Hoạt động bảovệ môi trường trong trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 91)

Chỉ tiêu Tổng Hộ nghèo Hộ TB Hộ khá Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Tổng hộ điều tra 90 30 30 30 Áp dụng kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại bằng VSV 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Áp dụng kỹ thuật cấy nhỏ 55 61,1 23 76,7 21 70,0 11 36,7 Sử dụng phân vi sinh 51 56,7 10 33,3 15 50,0 26 86,7 Có sử dụng phân chuồng ủ hoai mục 31 34,4 15 50,0 11 36,7 5 16,7 Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh vi sinh 24 26,7 5 16,7 8 26,7 11 36,7

Tỷ lệ hộ dân sử dụng phân chuồng ủ hoai mục cho cây trồng vẫn giữ ở mức cao chiếm 50,5%, tập trung cao ở hộ nghèo, giảm dần ở hộ trung bình và hộ khá (Bảng 4.9). Do nhóm hộ nghèo thường chăn nuôi nhỏ, lẻ ít có điều kiện xây bình Bioga, hơn thế nữa hộ có nhu cầu lấy phân chuồng cao để giảm phân hóa học, giảm chi phí. Điều này làm cho độ phì nhiêu nhân tạo của đất được tăng lên và môi trường được ổn định bền vững.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc vi sinh vật, an toàn với con người, giúp môi trường phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp bền vững, giúp các sinh vật trong môi trường được giữ vững và phát triển bền vững. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ hộ nông dân ở Tam Nông sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc vi sinh vật tỷ thấp, chỉ đạt 26,7%. Bởi đây là biện pháp với chi phí cao, thời gian tác động chậm, tốn thời gian. Tuy nhiên ở nhóm hộ khá đã đạt tỷ lệ 36,7%, điều này được giải thích một phần là do nhận thức của nhóm hộ này trong việc bảo vệ môi trường tốt hơn 2 nhóm hộ còn lại, nhưng lý do chính là nhóm hộ khá trồng trọt để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm hàng ngày nên nhóm hộ áp dụng biện pháp này để giảm độc hại cho sản phẩm. Về biện pháp áp dụng kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh bằng vi sinh vật các hộ dân gần như không được phổ biến trong công tác khuyến nông mặt khác một số hộ có hiểu được việc biện pháp này nhưng đều đánh giá biện pháp này làm rất tốn công, thời gian kéo dài, hiệu quả thấp nên 100% số hộ được điều tra không áp dụng biện pháp này.

c. Hoạt động bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông, tính đến thời điểm 31/12/2018 trên địa bàn toàn huyện có khoảng 40.500 con lợn, trong đó, chăn nuôi nông hộ chiếm 70%, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại chiếm 30%. Do tổng số đàn lợn của huyện chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chăn nuôi, lượng chất thải của vật nuôi này thải ra môi trường rất lớn nên việc xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi lợn đang là vấn đề bức xúc. Trong khi đó, phần lớn trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong khu dân cư; có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ diện tích để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn cho phép; không bảo đảm khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư đã gây ô nhiễm môi trường nhất là nguồn nước và môi trường không khí, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nhiều năm qua, chất thải trong chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng hệ

thống hầm biogas, song, hầu hết được xây dựng nhỏ hơn so với thực tế chăn nuôi nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn hạn chế.

Xác định rõ nguồn gây ô nhiễm môi trường từ việc chăn nuôi trên địa bàn huyện, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tam Nông đã tuyên truyền người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp qua hệ thống phát thanh của huyện, tổ chức họp thôn xóm, phát tờ rơi đến từng hộ gia đình. Đồng thời hỗ trợ kinh phí cho các hộ gia đình xây dựng bể biogas để xử lý chất thải cho các hộ dân tuy mức hỗ trợ không nhiều dao động phụ thuộc vào diện hộ, thể tích bể từ 10 - 15m3/ bể, hộ chăn nuôi lớn trên 200 con lợn, từ 30 - 40m3/ bể. Tính đến thời điểm 31/12/2018, số hộ chăn nuôi có hầm bigas đạt 36,8%, so với trước khi thực hiện xây dựng nông thôn mới thì tỷ lệ này mới chỉ là 10,8%.

