Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các thủ tục hành chính với công dân theo cơ chế một cửa ở một số nước khác trên thế giới theo cơ chế một cửa ở một số nước khác trên thế giới

* Hàn Quốc

Từ năm 2003 trở lại đây, công cuộc cải cách hành chính ở Hàn Quốc được đẩy mạnh với những biện pháp mạnh mẽ. Mục tiêu đề ra là xây dựng Chính phủ

có hiệu quả, cởi mở, gần dân, được dân tin cậy, minh bạch, hoạt động linh hoạt, có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao và loại trừ tham những. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc tiến hành cải cách đồng bộ nền hành chính Nhà nước. Đặc biệt, Hàn quốc chú trọng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công chức, đa dạng hóa các loại hình và cách thức đào tạo. Hệ thống một cửa quốc gia Hàn quốc được thiết lập từ tháng 3/2006 và kết nối được 4 cơ quan, tháng 7/2007 tăng lên 8 cơ quan và đến nay toàn bộ các cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, giải quyết các công việc hành chính khác cho cá nhân, tổ chức đã tham gia hệ thống một cửa quốc gia, đem lại rất nhiều thuận lợi và tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp về thời gian, chi phí hành chính. Bên cạnh đó Hàn quốc rất chú trọng xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử trong cải cách TTHC. Hàn quốc đã hoàn tất việc kết nối mạng Trung ương, địa phương, thiết lập hệ thống 18 xử lý công việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính thông qua mạng điện tử. Với việc công khai hóa xử lý các vấn đề của dân, của doanh nghiệp trên mạng, công chức có trách nhiệm trả lời trực tiếp các ý kiến và kiến nghị của nhân dân trên mạng Internet. Điều này đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đồng thời làm cho người dân quan tâm hơn đến hoạt động của cơ quan nhà nước.

2.2.2. Tổ chức thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại Việt Nam

2.2.2.1. Tổ chức thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Huyện Vân Đồn cũng như các huyện khác trong tỉnh đã bám sát Chương trình tống thế của Chính phủ về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 là “ xây dựng một nền hành chính dân chủ,vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa..” với sự chỉ đạo liên tục và thường xuyên của tỉnh Quảng Ninh, công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đâ đạt được những kết quả nhất định.

Cải cách TTHC nói chung và cải cách TTHC tại UBND cấp huyện nói riêng đã có những chuyến biến đáng khích lệ, biếu hiện như: mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và người dân và doanh nghiệp được cải thiện một cách đáng kể, thông qua một loạt các biện pháp như cải cách TTHC theo cơ chế “ Một cửa”, công khai hoá, minh bạch hoá các quy định về TTHC; TTHC được rà

soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hoá, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng.

Bên cạnh những kết quả và chuyến biến tích cực trên nhiều lĩnh vực quản lý, TTHC vẫn còn tồn tại khá phố biến xu hướng cơ quan hành chính giành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm trong việc kiếm tra thực hiện tố chức. Do đó, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” vẫn còn phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tố chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tư. Cụ thể: - Hệ thống tờ khai còn thiếu thống nhất, nhiều quy định bất hợp lý nhưng chậm được chuẩn hoá theo hướng đơn giản gọn nhẹ. Chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền về tính công khai, minh bạch, tính thống nhất, tính hợp lý về nội dung và hình thức của các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính. Thực trạng này đã gây phiền hà cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho sự nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh, phát triển khá nhiều ở UBND cấp huyện trong tỉnh Quảng Ninh. - Không chỉ hạn chế về mặt nội dung các quy định về TTHC, việc tổ chức thực hiện trên thực tế cũng rất yếu kém. Nhiều quy định về TTHC không phù hợp với thực tế nhưng chậm được phát hiện đế điều chỉnh, sửa đổi kịp thời. Điều này đã tồn tại từ lâu nhưng thực tế vẫn chậm được khắc phục.

