Chỉ tiêu Tổng Hộ nghèo Hộ TB Hộ khá Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Tổng hộ điều tra 90 30 30 30
Không sử dụng thuốc diệt cỏ ở
bờ đường, mương 44 48,9 18 60,0 16 53,3 10 33,3
Tham gia tổ vệ sinh môi trường
làng, xóm 90 100,0 30 100,0 30 100,0 30 100,0
Có khai thông cống rãnh hàng
năm 52 57,8 17 56,7 18 60,0 17 56,7
Tham gia trồng cây bải vệ môi
trường 24 26,7 10 33,3 8 26,7 6 20,0
Thu gom phân loại rác 55 61,1 20 66,7 18 60,0 17 56,7
Không vứt rác ở đường, sông 50 55,6 19 63,3 17 56,7 14 46,7 Xử lý nước thải qua 3 bể trước
khi ra mương, rãnh 19 21,1 4 13,3 6 20,0 9 30,0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)
Bên cạnh đó, hoạt động thu gom phân loại rác, không vứt rác bừa bãi ở đường, mương được thực hiện tương đối tốt, với tỷ lệ bình quân chung 55,6% hộ không vứt rác ở đường, sông; trong đó nhóm hộ nghèo với 63,3% hộ dân tham gia, nhưng giảm ở các hộ có điều kiện kinh tế khá với 46,7% hộ tham gia. Hoạt động thu gom phân loại rác giúp rác được xử lý tốt hơn, giảm lượng rác bừa bãi trong nhà, vườn, mương, đường, từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường đất (Bảng 4.8).
Công tác bảo vệ môi trường thông qua hoạt động trồng cây xanh bảo vệ môi trường được thực hiện chưa tốt khi chỉ có 26,7% hộ tham gia trồng cây xoan, vải ở bờ sông và được tự quản lý thu hoạch. Hoạt động này chủ yếu là của các hộ nghèo do hộ có nhu cầu lấy gỗ và trồng cây ăn quả để tăng thu nhập (Bảng 4.8).
Tỷ lệ hộ không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc diệt ốc ở bờ đường tập chung cao ở nhóm hộ nghèo, do nhóm hộ này có điều kiện làm thủ công, hơn nữa nhóm
hộ nghèo có thời gian làm cỏ lấy thức ăn cho cá, làm phân xanh; bắt ốc biêu vàng làm thức ăn cho cá trắm ốc, luộc cho ngan ăn thay cám công nghiệp để giảm chi phí. Ở nhóm hộ khá tỷ lệ không sử dụng thuốc diệt cỏ ở đường, mương mới chỉ đạt 33.3% (Bảng 4.8).
b. Hoạt động bảo vệ môi trường trong trồng trọt
Trong trồng trọt, tỷ lệ người dân áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng trong sản suất lúa với yêu cầu kỹ kỹ thuật: 3 giảm (Giảm lượng giống gieo sạ; Giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh; Giảm lượng phân), 3 tăng (Tăng năng suất lúa: áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng lúa; Tăng chất lượng lúa gạo: sử dụng đúng giống lúa, bón phân cân đối hợp lý, làm tốt kỹ thuật sau thu hoạch; Tăng hiệu quả kinh tế). Kỹ thuật này được rút ra trong nhiều năm trồng trọt, cộng với việc tuyên truyền của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp vì vậy tính đến năm 2018 có 61,1% số hộ được điều tra áp dụng biện pháp này tăng đáng kể so với 2 năm trước – thời điểm huyện Tam Nông bắt đầu tuyên truyền, xây dựng nông thôn mới, tại thời điểm đó mới chỉ đạt 37,7% số hộ áp dụng kỹ thuật này.