủ thể trực tiếp thực hiện xây dựng nông thôn mới với phong trào thi đua “Vệ sinh môi trường nông thôn”. UBND huyện đã ban hành công văn nêu rõ hình thức, nội dung và cách thức tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

Tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt, các cuộc họp, các cuộc sơ kết, tổng kết. Tuyên truyền bằng các băng rôn, biểu ngữ; Các nội dung tuyên truyền thường được công khai trên các bản tin tại nhà văn hóa các thôn và trụ sở Uỷ ban nhân dân xã. Đài phát thanh của xã, của thôn là phương tiện truyền thanh rất tốt trong việc triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới.

Tuyên truyền trước tiên cho các thành viên, hội viên trong tổ chức của mình, sau khi đã thông hiểu, các thành viên này tiếp tục tuyên truyền cho người thân, gia đình, làng xóm biết và cùng tham gia. Tuyên truyền thông qua các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên với mô hình “Ngày Chủ nhật xanh”; Mặt trận Tổ quốc với mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”; Hội Phụ nữ xã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nâng cao ý thức vệ sinh môi trường thông qua các buổi sinh hoạt chi hội, triển khai phong trào “5 không, 3 sạch”,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 83 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)