Kiến đánh giá công tác trả hồ sơ, nhận kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Các hồ sơ đã giải quyết xong khi công dân đến nhận kết quả theo ngày hẹn đã có trong giấy hẹn thì bộ phận một cửa trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức và thu phí, lệ phí theo quy định.

Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy hẹn hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu giữ cận thận tại Bộ phận một cửa, trong thời gian khác công dân, tổ chức đến lấy kết quả sau.

Bảng 4.20. Kết quả đánh giá, ý kiến của người dân đối với công tác trả hồ sơ nhận kết quả

Nội dung Số lượng

(n=90)

Tỷ lệ (%) Thời gian giải quyết TTHC

+ Sớm hơn giấy hẹn 18 20

+ Đúng hẹn 64 71,11

+ Chễ hẹn 8 8,88

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Quá trình điều tra cho thấy người dân đánh giá về thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa có 18/90 người dân đánh giá sớm trước hẹn chiếm 20%, có 64/90 công dân đánh giá đúng hẹn chiếm 71,11%, còn lại 8/90 chiếm 8,88% là muộn hơn giấy hẹn.

Lãnh đạo UBND cấp huyện, phòng chuyên môn, bộ phận một cửa luôn chỉ đạo để không còn tình trạng trả kết quả chậm cho công dân. Tuy nhiên hồ sơ của công dân trong quá trình thẩm định hồ sơ có những sai sót, sự phối hợp, trách nhiệm của một số cán bộ chuyên môn còn chưa tốt, cán bộ công chức, nhất là về phía cơ quan chuyên môn còn thiếu trách nhiệm trong việc xử lý, giải quyết hồ sơ theo đúng ngày quy định. Để khắc phục tình trạng này, UBND cấp huyện cần xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật, quy định rõ ràng việc chịu trách nhiệm

của các cơ quan, cá nhân cán bộ, công chức khi để trả kết quả chậm cho người dân mà không phải lỗi từ phía người dân.

Bảng 4.21. Kết quả đánh giá của người dân đối với việc nhận kết quả

Nội dung Số lượng

(n=90) Tỷ lệ (%) Mức độ thu phí, lệ phí + Rất đồng ý 81 90 + Bình thường 5 5,55 + Không đồng ý 4 4,44

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn 90,0% người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận MCĐTLT đánh giá ở mức rất đồng ý, một tỷ lệ rất nhỏ 4,44% đánh giá không đồng ý và 5,55% đánh giá là bình thường.

Qua đây có thể thấy rằng, chi phí thực hiện thủ tục hành chính hiện nay không cao so với điều kiện cuộc sống của người dân và họ có thể đáp ứng được. 4.2.6. Đánh giá việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính

Theo quy định thì bộ phận một cửa điện tử liên thông thị xã Từ Sơn phải niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính áp dụng giải quyết của cấp huyện thông qua các hình thức: (Hình thức bảng, biểu; hình thức qua trang thông tin điện tử thị xã Từ Sơn). Tuy nhiên việc niêm yết TTHC còn nhiều hạn chế vì sự thay đổi các quy định hành chính diễn ra thường xuyên, vì vậy cập nhật chưa kịp thời, người dân nhiều khi chưa thực sự hài lòng việc niêm yết TTHC.

Bảng 4.22. Kết quả đánh giá, ý kiến của người dân đối với việc niêm yết, công khai

Nội dung Số lượng

(n=90)

Tỷ lệ (%) Việc niêm yết, công khai TTHC tại bộ phận

MCĐTLT

+ Rõ ràng, đầy đủ 76 84,44

+ Chưa đầy đủ 11 12,22

+ Không còn phù hợp, đã cũ 3 3,33

+ Không niêm yết 0 0

Qua điều tra, khảo sát về việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính ta thấy: về mức độ rõ ràng, đầy đủ của các thủ tục hành chính được niêm yết tại Bộ phận một cửa có 84,44% đánh giá rõ ràng, đầy đủ; 3,33% đánh giá nội dung niêm yết đã cũ (không còn phù hợp); 12,22% đánh giá niêm yết chưa đầy đủ; 0% đánh giá không niêm yết.

Theo quy định, Bộ phận một cửa huyện đã niêm yết công khai thủ tục hành chính, nhưng việc niêm yết còn chưa được đầy đủ, vẫn còn thiếu quy định về thành phần hồ sơ; thời gian giải quyết; phí; lệ phí;... Các văn bản mới quy định lại về thành phần hồ sơ khi giải quyết thủ tục hành chính thay đổi, cắt giảm đi, nhưng Bộ phận chưa quan tâm, vẫn để các niêm yết cũ, không cập nhật mới việc niêm yết. Để người dân nắm bắt tốt nhất, hiểu nhanh nhất về quy định, hồ sơ khi giải quyết thủ tục hành chính, từ đó giảm bức xúc, phiền hà khi giải quyết thủ tục hành chính, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực thì cần thiết phải quan tâm hơn nữa đến việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, cập nhật liên tục kịp thời các văn bản, quy định của tỉnh và trung ương về giảm thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ, biểu mẫu phù hợp mới nhất.

