Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1. Đất đai

Theo tài liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ thì huyện gồm 4 nhóm đất chính và được phân chi tiết làm 9 đơn vị cấp II và 21 đơn vị phụ cấp III, Toàn bộ diện tích đất đai của huyện được phân làm 2 vùng chính: Vùng đồng bằng - dộc ruộng trên cơ sở xác định theo địa hình tương đối và vùng đồi núi được xác định bằng độ dốc địa hình.

Bảng 3.2. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất 3 năm 2015 - 2017

TT Loại đất

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2015với So sánh 2017 Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) I Tổng diện tích đất nông nghiệp 11.207,95 71,86 10.888,80 69,81 11.696,56 75,18 488,61 3,32

1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.997,69 44,87 6724,04 43,11 7.311,11 46,99 313,42 2,12

1.1 Đất trồng cây hàng năm 4.876,69 31,27 4.699,12 30,13 4.894,64 31,46 17,95 0,19 1.1.1 Đất trồng lúa 3.630,89 23,28 3.510,47 22,51 3.478,84 22,36 152,05 0,92 - 1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 28,76 0,18 22,66 0,15 1.1.3 Đất cây hàng năm khác 1.217,04 7,80 1.165,99 7,48 1.415,80 9,10 198,76 1,30 1.2 Đất trồng cây lâu năm 2.121,00 13,60 2.024,92 12,98 2.416,47 15,53 295,47 1,93 1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu

năm

588,07 3,77 481,76 3,09

1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 65,06 0,42 115,66 0,74 1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác 1.467,87 9,41 1.427,50 9,15

2 Đất lâm nghiệp 3.615,63 23,18 3.546,08 22,74 3.509,41 22,56 106,22 - 0,63 - 2.1 Đất rừng sản xuất 2.889,13 18,52 3.326,04 21,33 3.289,37 21,14 400,24 2,62 2.2 Đất rừng phòng hộ 726,50 4,66 220,04 1,41 220,04 1,41 506,46 - 3,24 - 2.3 Đất rừng đặc dụng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 593,90 3,81 618,27 3,96 807,56 5,19 213,66 1,38 4 Đất Làm muối 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 5 Đất nông nghiệp khác 0,73 0,00 0,45 0,00 68,48 0,44 67,75 0,44

II Đất phi nông nghiệp 3.992,36 25,60 4.310,79 27,64 3.537,02 22,73 455,34 - 2,86 - III Đất chưa sử dụng 396,61 2,54 397,29 2,55 325,14 2,09 -71,47 0,45 -

Tổng cộng 15.596,9 100,0 15.596,9 100,0 15.558,7 100,0 -38,2 0,0

a. Nhóm đất phù sa

Đặc điểm: Giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn và lân tổng số, lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu; pHkcl từ 7,2 - 7,4. Loại đất này phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện.

b. Nhóm đất glây

Nhóm đất này có đặc điểm chung là: đất có thành phần cơ giới trung bình và nhẹ; đất chua; hàm lượng chất hữu cơ giàu và trung bình; đạm, lân tổng số, lân dễ tiêu trung bình và nghèo; kali tổng số, ka li dễ tiêu nghèo; dung tích hấp thu ở mức trung bình và thấp. Hiện tại loại đất này chỉ cấy được 1 vụ lúa chiêm xuân hoặc 2 vụ bấp bênh.

c. Nhóm đất xám thuộc vùng đồng bằng

Đặc điểm chung của các đơn vị đất này là: đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình; đất chua; hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân tổng số ở tầng mặt trung bình, các tầng kế tiếp nghèo; kali tổng số, lân, ka li dễ tiêu nghèo; dung tích hấp thu thấp. Loại đất này phù hợp với cây lúa và cây ngắn ngày.

d. Nhóm đất tầng mỏng

Nhóm đất này rất xấu do bị xói mòn, rửa trôi mạnh; tuy nhiên vẫn còn có khả năng cải tạo để đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp nhưng với đầu tư ban đầu cao thì mới đem lại hiệu quả kinh tế.

