4.3.1. Ưu điểm
- Sau 8 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới công tác quản lý môi trường đã đạt được những tích cực, tạo ra diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện ngày càng trở nên xanh, sạch, đẹp hơn.
- Trong quá trình thực hiện chương trình luôn được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND, BCĐ xây dựng NTM tỉnh nên đã huy động các nguồn vốn trong nhiều lĩnh vực để thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu trong tiêu chí về môi trường.
- Huyện ủy, HĐND, UBND, BCĐ xây dựng NTM của huyện đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời. UBND, BCĐ, BQL các xã đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình và đạt được những kết quả nhất định về tiêu chí môi trường đặc biện là ở các xã điểm.
- Nhận thức của các cấp lãnh đạo, các tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên, ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực.
- Vấn đề phòng ngừa ô nhiễm đã được coi trọng, nhiều dự án đã trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đầu tư kinh phí để phòng chống ô nhiễm, một số cơ sở sản xuất kinh doanh đã từng bước đầu tư cải tiến công nghệ nhằm hạn chế ô nhiễm và xử lý chất thải. Các hoạt động KT-XH, bảo vệ môi trường đã bước đầu có sự gắn kết làm cơ sở cho phát triển bền vững ở địa phương.
- Nhiều phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường đã được hình thành và phát triển như phong trào “xanh - sạch - đẹp”, “Chiến dịch làm sạch môi trường thế giới”, “Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường”, được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực.
4.3.2. Tồn tại, hạn chế
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia trên địa bàn nông thôn chưa bảo đảm yêu cầu. Ranh giới giữa nước sạch và nước hợp vệ sinh còn chưa rõ ràng, nhiều xã mới chỉ đạt tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh chứ chưa đạt tiêu chuẩn nước sạch.
- Một số xã có đội vệ sinh tự quản, duy trì thường xuyên hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải nhưng rác mới chỉ được tập kết tại bãi rác của địa phương việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn;
- Kết quả đánh giá khi khảo sát thực tế tại các xã cho thấy mức đạt chỉ tiêu các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là còn được châm trước; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết bảo vệ môi trường, chưa thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định .
- Rác thải nông nghiệp đặc biệt là bao bì thuốc bảo vệ thực vật, là nguồn chất thải nguy hại nhưng hiện nay chưa được thu gom, xử lý theo quy định.
- Các hộ chăn nuôi gia đình dù đã xử lý môi trường nhưng không triệt để, gây thất thoát xả thải ra môi trường;
- Nhiều xã triển khai xây dựng nghĩa trang nhưng việc hoàn thành theo quy hoạch NTM còn khó khăn, vì chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế chính sách đối với xây dựng nghĩa trang, hầu hết đang dừng ở quy hoạch quỹ đất hoặc giữ nguyên hiện trạng nghĩa trang cũ của địa phương. Việc sử dụng đất nghĩa trang vẫn phụ thuộc vào phong tục, tập quán địa phương, chủ yếu quan tâm đến chôn cất ngườiqua đời mà chưa quan tâm đến diện tích cây xanh, các công trình phụ trợ, mỹ quan. Thêm vào đó, việc quan tâm quy hoạch nghĩa trang đạt chuẩn, tăng cường trồng cây xanh, có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải tập trung ở mỗi xã đang là vấn đề khó thực hiện triệt để do quỹ đất cũng như kinh phí hạn hẹp.
- Về việc bố trí cán bộ làm công tác BVMT tại cấp xã còn gặp khó khăn, chưa được chú trọng. Do ở mỗi xã chỉ có 1-2 cán bộ Địa chính - Xây dựng phụ trách công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng và môi trường nên nhiều nhiệm vụ về BVMT chưa được cấp xã triển khai thực hiện và chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Việc thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường còn thấp; công tác xã hội hóa còn chậm trễ, bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen, nếp sống của người dân.
4.3.3. Nguyên nhân
- Nền kinh tế huyện đã có bước phát triển, tuy nhiên, về cơ bản thu nhập bình quân đầu người mới đạt mức trung bình; việc huy động vốn trong nhân dân để xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn; việc thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp và cácthành phần kinh tế đầu tư vào xử lý môi trường còn nhiều hạn chế.
- Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảovệ môi trường chưa đầy đủ; một vài cấp ủy đảng, chính quyền còn tư tưởng “ưu tiêncho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường”.
- Lực lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là ở cấp xã.
- Công tác quy hoạch còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương đặc biệt là các công trình xử lý môi trường.
- Đã có các chính sách hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường nhưng còn manh mún,đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ, chưa có trọng tâm, trọng điểm nên chưa tạo đượcchuyển biến mạnh mẽ;
- Công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa sâu rộng, chưa đáp ứng kịp thời; số lượng các buổi tập huấn còn ít; công tác tuyên truyền chưa phát huy được hết vai trò của đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội cũng như các phong trào quần chúng tham gia công tác BVMT;
- Công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nên chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định.
4.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM NÔNG DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TAM NÔNG
4.4.1. Nâng cao năng lực quản lý môi trường và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý môi trường cho công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý môi trường tại các xã
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các địa phương trong nước, để xây dựng thành công nông thôn mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vừa giỏi, vừa có tâm, có uy tín với dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng.
Trước mắt cần ưu tiên tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo cho các đối tượng cán bộ sau đây:
* Đối với cán bộ cấp huyện
huyện để ưu tiên đào tạo ngay những cán bộ chưa đạt trình độ chuyên môn đại học, trình độ chính trị trung cấp.
- Lựa chọn một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn tốt cho đi đào tạo trên đại học.
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho đội ngũ chuyên viên của UBND huyện.
* Đối với cán bộ cấp xã
- Rà soát, cử những cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian công tác đang còn dài (nên từ 2 nhiệm kỳ trở lên) nhưng chưa có trình độ chuyên môn trung cấp đi đào tạo trung cấp hoặc đại học.
- Cử những cán bộ chủ chốt còn thời gian công tác trên một nhiệm kỳ đi học chương trình trung cấp lý luận chính trị.
- Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước cho đội ngũ công chức cấp xã.
Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần được bồi dưỡng các kiến thức về nông thôn mới theo các chương trình đang được áp dụng hiện nay.
Bên cạnh nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn thì cần triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ về môi trường như:
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ phòng Tài nguyên nhằm tăng cường khả năng quan trắc và phân tích môi trường tại các điểm nóng về môi trường như làng nghề, khu, cụm công nghiệp, chợ, các tổ chức y tế, chợ, giáo dục... sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt kịp thời về hiện trạng và diễn biến môi trường để có những hành động ngăn chặn và kịp thời ứng phó và thực hiện tốt phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra môi trên địa bàn huyện.
Chú trọng đào tạo năng lực chuyên môn về quản lý môi trường cho các cán bộ địa chính xã để đảm bảo tính hiệu quả của các đơn vị này trong công tác quản lý bảo vệ môi trường vì đây là những cán bộ, đơn vị sâu sát đời sống nhân dân và hiện trạng môi trường trong khu vực nhất.
Thành lập bộ phận quản lý môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề. Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý và giám sát hoạt động BVMT trong cụm phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương xử
lý nghiêm những trường hợp vi phạm về BVMT.
4.4.2. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường đồng trong công tác bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, vì thế phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, cộng đồng. Tuy nhiên, qua thực trạng về công tác quản lý môi trường cho thấy sự nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của mình còn chưa cao. Do đó, việc xây dựng, nhân rộng và tuyên truyền các mô hình điển hình, tiên tiến về bảo vệ môi trường, như: mô hình hợp tác xã vệ sinh môi trường, mô hình đội tự quản vệ sinh môi trường, mô hình bếp ít khói, mô hình 3 sạch: “Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”…các mô hình xã hội hoá bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo tại các huyện ven biển là vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, cần thực hiện tuyên truyền về Luật bảo vệ môi trường và các quy định liên quan thông qua các ngày lễ như: Ngày môi trường Thế giới (05/6), Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, Chương trình Giờ Trái đất. Tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chôn cất tại nghĩa trang nhân dân đã được quy hoạch thay cho chôn cất rải rác.
