Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 25)

Qua bốn chức năng của quản lý, mỗi chức năng có một nội dung khác nhau, khi vận dụng chúng nhà quản lý phải căn cứ vào tính chất của chu trình quản lý, phải tiến hành, xử lý một cách cụ thể, tuỳ thuộc vào tình huống và điều kiện cụ thể. Điều này, đòi hỏi người quản lý phải nắm vững kiến thức cần thiết về quản lý, về cơ cấu bộ máy, về các mối quan hệ đặc trưng của hệ thống quản lý và cơ bản là phải có một quá trình trau dồi, đúc kết những kỹ năng, kinh nghiệm quản lý để vận dụng, giải quyết công việc một cách hiệu quả.

2.1.1.3. Khái niệm quản lý môi trường

Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên và hướng tới phát triển bền vững (Thủ tướng Chính phủ, 2003).

"Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia" (Nguyễn Việt Sáng, 2006)

Như vậy có thể thấy: Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp nhiều biện pháp liên quan đến luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục... Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau để tác động điều chỉnh các hoạt động của con người trong lĩnh vực môi trường.

2.1.1.4. Khái niệm về nông thôn

Nông thôn có thể hiểu là khu vực không gian lãnh thổ mà ở đó cộng đồng cư dân có cách sống và lối sống riêng, lấy sản xuất nông nghiệp làm hoạt động

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC

CHỈ ĐẠO - ĐIỀU HÀNH KIỂM TRA

kinh tế chủ yếu và sống chủ yếu dựa vào nghề nông (nông lâm, ngư nghiệp); có mật độ dân cư thấp và quần cư theo hình thức làng xã; có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, trình độ về dân trí; trình độ khoa học kỹ thuật cũng như tư duy sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường là thấp kém hơn so với đô thị; có những mối quan hệ bền chặt giữa các cư dân dựa trên bản sắc văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền về tín ngưỡng tôn giáo…

Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo thời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới.

Trong điều kiện Việt Nam có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Giáo trình Phát triển nông thôn, trường ĐHNN Hà Nội - 2005).

2.1.1.5. Khái niệm về nông thôn mới

Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Có thể quan niệm: “Nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt” (Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, Xây dựng mô hình nông thôn mới nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia).

-Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Do đặc thù của Việt Nam nên vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã xác định mục tiêu cuối cùng là vì lợi ích của cộng đồng dân cư nông thôn, và chính họ cũng sẽ là chủ thể chính trong công cuộc xây dựng NTM tại cấp cơ sở. Vì thế, trong quá trình triển khai Chương trình, cần nhất quán thực hiện cơ chế dân chủ ở nông thôn. Tạo mọi điều kiện để huy động, thu hút các chủ thể cộng đồng khu vực nông thôn tham gia tích cực trong mọi quá trình: quy hoạch, thiết kế, triển khai thực hiện, quản lý, điều hành các chương trình, dự án.

- Vai trò của nông dân trong xây dựng NTM,được thể hiện là: (1) chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; (2) chủ thể chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; (3) chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn; (4) chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá - xã hội, môi trường ở nông thôn; (5) là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở (Nguyễn Mậu Dũng và Nguyễn Mậu Thái, 2012).

2.1.1.6. Quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống ở khu vực nông thôn trên cơ sở có sự tham gia của người dân theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý thành quả và dân hưởng lợi". Đây là cơ sở để phát huy nội lực, hướng vào xây dựng tính bền vững cho nông thôn phát triển bền vững.

Các mục tiêu chủ yếu của công tác về môi trường trong xây dựng nông thôn mới bao gồm:

- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người trong khu vực nông thôn.

- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội ở khu vực nông thôn theo nguyên tắc bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.

Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới bao gồm:

- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực nông thôn, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường;

- Kết hợp giữa chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường;

- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp;

- Phòng chống, ngăn ngừa suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường;

- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.

2.1.2. Vai trò của việc quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay không riêng gì ở thành phố, các khu công nghiệp, mà ngay ở địa bàn nông thôn tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên bức xúc. Do đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ gặp khó khăn, không thành công như mong đợi nếu bỏ qua yếu tố môi trường.

Thực tế cho thấy trong thập niên 80 của thế kỷ XX, đứng trước sức ép về lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội, nông dân tập trung tăng mùa, chuyển vụ, thâm canh để tăng năng suất, sản lượng cung ứng thị trường mà ít quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp. Điều dễ nhận thấy nhất là tăng nhanh vòng quay đất trồng trọt mà không chú trọng đúng mức đến các giải pháp tái tạo độ phì nhiêu khiến đất đai sớm bạc màu. Sử dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan trong trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống của nhiều loại thủy sản, môi trường sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác và sức khỏe con người.