3.1.3.2. Dân số - Lao động

a. Dân số

Bảng 3.3. Quy mô và cơ cấu dân số, lao động huyện Tam Nông năm 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017

1 Dân số trung bình tổng số Người 78.644

2 Tỷ lệ phát triển dân số % 1

3 Dân số trong độ tuổi lao động Người 46.810

4 Dân số thành thị Người 4.088

5 Dân số nông thôn Người 74.556

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tam Nông năm (2017)

Đến hết năm 2017 Tam Nông có dân số trung bình là 78.644 người, trong đó dân số thành thị là 4.088 người (chiếm 5,2%), dân số nông thôn 74.556 người

(chiếm 94,8%). Tình hình phân bố dân cư trên địa bàn huyện không đều, dân số tập trung chủ yếu ở các xã và thị trấn có điều kiện kinh tế- xã hội phát triển như: thị trấn Hưng Hóa, xã Hương Nộn, xã Thượng Nông, xã Hiền Quan, xã Cổ Tiết. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%; mật độ dân số bình quân 504,23% người/km2.

b. Lao động

Tam Nông có lực lượng lao động trẻ, khoẻ. Về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm thấp, mới đạt khoảng 26% số lao động tham gia các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của người dân huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ nhìn chung còn ở mức thấp, bình quân GDP trên đầu người của tỉnh chỉ bằng khoảng 60% bình quân chung của cả nước.

3.1.3.3. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của Tam Nông tăng trưởng nhanh. Trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,68 %/năm. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (theo giá thực tế) năm 2018 ước đạt 31,18 triệu đồng.

Từ năm 2016 đến nay, nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Nhìn chung: hiện nay kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chưa đạt mức theo yêu cầu nhưng đã có dấu hiệu chuyển đổi tích cực.

* Sản xuất Nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển tương đối ổn định, giá trị tăng thêm năm 2018 ước đạt 854,7 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cùng kỳ. Cụ thể:

- Trồng trọt:Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 7.493 ha; trong đó: Cây lương thực: 6.416,2 ha, Cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu các loại: 1.076,8ha; sản lượng lương thực năm 2018 đạt: 30.859,76 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 392,4 kg/người/năm.

- Về Lâm nghiệp: Trồng cây phân tán: 60.012 cây, đạt 100,02 % KH năm, bằng 112 % so với cùng kỳ; Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng: Diện tích trồng mới rừng tập trung: 124,5 ha, đạt 103,75 % kế hoạch năm; bảo vệ rừng tự nhiên: 153 ha, bằng 100% cùng kỳ. Công tác tuyên truyền bảo vệ rừng được quan tâm thực hiện; công tác chăm sóc bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng được chú trọng.

- Về chăn nuôi: Phát triển đúng định hướng, có sự đột biến, giá trị tăng thêm ngành chăn nuôi tăng trên 20%.

- Về thủy sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.125 ha, đạt 100,4% kế hoạch, bằng 100,2% so với cùng kỳ; sản lượng khai thác: 4.232 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng là 3.896 tấn, đạt 100,5% kế hoạch, bằng 101,2 % cùng kỳ. Lồng nuôi là 87 lồng, sản lượng đạt 132 tấn.

* Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng năm 2018 ước đạt 803 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Hiện nay, đã hình thành được khu công nghiệp Trung Hà và khu công nghiệp Tam Nông đang đã thu hút được một số dự án vào đầu tư.

Công nghiệp chế biến phát triển nhanh, trong đó có chế biến gỗ, sản phẩm làm từ gỗ, tre, nứa...

* Ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, Giá trị tăng thêm ngành thương mại - dịch vụ năm 2018 ước đạt 813,2 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Lĩnh vực thương mại của huyện mới chỉ dừng lại ở mức phát triển mạng lưới chợ, hệ thống cửa hàng lớn, nhỏ phân bố đều trong các xã, thị trấn đã đảm bảo được lưu thông hàng hoá, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

3.1.3.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Trên địa bàn huyện đã có thị trấn Hưng Hoá được công nhận là đô thị loại V, là trung tâm Kinh tế- Văn hoá- Xã hội của huyện; thị trấn được hình thành và phát triển trong nhiều năm qua, nhưng tốc độ đô thị hoá còn rất chậm, những cơ sở kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ còn nghèo nàn; các xí nghiệp công nghiệp, sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng tạo sự hình thành và phát triển, là nội lực cần thiết đóng góp nhiều cho công cuộc công nghiệp hoá của thị trấn chưa có. Do đời sống của nhân dân còn nghèo, nguồn thu từ ngân sách huyện còn hạn chế, do vậy việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội ở khu vực trung tâm huyện lỵ như nhà ở, các công trình dịch vụ, thương mại, công cộng, y tế, văn hoá, giáo dục, cây xanh và các công trình khác còn mang tính chắp vá, chưa đồng bộ.