Bảng 4.23. Ý kiến đánh giá của cán bộ đối với công tác rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính

Nội dung Số lượng (n=15) Tỷ lệ (%)

Công tác rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính

+ Tốt 10 66,66

+ Trung bình 3 20

+ Chưa tốt 2 13,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Từ việc điều tra ta thấy việc thực hiện công tác rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính 66,66% ý kiến đánh tốt, 20% trung bình, 13,33% ý kiến đánh giá chưa tốt.

Theo đó ta thấy việc rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện còn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng thủ tục còn rườm rà, phức tạp, còn gây bức xúc đối với người dân. Định kỳ hàng năm Sở tư pháp là

cơ quan đầu mới kiểm soat TTHC tổ chức thực hiện công tác rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng việc thực hiện chưa thực sự quyết liệt và sau đó các cơ quan chuyên môn không thực sự chủ động rà soát kỹ. UBND cấp huyện cần quan tâm hơn nữa đến việc rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, có những biện pháp tích cực để hoàn thiện hơn nữa, tăng hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa.

4.2.7. Đánh giá về thiết bị, hệ thống mạng

Trong quá trình khảo sát, điều tra địa bàn nghiên cứu tôi đã tiến hành điều tra thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức về việc thiết bị, hệ thống mạng tại bộ phận “một cửa”, cụ thể như sau:

Bảng 4.24. Ý kiến đánh giá của cán bộ đối với thiết bị, hệ thống mạng tại bộ phận một cửa

Nội dung Số lượng (n=15) Tỷ lệ (%)

Về thiết bị, hệ thống mạng

+ Tốt 9 60

+ Trung bình 4 26,66

+ Chưa tốt 2 13,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Từ việc điều tra, khảo sát ta thấy: về thiết bị, hệ thống mạng 60% ý kiến đánh giá tốt, 26,66% đánh giá trung bình, 13,33% đánh giá chưa tốt.

Việc hệ thống mạng, phần mềm không thường xuyên được nâng cấp, dẫn đến phần mềm sẽ hay bị lỗi, việc nhập hồ sơ sẽ rất mất thời gian làm tăng thời gian chờ đợi đến lượt giải quyết của công dân. Hệ thống mạng, thiết bị không thường xuyên được quan tâm, bảo dưỡng, nâng cấp thường xuyên sẽ làm cho người dân phải đợi đến lượt giải quyết lâu. Từ khi vận hành Bộ phận một cửa hệ thống mạng, thiết bị mạng đã được UBND cấp huyện hoàn thiện, xây dựng để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính nhưng từ đó thiết bị và hệ thống mạng có được cơ quan cấp trên quan tâm, nhưng chưa có hiệu quả cụ thể, chỉ là sửa chữa, bảo dưỡng nhỏ, không đồng bộ. Để giải quyết, hạn chế việc để người dân phải chờ đợi lâu đến lượt giải quyết, việc nhận hồ sơ sẽ thực hiện được nhiều hơn thì

UBND cấp huyện cần quan tâm hơn nữa, bố trí nguồn kinh phí để sữa chữa, nâng cấp đồng bộ thực sự hiệu quả về thiết bị, phần mềm.

4.2.8. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức Trong tất cả các bước trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo Trong tất cả các bước trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa yếu tố con người đặc biệt quan trọng trong thành công, hiệu quả khi thực hiện cơ chế một cửa này.

Bảng 4.25. Ý kiến đánh giá của cán bộ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức

Nội dung Số lượng

(n=15)

Tỷ lệ (%) Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế đô đãi ngộ

+ Tốt 10 66,66

+ Trung bình 3 20

+ Chưa tốt 2 13,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Từ kết quả điểu tra, khảo sát ta thấy có 13,33,0% ý kiến đánh giá chưa tốt, 20% ý kiến đánh giá trung bình và 66,66% đánh giá tốt.

UBND thị xã Từ Sơn xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ, công chức, nhưng việc đào tạo, không thực sự có hiệu quả, các lớp chưa thực sự chuyên sâu, đúng trọng tâm cho công tác một cửa. Chế độ đãi ngộ chưa thực sự đúng mức, dẫn đến tình trạng một số cán bộ làm cho xong việc. Cán bộ làm công tác tại bộ phận một cửa, do chỉ chuyên môn về một công việc nhận, hướng dẫn hồ sơ, trả kết quả, nên sau này khó được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ chưa thực sự được chú trọng, quan tâm điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ khi cán bộ, công chức hướng dẫn hồ sơ, giải quyết, xử lý, nhận hồ sơ của công dân và thái độ khi giao tiếp còn hạn chế dễ gây bức xúc cho người dân. Việc cán bộ có trình độ, chuyên môn chưa tốt việc thụ lý, giải quyết hồ sơ chậm trả kết quả, lúng túng trong xử lý công việc. UBND thị xã cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, công chức, có chế độ đãi ngộ phù hợp để việc thực hiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính thực sự có hiệu quả, làm cho người dân hài lòng từ bước nộp hồ sơ đến việc nhận kết quả.

