Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 54)

* Thuận lợi

Do việc quan tâm chú trọng tới giáo dục nên dân trí của người dân trên địa bàn được nâng lên, từ đó tính tự giác chấp hành nộp Ngân sách của người dân tăng lên, giảm bớt áp lực cho việc quản lý thu NSX trên địa bàn.

Giá trị sản xuất của toàn thị xã Từ Sơn không ngừng tăng lên qua các năm điều này cho thấy đời sống người dân được nâng cao đáng kể và đồng nghĩa với việc người dân lao động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng cường khả năng đóng góp vào ngân sách xã.

Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, Dịch vụ cũng làm tăng nguồn thu cho NSX (vì đối với những ngành nghề này nguồn tỷ lệ thu ngân sách cao).

Nhìn chung thị xã Từ Sơn có sự phát triển kinh tế tương đối đồng đều

giữa các xã, phường, cơ sở hạ tầng cũng khá đồng bộ từ đó việc phân chianhiệm

vụ chi NSX không cần phải phân loại theo tiêu chí khu vực. * Khó khăn

Phần lớn diện tích đất nông nghiệp của thị xã đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng các khu công nghiệp, tuy nhiên vẫn tồn tại những làng, xóm thuần nông nghiệp có sự khác biệt lớn về phát triển kinh tế so với những khu công nghiệp nhộn nhịp, gây khó khăn cho việc phân chia nhiệm vụ chi ngân sách cho từng khu vực. Việc tăng đầu tư ngân sách cho XDCB phục vụ cho các khu công nghiệp tại một số xã sẽ làm giảm nguồn đầu tư ngân sách cho các xã nghèo, dẫn đến phân cách giàu nghèo giữa các địa bàn ngày càng lớn.

Nguồn thu ngân sách tại các xã có có sự cao, thấp khác nhau; trong khi đó nhu cầu chi ngân sách lại có xu hướng đối lập, từ đó dẫn tới việc mất cân bằng ngân sách, gây khó khăn trong việc cân đối nhiệm vụ thu, chi NSX giữa các xã, phường. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

- Tiếp cận từ dưới lên trên để xác định sự hài lòng của người dân và đánh giá của người dân đối với mức độ năng lực của cán bộ, công chức trong thị xã.

- Tiếp cận ngang để xác định sự thỏa mãn công việc đối với công tác CCHC ở địa phương. Từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế chủ quan của từng lĩnh vực.

- Tiếp cận từ trên xuống dưới để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các cấp ngành trong CCHC vĩ mô tại địa phương.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Bảng 3.3. Cách thức thu thập thông tin thứ cấp

TT Loại thông tin/số liệu Nguồn thu thập Phương pháp thu thập 1 Tổng quan về cải cách thủ

tục hành chính Bộ Nội vụ

Trực tiếp liên hệ xin số liệu, thông qua báo mạng internet

2 Danh mục thủ tục hành

chính

UBND tỉnh Bắc

Ninh Trực tiếp liên hệ xin số liệu

3 Trình tự giải quyết thủ tục

hành chính Phòng Nội vụ Trực tiếp liên hệ xin số liệu

4

Báo cáo kết quả giải quyết các TTHC theo cơ chế “ Một cửa” của UBND thị xã Từ Sơn Bộ phận TN&TKQ trực thuộc HĐND&UBND thị xã Từ Sơn.

Trực tiếp liên hệ xin số liệu

5 Bố trí cán bộ công chức tại

bộ phận TN&TKQ Phòng Nội vụ Trực tiếp liên hệ xin số liệu

6 Lịch tập huấn về CCTTHC Phòng Nội vụ Trực tiếp liên hệ xin số liệu

7 Dụng cụ làm việc, phụ trợ Phòng Thanh tra

thị xã Từ Sơn Trực tiếp xin số liệu

Nguồn: Số liệu điều tra Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu nghiên cứu đã thực hiện có liên quan, các báo cáo của các cơ quan Nhà nước từ trung ương tới địa phương, các báo cáo của các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thị xã…