Những địa phương, cơ sở phát triển mạnh trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm thường gây ô nhiễm môi trường. Những cánh đồng trồng lúa năng suất cao, trồng rau màu chuyên canh làm cho môi trường ngày càng giảm cấp, nguồn lợi thủy sản cũng bị cạn kiệt. Điều này đòi hỏi việc quản lý môi trường ngày càng trở nên cấp thiết.

Trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí thứ 17 là tiêu chí về môi trường, bao gồm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

Mặc dù chủ trương xây dựng nông thôn mới là mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên có những chỉ tiêu gắn kết thiết thực với đời sống sinh hoạt của người dân như nước sạch cần phải tập trung xây dựng sớm. Bảo vệ môi trường gắn với bảo vệ sức khỏe con người là một trong những yêu cầu bức thiết trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Đặc biệt vấn đề môi trường cần phải đặc biệt quan tâm trong khi định hình nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

Yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp và tại các vùng nông thôn là cần tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản; thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp; hạn chế, chống lạm dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong canh tác nông nghiệp; hướng dẫn người dân thu gom, xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hóa chất.

Bên cạnh đó cần chuyển giao kỹ thuật và áp dụng những mô hình canh tác mới thân thiện với môi sinh, môi trường gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý những vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc gây ô nhiễm hoặc hủy hoại nguồn lợi thủy sản trên sông và trong nội đồng bằng những phương pháp đánh bắt bị cấm như xung điện, chất nổ… Khuyến khích người dân áp dụng rộng rãi qui trình an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản như mô hình trồng rau an toàn, trồng trọt theo tiêu chí GAP, chăn nuôi gia súc gia cầm theo ngưỡng an toàn sinh học...

trường và mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Mặt khác, chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong những năm tới cần tiếp tục được đẩy mạnh.

Việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn bao gồm các hoạt động: Xây dựng, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải; nâng cấp nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái, phát triển cây xanh ở các khu công cộng…

2.1.3. Nội dung quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới

2.1.3.1. Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng

Để việc quản lý môi trường nông thôn phù hợp theo tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới vấn đề quy hoạch được cơ sở hạ tầng quản lý môi trường cần được đặt lên hàng đầu. Nếu quy hoạch không đi trước một bước và không có chất lượng không thể thực hiện hiệu quả việc quản lý môi trường.

Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý môi trường nông thôn bao gồm:

Thứ nhất, Quy hoạch, xây dựng công trình cung cấp nước sạch cho địa phương nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia cho các hộ dân. Bên cạnh đó, cần quy hoạch, xây dựng hệ thống cung cấp nước sách đến từng hộ dân, đảm bảo tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch.

Thứ hai, bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ; hạ tầng môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện.

Thứ ba, quy hoạch, xây dựng hệ thống công viên cây xanh, hồ nhân tạo và trồng xây xanh công cộng, đường giao thông và các trục giao thông chính nội đồng, đảm bảo phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.

Thứ tư, quy hoạch, xây dựng Nghĩa trang nhân dân phục vụ cho việc chôn cất của nhân dân trong xã hoặc cụm xã. Việc quy hoạch cần phải đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh của nghĩa trang đối với khu dân cư ≥100m; diện tích đất xây dựng cho mỗi mộ chôn cất.

Thứ năm, quy hoạch, xây dựng hệ thống các khu xử lý rác thải, các bãi rác tập trung đảm bảo các yếu tố: Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các khu vực dân cư, giải trí, các dòng chảy, thủy vực và các địa điểm sản xuất nông nghiệp và đô

thị. Các tầng nước ngầm hiện hữu, các nguồn nước mặt và các khu bảo tồn thiên nhiên trong khu vực. Điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn trong khu vực. Các rủi ro do ngập lụt, sụt lún, lở đất, tại địa điểm dự kiến bãi rác. Việc bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa trong khu vực.

2.1.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn mới

a. Thành lập ban chỉ đạo cấp huyện về xây dựng nông thôn mới

Ban Chỉ đạo của huyện do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban có liên quan của địa phương;

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp Ban Chỉ đạo huyện thực hiện Chương trình trên địa bàn.

Cấp xã: thành lập Ban Thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)