Các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông đô thị hiện nay mới có đường QL32A và tỉnh lộ 316B đi qua được đầu tư rải nhựa, hầu hết các tuyến đường đã đổ bê tông xi măng, còn lại là đường đất hoặc cấp phối.

Hệ thống điện chiếu sáng đô thị, hiện tại mới chỉ xây dựng ở 2 trục đường chính theo Quốc lộ 32A và tỉnh lộ 316B, cột điện đi chung cùng với hệ thống cột điện chiếu sáng sinh hoạt, chưa có cột riêng, chưa đảm bảo tiêu chuẩn mỹ quan và tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố.

Các công trình phục vụ cho lợi ích công cộng gần như chưa có. Nhà ở và công sở: Hiện tại các khu nhà ở của nhân dân do người dân tự xây dựng theo khả năng kinh phí của từng gia đình, chưa theo một quy mô đầu tư chung nên mỹ quan còn nhiều hạn chế. Trụ sở một số cơ quan, ban ngành đóng trên địa bàn mới được xây dựng ở mức độ đáp ứng nhu cầu làm việc.

b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Khu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của huyện. Dân số nông thôn 74.556 người, chiếm 94,8% dân số toàn huyện. Các điểm dân cư có lịch sử phát triển lâu đời. Khu vực nông thôn là nơi tập trung phần lớn số lượng lao động trong huyện với 75% số lao động. Các khu dân cư nông thôn của huyện trong những năm gần đây đã có sự biến đổi lớn về cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, hệ thống điện nông thôn, thông tin liên lạc và hệ thống giáo dục đào tạo được phát triển mạnh tác động đến điều kiện sinh hoạt và sản xuất và cộng đồng dân cư tại đây.

Cụ thể là đã có 100% các thôn làng, đều có đường ô tô tận nơi, 100% số xã có lưới điện quốc gia; tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 93%; đã có 80% các xã có điểm bưu điện văn hóa, điểm cung cấp dịch vụ Internet, phủ sóng điện thoại; có 100% xã có trường tiểu học và có trạm y tế hoạt động.

3.1.3.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông của huyện phân bổ tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, hành khách nội, ngoại huyện. Sự liên kết giữa hệ thống đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, Huyện lộ, đường xã và đường thuỷ tương đối hài hoà. Mật độ đường trong huyện so với trung bình của tỉnh và các huyện khác trong tỉnh khá cao. Toàn huyện có 702,5 km đường bộ, 56 km đường sông. Đã đảm bảo 100% số xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã.

Hệ thống giao thông cuả huyện được hình thành theo 3 cấp quản lý Trung Ương, tỉnh, huyện. Với 2 hệ thống giao thông thủy, bộ.

b. Hệ thống thuỷ lợi

- Công trình phục vụ tưới, tiêu trong nông nghiệp: Đã nâng cấp và có dự án nâng cấp, cải tạo 11 trạm bơm, 5 hồ đập, xây mới 2 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tiêu, 20 km kênh đầu mối, 14,3 km cấp III (kênh mặt ruộng). Trong đó tập trung đầu tư một số công trình thủy lợi trọng điểm như: hệ thống trạm bơm gò mít năng lực thiết kế tưới 620 ha, trạm bơm tiêu Hiền Quan năng lực thiết kế tiêu 96 ha, trạm bơm tưới Hương Nộn, Dậu Dương…

c. Hệ thống điện, viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao

Hệ thống điện tại huyện Tam Nông đã từng bước được cải tạo nâng cấp, đã có 100% xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, với 43 trạm hạ thế, tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2018 đạt 100%. Tuy nhiên lưới điện nông thôn ở nhiều xã vẫn chưa đảm bảo kỹ thuật, tiêu hao điện năng cao, đã ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng điện.

Mạng lưới bưu chính viễn thông huyện Tam Nông phát triển tương đối nhanh, cơ bản có độ phủ tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới.

Các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục ngày càng được đầu tư, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thể chất, tinh thần, nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)