Thông tin thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: Liệt kê các cơ quan cung cấp thông tin, các số liệu tông tin cần thiết theo hệ thống có để thu nhập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin; tiến hành thu thập bằng ghi, chép, sao chụp tại các cơ quan cung cấp thông tin; kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thứ cấp thông qua quan sát và kiểm tra chéo.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Điều tra bằng phiếu điều tra: Sử dụng 90 phiếu điều tra tập trung vào nhóm thông tin điều tra về việc triển khai thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” về các thủ tục: Cấp lại bản chính giấy khai sinh, cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị, cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hộ cá thể, cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất dựa trên các tiêu chí sau:

-Về việc tiếp cận dịch vụ một cửa: Nguồn thông tin về dịch vụ một cửa, sự

thuận tiện trong việc tìm hiểu các thông tin về dịch vụ; mức độ đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức về thông tin dịch vụ được cung cấp; mức độ đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cá nhân, tổ chức tại cơ quan cung cấp dịch vụ.

-Về thủ tục hành chính: Đó là sự công khai, minh bạch, sự đơn giản và dễ

hiểu, thuận tiện trong thực hiện các quy trình thủ tục …

-Về sự phục vụ của công chức nhà nước: Thái độ phục vụ của công chức;

năng lực giải quyết công việc được giao.

-Về kết quả giải quyết các công việc của cơ quan nhà nước: Kết quả giải

quyết thủ tục hành chính; thời gian giải quyết; phí - lệ phí phải trả; tiếp nhận và xử lí các kiến nghị, vướng mắc của cá nhân, tổ chức.

-Về sự hài lòng của công dân, tổ chức về dịch vụ một cửa…

Với phương pháp điều tra là gặp gỡ trực tiếp từng đối tượng để phát phiếu điều tra với những nội dung liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính và phỏng vấn trực tiếp, ngẫu nhiên một số đối tượng để khai thác sâu hơn để có cái nhìn tổng thể về cơ chế một cửa cấp huyện.

3.2.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Sử dụng 90 phiếu điều tra tập trung vào nhóm thông tin điều tra người dân về việc triển khai thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” về các thủ tục: Cấp lại bản chính giấy khai sinh, cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị, cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hộ cá thể, cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất. Dựa trên các tiêu chí sau:

Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá quá trình cung cấp dịch vụ hành chính TT Yếu tố/ Tiêu chí/ Tiêu chí thành phần

1 Tiếp cận dịch vụ

1.1 Đánh giá chất lượng cung cấp thông tin về dịch vụ hành chính và cơ sở vật chất tại nơi cung cấp dịch vụ hành chính

1.1.1 Nguồn thông tin về dịch vụ hành chính

1.1.2 Sự thuận tiện trong việc tìm hiểu thông tin về dịch vụ hành chính 1.1.3 Mức độ đáp ứng yêu cầu của người dân về thông tin dịch vụ hành chính

1.1.4 Mức độ đáp ứng yêu cầu của người dân về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nơi cung cấp dịch vụ

2 Thủ tục hành chính

2.1. Đánh giá về chất lượng thủ tục hành chính 2.1.1 Sự công khai, minh bạch của thủ tục hành chính

2.1.2 Sự đơn giản, dễ hiểu của các quy định về hồ sơ của thủ tục hành chính 2.1.3 Sự thuận tiện trong thực hiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính 3 Sự phục vụ của công chức

3.1 Đánh giá về sự phục vụ của công chức 3.1.1 Thái độ phục vụ của công chức

3.1.2 Năng lực giải quyết công việc của công chức 4 Kết quả giải quyết công việc

4.1 Đánh giá về kết quả giải quyết công việc

4.1.1 Kết quả người dân, tổ chức nhận được từ cơ quan hành chính nhà nước 4.1.2 Thời gian giải quyết công việc

4.1.3 Chi phí mà người dân, tổ chức phải trả để giải quyết công việc

4.1.4 Việc tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức về kết quả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước

5 Sự hài lòng về sự phục vụ hành chính

Nguồn: Quyết định số 1383/QĐ-BNV (2012) Mục đích của cuộc điều tra nhằm đánh giá về hiệu quả hoạt động của “Bộ phận một cửa”. “Bộ phận một cửa” có vai trò quan trọng trong thành công của cải cách thủ tục hành chính, là cửa ngõ thể hiện rõ nhất thái độ phục vụ cũng như năng lực cung ứng những dịch vụ hành chính của nhà nước đối với công dân, tổ chức, doanh nghiệp; đánh giá khách quan về hiệu quả hoạt động của “Bộ phận một cửa”, so sánh ý kiến đánh giá của “khách hàng” với các ý kiến đánh giá của cán bộ lãnh đạo, công chức trực tiếp làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nhằm tìm ra những hạn chế, đề xuất những giải pháp cải tiến hoạt động của bộ

phận một cửa trong thời gian tới, cải thiện chất lượng và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin

