Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 115 - 117)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá chung

4.3.1. Ưu điểm

- Sau 8 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới công tác quản lý môi trường đã đạt được những tích cực, tạo ra diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện ngày càng trở nên xanh, sạch, đẹp hơn.

- Trong quá trình thực hiện chương trình luôn được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND, BCĐ xây dựng NTM tỉnh nên đã huy động các nguồn vốn trong nhiều lĩnh vực để thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu trong tiêu chí về môi trường.

- Huyện ủy, HĐND, UBND, BCĐ xây dựng NTM của huyện đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời. UBND, BCĐ, BQL các xã đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình và đạt được những kết quả nhất định về tiêu chí môi trường đặc biện là ở các xã điểm.

- Nhận thức của các cấp lãnh đạo, các tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên, ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực.

- Vấn đề phòng ngừa ô nhiễm đã được coi trọng, nhiều dự án đã trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đầu tư kinh phí để phòng chống ô nhiễm, một số cơ sở sản xuất kinh doanh đã từng bước đầu tư cải tiến công nghệ nhằm hạn chế ô nhiễm và xử lý chất thải. Các hoạt động KT-XH, bảo vệ môi trường đã bước đầu có sự gắn kết làm cơ sở cho phát triển bền vững ở địa phương.

- Nhiều phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường đã được hình thành và phát triển như phong trào “xanh - sạch - đẹp”, “Chiến dịch làm sạch môi trường thế giới”, “Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường”, được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực.

4.3.2. Tồn tại, hạn chế

- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia trên địa bàn nông thôn chưa bảo đảm yêu cầu. Ranh giới giữa nước sạch và nước hợp vệ sinh còn chưa rõ ràng, nhiều xã mới chỉ đạt tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh chứ chưa đạt tiêu chuẩn nước sạch.

- Một số xã có đội vệ sinh tự quản, duy trì thường xuyên hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải nhưng rác mới chỉ được tập kết tại bãi rác của địa phương việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn;

- Kết quả đánh giá khi khảo sát thực tế tại các xã cho thấy mức đạt chỉ tiêu các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là còn được châm trước; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết bảo vệ môi trường, chưa thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định .

- Rác thải nông nghiệp đặc biệt là bao bì thuốc bảo vệ thực vật, là nguồn chất thải nguy hại nhưng hiện nay chưa được thu gom, xử lý theo quy định.

- Các hộ chăn nuôi gia đình dù đã xử lý môi trường nhưng không triệt để, gây thất thoát xả thải ra môi trường;

- Nhiều xã triển khai xây dựng nghĩa trang nhưng việc hoàn thành theo quy hoạch NTM còn khó khăn, vì chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế chính sách đối với xây dựng nghĩa trang, hầu hết đang dừng ở quy hoạch quỹ đất hoặc giữ nguyên hiện trạng nghĩa trang cũ của địa phương. Việc sử dụng đất nghĩa trang vẫn phụ thuộc vào phong tục, tập quán địa phương, chủ yếu quan tâm đến chôn cất ngườiqua đời mà chưa quan tâm đến diện tích cây xanh, các công trình phụ trợ, mỹ quan. Thêm vào đó, việc quan tâm quy hoạch nghĩa trang đạt chuẩn, tăng cường trồng cây xanh, có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải tập trung ở mỗi xã đang là vấn đề khó thực hiện triệt để do quỹ đất cũng như kinh phí hạn hẹp.

- Về việc bố trí cán bộ làm công tác BVMT tại cấp xã còn gặp khó khăn, chưa được chú trọng. Do ở mỗi xã chỉ có 1-2 cán bộ Địa chính - Xây dựng phụ trách công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng và môi trường nên nhiều nhiệm vụ về BVMT chưa được cấp xã triển khai thực hiện và chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Việc thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường còn thấp; công tác xã hội hóa còn chậm trễ, bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen, nếp sống của người dân.

4.3.3. Nguyên nhân

- Nền kinh tế huyện đã có bước phát triển, tuy nhiên, về cơ bản thu nhập bình quân đầu người mới đạt mức trung bình; việc huy động vốn trong nhân dân để xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn; việc thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp và cácthành phần kinh tế đầu tư vào xử lý môi trường còn nhiều hạn chế.

- Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảovệ môi trường chưa đầy đủ; một vài cấp ủy đảng, chính quyền còn tư tưởng “ưu tiêncho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường”.

- Lực lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là ở cấp xã.

- Công tác quy hoạch còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương đặc biệt là các công trình xử lý môi trường.

- Đã có các chính sách hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường nhưng còn manh mún,đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ, chưa có trọng tâm, trọng điểm nên chưa tạo đượcchuyển biến mạnh mẽ;

- Công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa sâu rộng, chưa đáp ứng kịp thời; số lượng các buổi tập huấn còn ít; công tác tuyên truyền chưa phát huy được hết vai trò của đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội cũng như các phong trào quần chúng tham gia công tác BVMT;

- Công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nên chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)