Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 113)

Trọng tâm là kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức tại Bộ phận Tiếp nhận & Trả kết quả, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và các phòng, ban có liên quan của các đơn vị, địa phương trong tỉnh theo đúng kế hoạch đã đề ra. Chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng. Thực hiện nghiêm túc việc quy trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp dịch vụ công để xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp nhất là trên các lĩnh vực nhạy cảm như: đất đai, giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, môi trường, khai thác tài nguyên, khoáng sản, hộ tịch…

- Giải quyết nhanh chóng, chính xác các đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh và tin báo của công dân, doanh nghiệp, tổ chức đối với những hành vi vi

phạm, gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc.

- Phát huy tốt hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng trong việc giám sát, tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phê phán trước công luận những hành vi sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính; đồng thời có chính sách, chế độ khen thưởng thỏa đáng những điển hình tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

- Nghiên cứu mở rộng thêm các lĩnh vực thực hiện cơ chế một cửa liên thông.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của các cấp.

Trong thời gian qua cải cách THHC theo cơ chế “ Một cửa” tại cấp huyện trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tạo điều kiên cho công dân tổ chức khi đến liên hệ công việc. Tuy nhiên, từ cải cách TTHC chúng ta cũng phát hiện những bất cập đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại UBND cấp huyện từ hệ thống văn bản pháp luật, quy trình thực hiện đến sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ. Có các giải pháp đặt ra như: thể chế pháp lý, năng lực thực hiện, tăng cường kiểm tra giám sát quá trình thực hiện. Trong thực tế, muốn cải cách một cách sâu rộng, thống nhất thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong trong công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp được thuận tiện, thông thoáng, giảm thiểu chi phí hành chính, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân. Tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân. Vấn đề đặt ra không chỉ là xây dựng một hệ thống thủ tục hành chính phù hợp, gọn nhẹ và đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà còn phải quan tâm đến cơ chế để thực hiện những thủ tục hành chính đó, đặc biệt quan tâm đến mức độ hài lòng của người dân đối với việc thực hiện thủ tục hành chính.

Kết quả nghiên cứu luận văn đã chỉ ra rằng điều kiện tiên quyết để cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, là phải kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính, thủ

tục hành chính ban hành phải hợp pháp, hợp lý.

Thủ tục hành chính ban hành ra phải phù hợp với nội dung và mục đích của pháp luật, không trái với Hiến pháp, pháp luật và các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên; việc ban hành TTHC phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định của chủ thể ban hành TTHC; việc ban hành thủ tục hành chính phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục, hình thức theo quy định của pháp luật.

Thủ tục hành chính ban hành phải hợp lý: TTHC ban hành ra phải phù hợp với thực tiễn khách quan của các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi lĩnh vực nói chung và từng mối quan hệ cụ thể nói riêng trong mỗi lĩnh vực đều có những đặc điểm, yêu cầu riêng đòi hỏi khi ban hành TTHC cần phải tính đến để đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả của TTHC. Việc ban hành TTHC phải xuất phát từ lợi ích của nhà nước, tập thể và người dân, lợi ích của người dân không tách rời lợi ích của Nhà nước và tập thể. Lợi ích của Nhà nước và tập thể là lợi ích chung cần phải được đảm bảo để đảm bảo lợi ích riêng của người dân. Việc ban hành TTHC cũng cần phải được xem xét hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt chính trị, xã hội, cả mục tiêu trước mắt và lâu dài.

Thứ hai, việc tổ chức thực hiện TTHC tại các cơ quan nhà nước phải đảm

xác định mục tiêu nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với việc thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước là một trong các yếu tố quan trọng nhất của cải cách thủ tục hành chính.

