Sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý môi trường trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 108 - 112)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý môi trường trong thực hiện chương

4.2.2. Sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý môi trường trên địa

bàn huyện

* Sự tham gia của người dân vào phát triển hệ thống cây xanh

Song song với việc xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong những năm qua để thúc đẩy thực hiện tiêu chí số 17 huyện Tam Nông đã chú trọng đến công tác phát động và thực hiện các hoạt động cải thiện môi trường xanh sạch đẹp. Định kỳ hàng năm các tổ chức xã hội tổ chức các phong trào trồng cây xanh công cộng, trồng cây trên đường giao thông, đường trục chính nội đồng. Tuy nhiên kết quả đến nay tỷ lệ km đường giao thông được trồng cây xanh còn thấp, đặc biệt là giao thông nội đồng.

Bảng 4.22. Thực trạng quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn huyện Tam Nông

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số km (Km) CC (%) Số km (Km) CC (%) Số km (Km) CC (%) Tổng số km đường giao thông 263,5 100 281,5 100 281,5 100

Số km được trồng cây xanh 36 13,7 44 15,6 57 20,2

Tổng số km đường trục chính

nội đồng 170 100 173 100 178 100

Số km được trồng cây xanh 3,0 1,8 4,5 2,6 5,0 8,9

Nguồn: Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Tam Nông (2018)

Nguyên nhân của việc hệ thống đường giao thông chưa được trồng cây xanh là do việc xã hội hóa phát triển cây xanh chưa được chú trọng. Việc phát triển cây xanh chưa thể gắn lợi ích của từng tổ chức, cá nhân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh với lợi ích chung của cộng đồng.

trục giao thông chính nội đồng theo hướng bền vững, cần đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”, “Ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp”, “khuyến xanh” gắn với phong trào thi đua “dân vận khéo” trong trồng, chăm sóc, bảo về cây xanh.

Hơn nữa, cần thực hiện tốt quan điểm “Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt” trong công tác vận động nhân dân tham gia trồng, chăm sóc, bảo về cây xanh. Ngoài ra, còn cần tạo điều kiện để nhân dân thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển cây xanh, củng cố lòng tin của nhân dân vào các chủ trương, chính sách đúng đắn đó theo Pháp lệnh dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển cây xanh là trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.

* Vai trò của người dân trong giám sát cộng đồng đối với các doanh nghiệp tại địa phương

Hiện nay, trong quản lý môi trường ở huyện Tam Nông nổi cộm lên một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn gây ra. Trong quá trình địa phương đẩy mạnh CNH, HĐH thì vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hiện nay, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các cụm, điểm công nghiệp đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.

Cùng với sự ra đời của các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện cũng có sự phục hồi và phát triển như nghề dệt chiếu, nghề đúc đồng, nghề làm hương, mây tre đan... Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm

không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 thải ra trong quá trình sản xuất khá cao.

Bên cạnh đó, hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp, hoạt động sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, việc thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.

Bảng 4.23. Đánh giá của cán bộ về tầm quan trọng của các bên trong quản lý môi trường

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Chính quyền 14 46,67 5 16,67 11 36,67 Doanh nghiệp 8 26,67 19 63,33 3 10,00

Tổ thu gom rác thải 4 13,33 11 36,67 15 50,00

Người dân 13 43,33 14 46,67 3 10,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Từ đó, để giảm thiểu ô nhiễm thì cần trao quyền cho người dân và các cộng đồng dân cư trong việc tiếp nhận thông tin, thảo luận, thực hiện và giám sát các hoạt động liên quan đến môi trường của tất cả các doanh nghiệp, làng nghề không phân biệt quy mô, kể cả các doanh nghiệp nhà nước.

Theo đánh giá của cán bộ được khảo sát cho thấy việc quản lý môi trường hiện không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối cần có sự vào cuộc của cấp quản lí, các doanh nghiệp và của toàn xã hội, trong đó vai trò của cán bộ, người dân được đánh giá cao nhất với trên 40% đánh giá mức độ rất quan trọng, 26,67% cán bộ

cho rằng các doanh nghiệp cần phải tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện đầy đủ cam kết bảo vệ môi trường sẽ giúp cho tình trạng ô nhiễm môi trường giảm xuống.

Theo đánh giá của cán bộ các cấp công tác tuyên truyền hiệu quả nhất là việc triển khai các cuộc họp đến từng thôn khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng đời sống trong nhân dân. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người dân còn ngại tham gia góp ý tại các cuộc họp. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do cán bộ còn ít tạo điều kiện để người dân tự đóng góp ý kiến, trao đổi, phân tích và vận động nhau cùng tham gia các hoạt động. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia góp ý kiến của họ trong các cuộc họp. Phần lớn họ có ý kiến khi có sự việc liên quan trực tiếp đến bản thân, họ cho rằng chỉ cần đến họp nghe cán bộ truyền đạt thông tin là được.

* Nhu cầu của người dân trong sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện

Kết quả tổng hợp từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện hiện nay tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch trên địa bàn còn khiêm tốt, chiếm 45,6% tổng số hộ trên địa bàn huyện. Còn lại các hộ dân hiện nay vẫn sử dụng giếng khoan là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu (Chiếm 55,4% tổng số hộ trên địa bàn toàn huyện).

Những năm gần đây, mặc dù địa phương đã có những cố gắng trong việc kêu gọi đầu tư cung cấp nước sạch trên địa bàn nhưng do chưa xác định được nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn nên khả năng đầu tư còn hạn chế. Việc phải chi khoản đầu tư lớn xây dựng cơ sở hạ tầng theo mô hình xã hội hóa đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đầu tư mở rộng mô hình nước sạch nông thôn.

Theo điều tra cho thấy, có khoảng 60% hộ dân được phỏng vấn không có nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch vì họ cho rằng hiện nay nguồn nước sinh hoạt của họ còn bảo đảm vệ sinh, 40% nhận thức rằng nguồn nước giếng khoan hiện nay đang bị ô nhiễm và họ có nhu cầu sử dụng nước sạch và sẵn lòng chi trả tiền sử dụng hàng tháng.

* Nhu cầu về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ dân

Như vậy để tránh tình trạng tự phát các điểm tập trung rác thải thì các địa phương cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu gom rác thải tại các điểm dân cư. Điều này không dễ dàng khi ngân sách địa phương có hạn. Vậy việc thu gom rác thải mất phí có được không? Và khả năng chi trả của các hộ dân ở mức nào để hệ thống có thể vận hành được? Qua kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng

việc thu gom và xử lý rác thải là nhu cầu của toàn xã hội, kể cả người có thu nhập cao trên 3 triệu đồng hay thấp 400 nghìn đồng/người/năm, khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu về chất lượng môi trường của con người cao hơn so với khi có mức thu nhập thấp, vì vậy người có thu nhập cao sẽ có xu hướng sẵn lòng chi trả cao hơn cho hàng hoá chất lượng môi trường. Ý thức bảo vệ môi trường, mong muốn có môi trường xanh, sạch đẹp là tùy vào nhận thức, trình độ của mỗi người dân. Trình độ học vấn cao thì nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường càng tăng và sự chênh lệch tương đối lớn. Bên cạnh đó có thể thấy, trình độ học vấn có liên quan tới thu nhập của người dân từ đó ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả về hàng hóa dịch vụ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)