Giải pháp về cơ chế quản lý và cơ chế tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 123 - 125)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mớ

4.4.7. Giải pháp về cơ chế quản lý và cơ chế tài chính

Hiện nay ở huyện Tam Nông, Đội vệ sinh môi trường tại các xã thị trấn đang chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác quản lý rác thải. Đội vệ sinh môi trường hoạt động theo sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND xã thị trấn. Khung cơ chế hiện tại này bộc lộ khiếm khuyết ở chức năng điều tiết không hiệu quả, thiếu sự chủ động.

Qua việc đánh giá mức sẵn sàng chi trả cho việc thu gom rác thải trên địa bàn huyện cho thấy, hộ dân sẵn sàng chi 20 nghìn đồng/hộ/tháng cho việc thu gom rác thải đây là cơ sở tốt cho huyện trong việc nghiên cứu triển khai công tác thu gom rác thải trên địa bàn huyện một cách “chuyên nghiệp” với hệ thống thu gom hoàn chỉnh từ cấp thôn đến cấp huyện. Hệ thống thu gom rác thải dựa vào cộng đồng: Đây là hình thức thu gom có sự tham gia của các hộ dân. Hình thức thu gom rác dựa vào cộng đồng giúp giảm chi phí trong quá trình vận hành nhưng lại yêu cầu rất cao tính tự giác và đặc biệt nâng cao vai trò của các tổ chức cộng đồng như Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh ở các địa phương.

Tổ thu gom rác gồm các thành viên này chính là những người thường xuyên nhắc nhở, vận động người dân cùng tham gia thực hiện vệ sinh công cộng, gia đình, đổ rác đúng chỗ, đúng lịch và nộp lệ phí dịch vụ đầy đủ. UBND các cấp cần tiếp tục quan tâm đầu tư mua sắm thiết bị, dụng cụ thu gom, chuyên chở rác theo cơ chế hoạt động lấy thu bù chi.

Sơ đồ 4.4. Sơ đồ thu gom rác thải có sự tham gia của cộng đồng

Đây là mô hình kinh tế- xã hội nên cần nâng cao vai trò của các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp huyện. Cấp huyện giao cho Ban quản lý các công trình công cộng của huyện thay mặt người dân ký kết hợp đồng với đơn vị thu gom, kiểm tra và xử lý vi phạm, cũng như triển khai công tác thu phí hàng tháng thông qua hệ thống Hợp tác xã dịch vụ trên địa bàn các xã. Để mô hình triển khai thành công một số phương án được đề xuất như sau:

Thứ nhất, các xã phải tiến hành xây dựng 1 đến 2 khu thu gom, xử lý, tập kết rác thải sau đó chuyển đến bãi rác tập trung của huyện.

Thứ hai, xác định rõ mức phạt đối với các đối tượng không thực hiện đúng quy định về địa điểm và thời gian đổ chất thải.

Thứ ba, xây dựng các tiêu chuẩn thải quy đinh rõ mức thải cho các cơ sở, xí nghiệp đặc biệt là tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Thứ tư, khuyến khích, trợ cấp cho các doanh nghiệp, cơ sở tiến hành lắp đặt thiệt bị giảm thải.

Thứ năm, cần phải có những thay đổi trong việc thu phí. Hiện tại, mức thu phí được tính cho từng hộ gia đình, từng khu vực như vậy là không đảm bảo được tính công bằng. Với các hộ gia đình, cần có mức phí khác nhau giữa hộ sản xuất kinh doanh và hộ không sản xuất kinh doanh, ngoài ra vì có hộ thải nhiều, hộ thải ít, lượng thải phụ thuộc vào số nhân khẩu. Do đó, một giải pháp được đưa

Rác hộ giađình Thùng rác hộ gia đình - Bãi rác tập trung của huyện Bãi rác toàn xã Tự phân loại BQL các CT công cộng Tổ thu gom của thôn Rác các cơ sở Tổ thu gom

ra là nên thu phí theo đầu người. Đối với các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thì có mức thu phí theo khối lượng thải ra đã cam kết từ trước. Bên cạnh đó mức thu phí tại huyện Tam Nông nhìn chung còn tương đối thấp, UBND huyện có thể tăng mức phí nhằm bù đắp phần nào đó chi phí cho công tác quản lý rác thải. Từ đó tôi xin mạnh dạn đề xuất mức phí vệ sinh môi trường tại huyện Tam Nông như sau:

Bảng 4.26. Mức phí VSMT đề xuất tại huyện Tam Nông

STT Đối tượng chịu phí Mức phí (tháng)

1 Gia đình sinh hoạt bình thường 3000 đồng/khẩu

2 Gia đình kinh doanh buôn bán hàng ăn, giải khát… có chất thải hữu cơ là chủ yếu

25.000 đồng/cửa hàng 3 Gia đình kinh doanh buôn bán đại lý tạp hóa, may

mặc…. có chất thải vô cơ chủ yếu

17.000 đồng/cửa hàng 4 Gia đình sửa chữa máy móc, phòng khám tư

nhân….có phát sinh chát thải nguy hại 25.000 đồng/hộ

5 Cơ sở sản xuất có phát sinh rác thải dưới 200kg/tháng 60.000 đồng/cơ sở 6 Cơ sở sản xuất có phát sinh rác thải từ 200kg/tháng tới

350kg/tháng 110.000 đồng/cơ sở

7 Cơ sở sản xuất có phát sinh rác thải trên 350kg/tháng 165.000 đồng/cơ sở Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tại các xã (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)