Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1. Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ

2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế

- Triển khai được bao nhiêu lĩnh vực, bao nhiêu thủ tục hành chính? - Bao nhiêu thủ tục làm tốt, bao nhiêu thủ tục làm chưa tốt?

- Sự hài lòng của người dân đối với thủ tục hành chính?

2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa chế một cửa

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

Trong nghiên cứu này, tác giả nêu ra một số yếu tố chủ yếu sau:

2.1.3.1. Các quy định của Nhà nước đối với việc thực hiện các TTHC

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Đặc biệt, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu cơ bản là "Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm định, giám định".

2.1.3.2. Sự hài lòng của người dân về cải cách TTHC theo cơ chế một cửa

Như chúng ta đã thấy việc giải quyết các thủ tục hành chính thường xuyên diễn ra với mỗi người dân. Sự hài lòng về các dịch vụ công là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc cải cách các thủ tục hành chính. Bất kỳ người dân nào đi giải quyết thủ tục hành chính cũng đều không muốn gặp sự rắc rối, phiền hà. Nếu sự hài lòng của người dân càng nhiều, thì họ sẽ đánh giá tốt hơn về việc thực hiện các thủ tục cải cách hành chính theo cơ chế một cửa và ngược lại.

2.1.3.3. Tinh thần quyết tâm, tổ chức, chỉ đạo điều hành của tỉnh và thị xã đối với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính là một trong những giải pháp trọng tâm cần có sự quan tâm, tổ chức, chỉ đạo điều hành từ các cấp lãnh đạo của tỉnh nói chung và của thị xã Từ Sơn nói riêng. Việc quan tâm triển khai nhằm góp phần phát triển kinh tế, ổn định trật tự - an ninh xã hội; từ đó tạo thuận lợi hơn cho người dân. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của thị xã được quản lý bằng việc ban hành các Quyết định nhằm thể chế hóa chương trình tổng thể Cải cách hành chính của nhà nước và cụ thể hóa vào tình hình của địa phương giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vướng mắc trên tất cả các lĩnh vực tại bộ phận “một cửa”.

2.1.3.4. Năng lực, trình độ, đạo đức phẩm chất của cán bộ, công chức phụ trách công việc thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở thị xã

Năng lực, trình độ của cán bộ, công chức phụ trách công việc thực hiện các TTHC là yếu tố quan trọng quyết định đến tính kết quả thực hiện TTHC; cán bộ, công chức có tư cách phẩm chất đạo đức, tư cách tốt, kết hợp với trình độ chuyên môn tốt thì công việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về cải cách hành chính sẽ thuận lợi, phát triển. Ngược lại nếu tư cách phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực chuyên môn thấp thì sẽ cản trở đến quá trình cải cách thủ tục hành chính. Trình độ là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực viên chức.

Trình độ được hiểu là trình độ học vấn, trình độ tri thức của mỗi cán bộ, công chức có trước khi đảm nhận vị trí việc làm. Tùy theo từng vị trí việc làm mà trong quá trình công tác, viên chức sẽ được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Việc đánh giá trình độ của cán bộ, công chức sẽ được đánh giá qua trình độ nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực giải quyết công việc của mỗi cá nhân. Bởi lẽ cá nhân có trình độ được đào tạo càng cao thì khả năng tiếp thu cũng như khả năng vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để giải quyết công việc càng lớn.

Phẩm chất đạo đức là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực của mỗi cá nhân. Nếu như trình độ được đào tạo có thể hiểu là trí tuệ của cán bộ, công chức thì đi đôi với nó phải có phẩm chất đạo đức. Phẩm chất đạo đức được thể hiện ở phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống sự trong sáng, thành thật, trung thực, không cơ hội, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ cho lợi ích tập thể, lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Phải thể hiện được đúng vai trò cán bộ, công chức phải là công bộc của nhân dân. Để đánh giá năng lực của cán bộ, công chức không thể không đánh giá phẩm chất đạo đức của họ.

2.1.3.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở thị xã.

Với tiến độ thông tin như hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là những phương tiện cần thiết để trợ giúp cho công việc giải quyết các thủ tục hành chính được nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và hiệu quả hơn. Nếu như

thủ tục hành chính cần đơn giản, nhanh gọn mà cơ sở vật chất trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin không đáp ứng được thì sẽ làm việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính bị trì trệ, không đạt kết quả cao và ngược lại.

2.1.3.6. Cải cách hành chính công

Cải cách hành chính là một quá trình tiến hành những sửa đổi, cải tiến mang tính cơ bản và có hệ thống đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cải cách tài chính công là một đòi hỏi khách quan và phù hợp với các điều kiện đảm bảo tính khả thi của cải cách. Nó xuất phát từ thực trạng tài chính công hiện nay và yêu cầu về cải cách hành chính nhà nước trong những năm tới. Nhận thấy cải cách tài chính công và cải cách hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, những biến động của bộ phận này luôn tác động kéo theo sự thay đổi của bộ phận kia. Cải cách tài chính công không chỉ mang lại lợi ích cho nhà nước, cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng các nguồn lực tài chính công mà còn mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân, những người có quyền giám sát việc sử dụng các nguồn lực tài chính công, đồng thời là người thụ hưởng dịch vụ công được cung cấp bởi những nguồn lực tài chính công. Tuy nhiên, cải cách tài chính công là vấn đề nhạy cảm, luôn tiềm ẩn những khó khăn, thách thức, vì vậy, cần phải được quan tâm chỉ đạo và có biện pháp thực hiện một cách thường xuyên, có chương trình, kế hoạch cho từng giai đoạn, với những biện pháp cụ thể.

2.1.3.7. Phí và lệ phí

Khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, phí và lệ phí là vấn đề người dân luôn quan tâm. Thủ tục hành chính đơn giản hóa, không rườm rà và phù hợp với mức lệ phí mà người dân phải thanh toán. Mức phí và lệ phí cần niêm yết công khai, minh bạch để tạo được lòng tin cho người dân. Nếu vấn đề về phí và lệ phí hợp lý sẽ nhằm đẩy mạnh công tác quản lý thu phí và lệ phí được thực hiện tốt hơn, tập trung hơn và tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)