4.1.4. Thực trạng quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Tam Nông Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Tam Nông

4.1.4.1. Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng

a. Công tác quy hoạch

Hiện nay công tác quy hoạch nông thôn mới đã được triển khai trên tất cả các xã của Tam Nông, kết quả quy hoạch đã được phê duyệt và công bố, trong đó có việc quy hoạch các khu sản xuất tập trung, các điểm thu gom rác thải, quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn. Kết quả khảo sát về sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch cho thấy, hầu hết các địa phương đều có sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch. Tuy việc quy hoạch còn một số hạn chế song nó có vai trò tiền đề, tạo điều kiện khai thác hợp lý, phát huy được những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự liên kết trong vùng, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất... một cách bền vững cho địa phương trong thời gian tới. Đồng thời việc phủ kín quy hoạch nông thôn mới cũng góp phần từng bước nâng cao điều kiện sống, dân trí của người dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại ở khu vực nông thôn.

Tuy 100% các xã trên địa bàn huyện đã công bố quy hoạch,nhưng việc triển khai cắm mốc quy hoạch còn chậm mới đạt khoảng 30 %. Trong khi đó, công tác cắm mốc quy hoạch thực sự cần thiết trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới cũng như trong công tác xây dựng nông thôn mới nói chung, góp phần hiệu quả cho việc quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch.

Một công cụ khác giúp cho quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới hiệu quả là việc ban hành các quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch cũng được các địa phương thực hiện rất hạn chế. Mặc dù trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Thông tư số 09/2010/TT-BXD và Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT đều có hướng dẫn cụ thể về xây dựng quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Bộ Xây dựng cũng đã hướng dẫn mẫu quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch trong các đồ án quy hoạch xã nông thôn mới nhưng trên thực tế, cho đến nay các xã được phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hầu như chưa xây dựng quy định quản lý.

Những vấn đề trên đang dẫn đến tình trạng hiện các khu sản xuất tập trung đã được quy hoạch song có rất ít cơ sở sản xuất kinh doanh di chuyển ra, tình trạng các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn hoạt động xen kẽ các khu dân cư còn rất lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của các hộ dân.

Thực tế, qua điều tra cho thấy rằng các cơ sở chuyển toàn bộ là các cơ sở sản xuất với quy mô lớn, chủ là các doanh nghiệp với diện tích quy mô trên 1.000 m2/1cơ sở và một số cơ sở là hộ có diện tích trong khu dân cư chật hẹp. Mọi công đoạn từ nguyên vật liệu đầu vào đến quá trình sản xuất đều tại một khu, sau khi sản phẩm làm xong chuyển ra kho và chờ bày bán. Tất cả các công đoạn trên đều diễn ra tại một khu vực nên việc giám sát mọi hoạt động của chủ cơ sở được diễn ra thuận lợi, giảm được chi phí quản lý ở trong khu dân cư lẫn ngoài.

Các cơ sở chuyển ra phần nhiều chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, chuyển ra khu sản xuất tập trung gồm các công đoạn hoàn thiện sản phẩm chờ tiêu thụ.

b. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Tính đến hết năm 2018, Tổng nguồn vốn huy động thực hiện đầu tư xây dựng các công trình, gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện: 438.350,9 triệu đồng. Trong đó: Vốn trực tiếp từ chương trình MTQG xây dựng NTM (Trung ương, tỉnh): 36.870,4 triệu đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 207.990,5 triệu đồng, vốn cộng đồng dân cư (ngày công; tiền mặt; hiện vật và hiến đất,...): 193.490 triệu đồng. Nguồn vốn hỗ trợ cho việc xây dựng và nâng cấp đường giao thông nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 40,8%, vốn

xây dựng hệ thống công trình cung cấp nước sạch chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Bảng 4.10. Tình hình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý môi trường huyện Tam Nông đến 2018

TT Nội dung ĐVT 2016 2017 2018

* Giao thông:

- Số km đường giao thông được làm mới Km 86,5 101,4 135,5

- Số km đường được nâng cấp Km 90,7 121,4 140,5

* Công trình cấp nước sạch:

- Số công trình cấp nước sạch được xây

dựng, nâng cấp CT 1 2 2

- Số km đường ống đến các hộ gia đình Km 90,6 114,8 125,4

* Số xã, thị trấn có hệ thống điện đạt

chuẩn 20 20 20

* Cơ sở vật chất phục vụ môi trường

Số xã có nghĩa trang tập trung (Tỷ Lệ) % 48,6 55,7 60,4 Số xã có bãi rác thải tập trung được quy

hoạch (Tỷ lệ) % 60,0 70,0 95,0

Nguồn: Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Tam Nông (2018)

Trong giai đoạn 2016 - 2018, công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng quản lý môi trường được huyện Tam Nông chú trọng đầu tư, triển khai toàn diện trên tất cả các mặt gồm: giao thông, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động môi trường, công trình cấp nước sạch, điện, hệ thống thu gom rác thải nhà ở dân cư, xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa… đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tình hình triển khai các hoạt động trong những năm qua được thể hiện cụ thể như bảng sau:

4.1.4.2. Tổ chức thực hiện quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông

a. Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới

Sơ đồ 4.1. Phân cấp quản lý xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Nông

Bộ máy quản lý môi trường ở huyện được chia làm 4 cấp. Cấp huyện: Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông đã thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 gồm 39 thành viên do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khồi kinh tế và Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn làm Phó ban, Trưởng các phòng, ban ngành có liên quan làm thành viên.