Sau khi thực hiện cơ chế một cửa thì thời gian giải quyết nhanh hơn, số lượng giấy tờ, hồ sơ, chi phí thời gian ít hơn, việc công khai TTHC đầy đủ và thuận tiện cho người dân đến giải quyết thủ tục hành chính do không phải đi lại nhiều, đến một nơi để nộp hồ sơ và nhận kết quả thay vì trước đây phải đi lại nhiều cơ quan khác nhau, do vậy chi phí và thời gian sẽ ít đi rất nhiều, số lượng hồ sơ được giải quyết tăng nhiều hơn khi chưa thực hiện một cửa. Việc thực hiện theo cơ chế một cửa buộc phải niêm yết công khai hồ sơ, quy trình, thành phần hồ sơ... tại bộ phận một cửa để người dân tiện theo dõi, kiểm tra và chuẩn bị hồ sơ. Qua đó ta thấy việc thực hiện cơ chế một cửa là biện pháp hữu hiệu để cải cách thủ tục hành chính, nhằm giải tỏa những bức xúc của người dân. Đã phát huy hiệu quả và nhận được những đánh giá, nhận xét tích cực từ người dân.

* Những mặt đã đạt được

Thực tiễn công tác cải cách thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông qua thời gian hơn 8 năm qua tại thị xã đã cho thấy đây là cơ chế đúng đắn, một giải pháp hữu hiệu để cải cách hành chính, xây dựng cơ quan hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, đem lại nhiều thuận lợi cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã phát huy được hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền thị xã. Thông qua việc cải cách hành chính, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngày một nâng lên. Phương thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp trong giải quyết công việc của các cơ quan chuyên môn, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được chuyển biến rõ nét, hiệu quả, kỷ cương, kỷ luật hành chính có nhiều chuyển biến tích cực.

Tổ chức bộ máy chính quyền từ quận đến phường được củng cố, kiện toàn theo hướng tinh gọn, phân công, phận nhiệm rõ người, rõ việc. Công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cơ bản đi vào nề nếp, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn ngày càng cao.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cũng được tiến hành đồng bộ và hiệu quả hơn, xóa bỏ được tình trạng ứ đọng đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài như trước đây.

kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết công việc, vừa khắc phục được tình trạng tham nhũng, quan liêu của một số cán bộ, công chức thái hóa phẩm chất, lợi dụng chính sách tài chính đó mà ăn chặn tiền của công dân. Nạn sách nhiễu nhân dân từ đó cũng được hạn chế.

Thủ tục hành chính, quy trình giải quyết, phí và lệ phí được công khai; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, thời gian giải quyết và mối quan hệ phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan; của cán bộ, công chức, góp phần giảm bớt chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm.

Quy trình giải quyết công việc được tổ chức khoa học, chặt chẽ, giúp lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có điều kiện kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ; mặt khác tạo điều kiện khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của từng cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc giải quyết các yêu cầu của tổ chức, công dân hầu hết được thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, có phiếu tiếp nhận hồ sơ, sổ ghi chép và hẹn ngày trả kết quả tạo sự an tâm cho người dân, góp phần làm giảm đáng kể số lượng đơn khiếu nại liên quan đến công tác giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân do cơ quan hành chính thực hiện. Việc thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã giúp cho các cán bộ, công chức nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc, làm thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức trong việc giải quyết công việc cho nhân dân, từ bỏ thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu và thay vào đó là thái độ nghiêm túc và tận tình đối với công việc của nhân dân. Nhân dân qua đó có thể kiểm tra, đánh giá được phẩm chất, năng lực của cán bộ, từ đó có thể đóng góp ý kiến hay kiến nghị về phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Từ thực tiễn giải quết công việc cho cá nhân, tổ chức đã phát hiện và loại bỏ được các công đoạn không cần thiết, các quy định rườm rà, không hợp lý, các điều kiện về hồ sơ được đơn giản; thời gian giải quyết được rút ngắn so với quy định (ví dụ như cải chính hộ tịch, cấp giấy chứng nhận đăng ký khai sinh, đăng ký hộ khẩu thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp giấy đăng ký kinh doanh,...).

* Lợi ích đạt được đối với tổ chức, công dân

Các quy trình thủ tục, các khoản phí, lệ phí rõ ràng, công khai được niêm yết tại nơi tiếp dân đã giúp người dân có được một tâm trạng thoải mái, giải tỏa được những thắc mắc do sự thiếu minh bạch, không rõ ràng trước đây, giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu của đội ngũ công chức. Đồng thời tạo sự gần gũi hơn giữa

cơ quan nhà nước với nhân dân, tạo điều kiện cho người dân được tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước.

Việc quy định rút ngắn thời hạn giải quyết hồ sơ đã giúp cho người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)