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Mô hình “một cửa” trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của tổ chức, công dân trong thời gian qua được UBND thị xã Tam Điệp triển khai tương đối tốt, mang lại nhiều kết quả tích cực như giảm phiền hà cho tố chức, công dân, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, quy chế làm việc và các thủ tục, lệ phí được công khai, minh bạch ; tổ chức, công dân có điều kiện tham gia giám sát công việc của cán bộ công chức và cơ quan nhà nước khi họ thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo quy trình đã được UBND phê duyệt. So với một số địa phương khác cùng cấp khi thực hiện cơ chế một cửa như UBND thành phố Ninh Bình, UBND Q.Ngô quyền - thành phố Hải Phòng, thì UBND thị xã Tam Điệp có điều kiện học hỏi kinh nghiệm cải cách và xây dựng quy trình, quy chế làm việc hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế, vì là địa phương triển khai cơ chế “một cửa” khá muộn nên sự quan tâm, chỉ đạo cũng như hỗ trợ về kinh phí đế triển khai mô hình một cửa của tỉnh úy và các quan, ban lãnh đạo cấp trên không thể sâu sát, kỹ lưỡng như đối với các địa phương triến khai sớm cơ

chế này. Bên cạnh đó, công tác rút kinh nghiệm vẫn còn bó hẹp trong khuôn khố địa phương thực hiện, mà chưa được nhân rộng, phố biến sâu rộng nên UBND thị xã Tam Điệp vẫn phải từng bước vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Mặc dù triển khai cơ chế “một cửa” muộn hơn so với địa phương khác nhưng vẫn đi vào“vết xe đố” của các địa phương đi trước triến khai, bên cạnh đó, các lĩnh vục giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị xã vẫn còn hạn hẹp. 2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra

- Đổi mới về nhận thức đối với CCHC: Trước hết phải có sự đổi mới về nhận thức trong bộ máy chính quyền địa phương về CCHC, luôn coi CCHC là khâu đột phá và mở đường cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội; phải tôn trọng những đối tượng sử dụng các dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước cung ứng là “khách hàng” thực sự, do đó các hoạt động cung ứng dịch vụ công cần được bảo đảm để đáp ứng nhu cầu của “khách hàng”. Trong quá trình CCHC phải có những bước đi thích hợp, với những đột phá mới trong lĩnh vực mà tổ chức và công dân đang có nhu cầu bức xúc. Đây là nhận thức mới, được hình thành qua quá trình cải cách, được chính bộ máy hành chính tiếp nhận để điều chỉnh nguyên tắc hoạt động của mình.

- Về tổ chức và cán bộ: Để thực hiện có kết quả công cuộc CCHC, yếu tố quyết định hàng đầu chính là tổ chức bộ máy và cán bộ công chức, bởi vậy hệ thống bộ máy hành chính phải được tổ chức, sắp xếp hợp lý, gọn nhẹ, cán bộ công chức cần thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và thật sự tâm huyết với công việc, luôn xem nhu cầu của tổ chức và công dân như nhu cầu của chính mình.

- Phân định rành mạch giữa chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng quản lý điều hành sản xuất - kinh doanh và hoạt động sự nghiệp. Việc tách bạch các chức năng quản lý, trước hết tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước nâng cao hơn nữa năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước theo pháp luật, mặt khác, hạn chế tình trạng can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp.

- Đẩy mạnh phân công, phân cấp: Một nguyên tắc được đặt ra trong quá trình CCHC là việc gì mà cấp nào, ngành nào làm tốt thì cấp trên phân cấp hoặc

uỷ quyền cho cấp đó, ngành đó làm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phải có sự đồng bộ cả về nhiệm vụ, thẩm quyền, nguồn lực và các điều kiện cần thiết để đơn vị nhận phân cấp chủ động tổ chức thực hiện, mặt khác phải phân định thật cụ thể chức năng, nhiệm vụ giữa các ngành, các cấp tránh chồng chéo hoặc bỏ sót việc, đồng thời cũng cần xác định rõ mối quan hệ trách nhiệm giữa các ngành, các cấp sau phân cấp, để tạo sự phối hợp đồng bộ liên thông trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phục vụ nhân dân: Vấn đề thiết lập các hệ thống thông tin phục vụ quản lý hành chính nhà nước và cung cấp các dịch vụ cho tổ chức và công dân là một hướng đi đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương. Đây chính là cơ sở tạo ra phương thức hoạt động mới; yêu cầu về tính hệ thống, thông suốt, chính xác, rõ ràng minh bạch từ các hệ thống thông tin sẽ tác động làm thay đổi phương pháp tiếp cận và phương thức tổ chức thực hiện các mục tiêu quản lý, điều hành của bộ máy hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)