Thứ ba, Việc cải cách TTHC hiện nay sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, nếu tỉnh và

thị xã quan tâm, đầu tư mạnh vào ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước và đặc biệt là trong thực hiện TTHC. Thực tế cho thấy công nghệ thông tin là công cụ rất cơ bản để tăng cường tính công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước, đáp ứng nhu cầu giao dịch của công dân và tổ chức ở bất cứ đâu có kết nối internet, hạn chế tối đa việc cán bộ, công chức trực tiếp tiếp xúc với người dân khi giải quyết các công việc.

Cải cách TTHC nói chung và cải cách TTHC tại UBND cấp huyện nói riêng đã có những chuyển biến đáng khích lệ, biểu hiện như: mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và người dân và doanh nghiệp được cải thiện một cách đáng kể, thông qua một loạt các biện pháp như cải cách TTHC theo cơ chế “ Một cửa”, công khai hoá, minh bạch hoá các quy định về TTHC; TTHC được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hoá, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng.

Bên cạnh những kết quả và chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực quản lý, TTHC vẫn còn tồn tại khá phổ biến xu hướng cơ quan hành chính giành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra thực hiện tổ chức. Do đó, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” vẫn còn phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tư. Cụ thể:

- Hệ thống tờ khai còn thiếu thống nhất, nhiều quy định bất hợp lý nhưng

chậm được chuẩn hoá theo hướng đơn giản gọn nhẹ. Chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền về tính công khai, minh bạch, tính thống nhất, tính hợp lý về nội dung và hình thức của các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính. Thực trạng này đã gây phiền hà cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho sự nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh, phát triển khá nhiều ở UBND cấp huyện trong tỉnh Bắc Ninh.

- Không chỉ hạn chế về mặt nội dung các quy định về TTHC, việc tổ chức

thực hiện trên thực tế còn yếu. Nhiều quy định về TTHC không phù hợp với thực tế nhưng chậm được phát hiện để điều chỉnh, sửa đổi kịp thời. Điều này đã tồn tại từ lâu nhưng thực tế vẫn chậm được khắc phục.

Tổng kết quá trình học tập tại trường và làm việc tại UBND thị xã Từ Sơn đã giúp cho bản thân em nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của cải cách nền hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, đây sẽ là một tiền đề để bản thân áp dụng trong thực tiễn công tác của mình.

Qua đây, bản thân em xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến quí Thầy, Cô, đã nhiệt tình giảng dạy trong quá trình học tập tại trường, và đơn vị công tác đã tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân hoàn thành khóa học.

5.2. KIẾN NGHỊ * Đối với tỉnh * Đối với tỉnh

- Đề nghị UBND tỉnh sớm rà soát lại những thủ tục hành chính không cần thiết và sửa đổi, bổ sung những thủ tục hành chính mới để phù hợp với nhu cầu xã hội hóa hiện nay.

- Do yêu cầu ngày càng cao của việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ hành chính của tổ chức và công dân, nên cần có sự thống nhất chung về mô hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận & Trả kết quả đối với từng loại hình cơ quan, đơn vị và cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ công chức làm việc tại các Bộ phận này.

Vì vậy, đề nghị Sở Nội vụ nghiên cứu và tham mưu cho tỉnh sớm tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm đối với mô hình thực hiện cơ chế một cửa và Bộ phận Tiếp nhận & Trả kết quả, để chỉ đạo thực hiện thống nhất; đồng thời cần xem xét, có quy định chính thức về biên chế, tiêu chuẩn công chức và chế độ chính sách cho đội ngũ làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận & Trả kết quả các cấp, nhất là ở cấp xã, cấp huyện và xem xét hỗ trợ kinh phí để các địa phương có điều kiện đầu tư xây dựng phòng làm việc, trang thiết bị cho Bộ phận Tiếp nhận & Trả kết quả các cấp.

- Đề nghị tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo các sở, ngành trung ương có liên quan xây dựng quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông trên các lĩnh vực: đầu tư, xây dựng, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo luật định, …nhằm để áp dụng thống nhất tại các địa phương trên toàn quốc./.