Cấp xã: Thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý Chương trình nông thôn mới

Cấp huyện

Ban chỉ đạo, xây dựng NTM

Cấp xã BCĐ, Ban quản lý,

xây dựng NTM

Cấp thôn Ban phát triển thôn

Cộng đồng

Người dân thực hiện

Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Phó chủ tịch UBND

huyện phụ trách khồi kinh tế và

phòng Nôngnghiệp &PTNT

làm Phó ban

Bí Thư, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban

Trưởng khu làm trưởng ban, phó khu hoặc đội

trưởng làm phó ban

Trưởng xóm trực tiếp quản lý và đôn đốc thực hiện

(do Đ/c bí thư xã là trưởng ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban quản lý, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, địa chính - môi trường, công an, quân sự, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên...).

Ngoài ra các xã còn thành lập các tiểu ban thực như: Tiểu ban môi trường, phát triển sản xuất, giao thông thủy lợi, an ninh... và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư).

Thôn, xóm: Thành lập Ban phát triển thôn để vận động nhân dân thực hiện tiêu chí môi trường, trong đó có trưởng xóm làm trưởng ban, đội trưởng làm phó ban, các hội phụ trách các lĩnh vực.

Cộng đồng dân cư: Trong mỗi xóm sẽ cử ra trưởng xóm ( tổ trưởng tổ liên gia) giám sát quá trình thực hiện và quản lý môi trường khu vực mình.

Bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở đã cơ bản phát huy tốt vai trò, chức năng trong chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình tại các địa phương. Tổ chức triển khai quán triệt các nội dung văn bản chỉ đạo của cấp trên đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, để các cấp, các ngành và nhân dân triển khai thực hiện. Đồng thời, UBND huyện đã xây dựng và ban hành nhiều loại văn bản để chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã phân công nhiệm vụ cho các cơ quan và từng thành viên BCĐ xây dựng NTM huyện theo dõi, chỉ đạo từng tiêu chí, từng nội dung theo từng lĩnh vực chuyên môn được phụ trách. Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, một năm tổ chức họp đánh giá sơ kết, tổng kết giữa các thành viên BCĐ huyện với Trưởng BCĐ, BQL xây dựng NTM các xã, để kiểm điểm đánh giá tiến độ và rút kinh nghiệm trong triển khai xây dựng NTM.

Ý thức trách nhiệm của Ban chỉ đạo các cấp đã được nâng lên rõ rệt, từ đó công tác chỉ đạo được tăng cường, đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia chương trình và vai trò trách nhiệm của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã được phát huy, phần lớn các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của các xã được cải thiện về mức độ, tăng về số lượng, chất lượng tiêu chí đạt được; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc... Đặc biệt lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng,

chính quyền được nâng lên. Vì vậy sau 8 năm triển khai thực hiện chương trình đã đạt được những kết quả tích cực, đã có 6/19 xã đạt chuẩn NTM, đạt 300% kế hoạch ( kế hoạch tỉnh giao là 2 xã), được UBND tỉnh, BCĐ NTM tỉnh đánh giá là huyện đi đầu trong việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cụ thể như: Một bộ phận cấp ủy, chính quyền, BCĐ xây dựng NTM tại một số xã chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của Chương trình MTQG xây dựng NTM, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là trong bố trí nguồn lực cho Chương trình; Quan hệ phối hợp trong chỉ đạo có nơi chưa thường xuyên, việc đánh giá và xếp loại các tiêu chí chưa được chính xác, một số nơi chưa có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu kịp thời, chặt chẽ, nhất là thời kỳ đầu triển khai Chương trình. Một số ngành chưa đặt rõ nhiệm vụ thực hiện tiêu chí nông thôn mới của ngành là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của toàn ngành từ huyện đến xã; Cán bộ văn phòng điều phối của huyện chủ yếu là kiêm nhiệm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)