3.2.4.1. Công cụ xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng máy tính tay và phần mềm Excel.

3.2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất và nghiên cứu theo hiện tượng số lớn. Nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp thống kê mô tả sử dụng các chỉ tiêu như: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và dãy số biến động theo thời gian. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên: Mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề… Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở các số liệu điều tra giữa các đối tượng, các nhóm hộ nông dân khác nhau sẽ được phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt thị xã Từ Sơn.

3.2.5. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả để thông qua các số liệu thống kê có thể phản ánh thực trạng, tình hình triển khai các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã Từ Sơn.

+ Mô tả bằng bảng thống kê: Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin về đối tượng, nội dung, trách nhiệm thực hiện trong quản lý trên các hàng và cột.

+ Mô tả bằng số liệu: Dùng số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng các chỉ tiêu.

- Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh số lượng hồ sơ tiếp nhận, hồ sơ giải quyết qua các năm.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

- Tỷ lệ cơ cấu tổ chức được hoàn thiện;

- Số lượng các phòng ban được sắp xếp tổ chức lại; - Tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo (%);

- Số lượng trang thiết bị và phương tiện phục vụ; - Số thủ tục hành chính tiếp nhận;

- Số thủ tục hành chính đã giải quyết (%): - Số thủ tục hành chính trả đúng hẹn (%); - Số thủ tục hành chính trả chậm (%); - Số thủ tục hành chính quá hạn (%);

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN TTHC THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UBND THỊ XÃ TỪ SƠN CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UBND THỊ XÃ TỪ SƠN

4.1.1. Rà soát việc ban hành các văn bản thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại thị xã Từ Sơn liên thông tại thị xã Từ Sơn

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của HĐND- UBND tỉnh, sự hướng dẫn phối hợp có hiệu quả của các phòng ban chuyên môn, UBND thị xã Từ Sơn đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo triển khai thực hiện tốt việc tổ chức thực hiện TTHC. Việc công khai, minh bạch các thông tin về TTHC và áp dụng các hình thức công khai để nhân dân dễ tiếp cận, khai thác, sử dụng và giám sát được UBND thị xã thực hiện nghiêm túc. Tại Bộ phận một cửa của thị xã và 12 xã, phường, quy chế tổ chức hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và danh mục TTHC được niêm yết công khai tại bộ phận tiếp nhận của đơn vị ở vị trí thuận lợi để tổ chức và công dân có thể thuận tiện khai thác, sử dụng và theo dõi.

UBND thị xã đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tập trung nâng cao chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thực hiện Quyết định số: 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ngày 09/02/2010 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông hiện đại UBND thị xã Từ Sơn trực thuộc Văn phòng HĐND-UBND thị xã quản lý, được ra mắt theo Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 11/01/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc áp dụng thực

hiện cơ chế một cửa liên thông hiện đại tại UBND thị xã Từ Sơn. Sau khi đi vào

hoạt động, UBND thị xã đã ban hành Quyết định số 01//2010/QĐ-UBND ngày 21/5/2010 về việc “Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động và phối hợp của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông hiện đại, và thông báo số 18/TB-UBND ngày 21/5/2010 về việc thông báo thủ tục hành chính và trình tự giải quyết các nội dung thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị xã Từ Sơn.

Thực hiện Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 12/8/2015 của UBND

tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một

cửa liên thông hiện đại tại các cơ quan hành chính nhà nước các cấp tỉnh Bắc Ninh. UBND thị xã Từ Sơn đã tổ chức công bố, triển khai niêm yết tất cả các thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Theo đó, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại một đầu mối thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đối với các lĩnh vực công việc.

* Số lượng TTHC thực hiện theo cơ chế “ Một cửa”

UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 1/4/2016 về kiểm soát TTHC, chỉ đạo phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với các phòng, ban liên quan thực hiện việc rà soát đánh giá các TTHC đang được thực hiện trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)