* Đối với UBND thị xã Từ Sơn

Trong các nhóm giải pháp mà luận văn kiến nghị nhằm tổ chức thực hiện TTHC tại cấp huyện cần đặc biết chú trọng một số giải pháp. Cụ thể, đối với

khâu xây dựng và hoàn thiện TTHC phải đảm bảo tính thống nhất, việc chuẩn hoá, mẫu hoá các quy trình hoá TTHC. Khâu tổ chức thực hiện cần phải quan tâm đến việc công khai hoá TTHC, đẩy mạnh việc củng cố và hoàn thiện cơ chế “ Một cửa”, tính kỷ cương , kỷ luật trong giải quyết TTHC, trong đó nhân tố quyết định thành công chính là yếu tố con người, bao hàm cả lề lối làm việc, văn hoá công sở, đạo đức công vụ và năng lực thực hiện của cán bộ, công chức các cấp. Giải pháp quan trọng nữa đó là, phải đề cao trách nhiệm cá nhân trong khi giải quyết công việc, đồng thời tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp Đảng uỷ, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đối với người đứng đầu UBND các cấp, đối với đội ngũ cán bộ, công chức được giao trọng trách tiếp nhận thủ tục hành chính; Cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác cải cách hành chính, đồng thời quan tâm bồi dưỡng kỹ năng thực thi công vụ, tạo tính ổn định và chuyên môn hoá cho cán bộ là công tác tiếp nhận TTHC theo cơ chế “Một cửa” cấp huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2007). Quyết định số 2007/QĐ-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 Ban

hành kế hoạch triển khai xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Bộ Nội vụ (2013). Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính. Ban hành kèm theo quyết định số 2327/QĐ-BNV ngày 31/12/2013.

3. Bộ Thông tin và truyền thông (2009). Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/7/2009 quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước.

4. Chính phủ (1994). Nghị quyết 38/CP ngày 04/05/1994 về cải cách một bước TTHC trong việc giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.

5. Chính phủ (2010). Nghị định 63/2010/NĐ ngày 8/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính.

6. Chính phủ (2011). Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020.

7. Chính phủ (2013). Nghị định số 48/2013/NĐ-CP gày 14/5/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

8. Chính phủ (2015). Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử. 9. Chính trị Quốc gia (2001). Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam.

NXB Chính Quốc gia, Hà Nội.

10. Chính trị Quốc gia (2001). Một số văn bản QPPL về quản lý hành chính, cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan Nhà nước & Tổ chức Chính trị xã hội. NXB Chính Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2005). Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986- 2006). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Diệp Văn Sơn (2006). Cải cách hành chính - những vấn đề cần biết. NXB Lao động, Hà Nội.

13. Đinh Duy Hoà (2008). Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý bộ máy Nhà nước. Cẩm nang tổ chức cải cách hành chính. tr. 238-239.

14. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2006). Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam. NXB Thống Kê, Hà Nội.

nước Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Học việc Hành chính Quốc gia (2004. Những vấn đề cơ bản về thủ tục hành chính. NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Học viện hành chính Quốc gia (2004). Giáo trình quản lý học đại cương. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Học viện hành chính Quốc gia (2007). Giáo trình hành chính công. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Học viện hành chính Quốc gia (2007). Những vấn đề cơ bản về Nhà nước, hành chính và pháp luật. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

20. Học viện hành chính Quốc gia (2004). Tin học ứng dụng trong quản lý hành chính nhà nước. NXB Đại học Quốc gia. Hà Nội, 2004.

21. Mai Hữu Khuê (2003). Lý luận quản lý Nhà nước. NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (1995). Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Duy Gia (2001). Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước. NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Sở Nôị vụ Thành phố Hà Nội (2007). Một số văn bản về cải cách hành chính Nhà nước.

25. Thang Văn phúc (2001). Cải cách hành chính Nhà nước thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Thủ tướng Chính phủ (2003). Quyết định 181/2003/QĐ - TTg về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)