- Đối với rác thải sinh hoạt: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội; phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng và thực hiện hương ước, quy định, cam kết bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân cư; Hàng năm đưa chỉ tiêu về giữ gìn bảo vệ môi trường để bình xét thi đua khen thưởng, xét tiêu chuẩn cơ quan, làng bản, xóm phố, gia đình văn hoá, nhất là tại thị trấn. Đồng thời cần tiến hành các biện pháp phổ biến kiến thức pháp luật, tuyên truyền, phổ cập hoá nhận thức môi trường theo các chương trình và thông tin môi trường như:
+ Tổ chức các buổi tập huấn, thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ thuật xử lý rác thải cho cán bộ và nhân dân tại khu vực: bao gồm quần chúng nhân dân, thanh niên, học sinh, các đoàn thể,... với các chủ đề: Rác thải và sức khoẻ, vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn,...
+ Tuyên truyền cho người dân về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, tập huấn cho người dân biết cách phân loại rác ngay tại gia đình. Qua đó, giúp họ nâng cao được ý thức giữ gìn vệ sinh cho gia
đình và cộng đồng.
+ Tiến hành tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh của huyện, xã và thị trấn như đọc các thông tin về vệ sinh môi trường, nêu gương những người thực hiện tốt cũng như phê bình những người thực hiện chưa tốt về vấn đề vệ sinh môi trường
+ In các tờ rơi tuyên truyền về rác thải, vệ sinh môi trường phân phát rộng rãi cho người dân. Dựng các pano tuyên truyền về vệ sinh môi trường, nếp sống văn hoá tại xã và thị trấn.
+ Lồng ghép tuyên truyền về ý thức vệ sinh môi trường vào các hoạt động của thôn, xóm như các cuộc họp của thôn, xóm,...
+ Có chính sách giáo dục phù hợp để tự người dân nhận rõ tác hại của rác thải, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Lượng rác thải trong các gia đình không được thu gom cần có biện pháp tự xử lý để tái xử dụng. Ví dụ: Với loại rác thải như thức ăn thừa, rác thải hữu cơ có thể được tận dụng chôn lấp ngay trong vườn nhà; với các loại rác thải vô cơ như chai nhựa, chai thuỷ tinh,... có thể đem bán cho người thu gom phế liệu; còn lại vật liệu phế thải, bao nylon sẽ chứa trong các thùng rác gia đình để chờ thu gom.
+ Hỗ trợ kỹ thuật và động viên các cụm dân cư, xã thôn cùng chương trình môi trường xây dựng các cụm xưởng chế biến/ủ rác thải hữu cơ theo công nghệ Compost để vừa giải quyết được vấn đề sạch môi trường sống, giảm phí tổn chuyên chở rác, chôn rác, vừa tạo ra sản phẩm phân hữu cơ giúp ích cho sản xuất nông nghiệp trong vùng.
+ Nếu cộng đồng/cá nhân không tuân theo quy định hành chính, pháp chế về bảo vệ môi trường sinh sống từ việc tự nguyện thu gom phân loại rác thải sinh hoạt đặc biệt tại những nơi công cộng thì sẽ bị xử lý phạt hành chính của chính quyền địa phương.
- Đối với rác thải nông nghiệp cần tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản.
- Tập trung khuyến nông, chuyển giao cho nông dân kỹ thuật và áp dụng những mô hình canh tác mới thân thiện với môi sinh, môi trường. Sản xuất theo qui trình an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cần khuyến khích áp dụng rộng rãi như: Mô hình trồng rau an toàn, trồng trọt theo tiêu chí
GAP, chăn nuôi gia súc gia cầm theo ngưỡng an toàn sinh học...là những mô hình canh tác bền vững, bảo vệ môi sinh môi trường và mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
4.4.3. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch
Từ thực trạng công tác quy hoạch tổ chức sản xuất tại các xã trên địa bàn huyện hiện nay còn nhiều bất cập như địa điểm các khu, cụm công nghiệp, cụm sản xuất kinh doanh đã có nhưng chưa thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư do đó trong thời gian tới huyện cần thực hiện các giải pháp để xử lý ô nhiễm và BVMT, cụ thể:
- Cưỡng chế, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng và tổ chức xử lý ô nhiễm tập trung.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ từ giao thông, hệ thống điện,