Tổ chức thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 43)

2.2.2.1. Tổ chức thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Huyện Vân Đồn cũng như các huyện khác trong tỉnh đã bám sát Chương trình tống thế của Chính phủ về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 là “ xây dựng một nền hành chính dân chủ,vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa..” với sự chỉ đạo liên tục và thường xuyên của tỉnh Quảng Ninh, công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đâ đạt được những kết quả nhất định.

Cải cách TTHC nói chung và cải cách TTHC tại UBND cấp huyện nói riêng đã có những chuyến biến đáng khích lệ, biếu hiện như: mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và người dân và doanh nghiệp được cải thiện một cách đáng kể, thông qua một loạt các biện pháp như cải cách TTHC theo cơ chế “ Một cửa”, công khai hoá, minh bạch hoá các quy định về TTHC; TTHC được rà

soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hoá, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng.

Bên cạnh những kết quả và chuyến biến tích cực trên nhiều lĩnh vực quản lý, TTHC vẫn còn tồn tại khá phố biến xu hướng cơ quan hành chính giành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm trong việc kiếm tra thực hiện tố chức. Do đó, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” vẫn còn phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tố chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tư. Cụ thể: - Hệ thống tờ khai còn thiếu thống nhất, nhiều quy định bất hợp lý nhưng chậm được chuẩn hoá theo hướng đơn giản gọn nhẹ. Chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền về tính công khai, minh bạch, tính thống nhất, tính hợp lý về nội dung và hình thức của các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính. Thực trạng này đã gây phiền hà cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho sự nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh, phát triển khá nhiều ở UBND cấp huyện trong tỉnh Quảng Ninh. - Không chỉ hạn chế về mặt nội dung các quy định về TTHC, việc tổ chức thực hiện trên thực tế cũng rất yếu kém. Nhiều quy định về TTHC không phù hợp với thực tế nhưng chậm được phát hiện đế điều chỉnh, sửa đổi kịp thời. Điều này đã tồn tại từ lâu nhưng thực tế vẫn chậm được khắc phục.

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Mô hình “một cửa” trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của tổ chức, công dân trong thời gian qua được UBND thị xã Tam Điệp triển khai tương đối tốt, mang lại nhiều kết quả tích cực như giảm phiền hà cho tố chức, công dân, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, quy chế làm việc và các thủ tục, lệ phí được công khai, minh bạch ; tổ chức, công dân có điều kiện tham gia giám sát công việc của cán bộ công chức và cơ quan nhà nước khi họ thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo quy trình đã được UBND phê duyệt. So với một số địa phương khác cùng cấp khi thực hiện cơ chế một cửa như UBND thành phố Ninh Bình, UBND Q.Ngô quyền - thành phố Hải Phòng, thì UBND thị xã Tam Điệp có điều kiện học hỏi kinh nghiệm cải cách và xây dựng quy trình, quy chế làm việc hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế, vì là địa phương triển khai cơ chế “một cửa” khá muộn nên sự quan tâm, chỉ đạo cũng như hỗ trợ về kinh phí đế triển khai mô hình một cửa của tỉnh úy và các quan, ban lãnh đạo cấp trên không thể sâu sát, kỹ lưỡng như đối với các địa phương triến khai sớm cơ

chế này. Bên cạnh đó, công tác rút kinh nghiệm vẫn còn bó hẹp trong khuôn khố địa phương thực hiện, mà chưa được nhân rộng, phố biến sâu rộng nên UBND thị xã Tam Điệp vẫn phải từng bước vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Mặc dù triển khai cơ chế “một cửa” muộn hơn so với địa phương khác nhưng vẫn đi vào“vết xe đố” của các địa phương đi trước triến khai, bên cạnh đó, các lĩnh vục giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị xã vẫn còn hạn hẹp. 2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra

- Đổi mới về nhận thức đối với CCHC: Trước hết phải có sự đổi mới về nhận thức trong bộ máy chính quyền địa phương về CCHC, luôn coi CCHC là khâu đột phá và mở đường cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội; phải tôn trọng những đối tượng sử dụng các dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước cung ứng là “khách hàng” thực sự, do đó các hoạt động cung ứng dịch vụ công cần được bảo đảm để đáp ứng nhu cầu của “khách hàng”. Trong quá trình CCHC phải có những bước đi thích hợp, với những đột phá mới trong lĩnh vực mà tổ chức và công dân đang có nhu cầu bức xúc. Đây là nhận thức mới, được hình thành qua quá trình cải cách, được chính bộ máy hành chính tiếp nhận để điều chỉnh nguyên tắc hoạt động của mình.

- Về tổ chức và cán bộ: Để thực hiện có kết quả công cuộc CCHC, yếu tố quyết định hàng đầu chính là tổ chức bộ máy và cán bộ công chức, bởi vậy hệ thống bộ máy hành chính phải được tổ chức, sắp xếp hợp lý, gọn nhẹ, cán bộ công chức cần thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và thật sự tâm huyết với công việc, luôn xem nhu cầu của tổ chức và công dân như nhu cầu của chính mình.

- Phân định rành mạch giữa chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng quản lý điều hành sản xuất - kinh doanh và hoạt động sự nghiệp. Việc tách bạch các chức năng quản lý, trước hết tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước nâng cao hơn nữa năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước theo pháp luật, mặt khác, hạn chế tình trạng can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp.

- Đẩy mạnh phân công, phân cấp: Một nguyên tắc được đặt ra trong quá trình CCHC là việc gì mà cấp nào, ngành nào làm tốt thì cấp trên phân cấp hoặc

uỷ quyền cho cấp đó, ngành đó làm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phải có sự đồng bộ cả về nhiệm vụ, thẩm quyền, nguồn lực và các điều kiện cần thiết để đơn vị nhận phân cấp chủ động tổ chức thực hiện, mặt khác phải phân định thật cụ thể chức năng, nhiệm vụ giữa các ngành, các cấp tránh chồng chéo hoặc bỏ sót việc, đồng thời cũng cần xác định rõ mối quan hệ trách nhiệm giữa các ngành, các cấp sau phân cấp, để tạo sự phối hợp đồng bộ liên thông trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phục vụ nhân dân: Vấn đề thiết lập các hệ thống thông tin phục vụ quản lý hành chính nhà nước và cung cấp các dịch vụ cho tổ chức và công dân là một hướng đi đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương. Đây chính là cơ sở tạo ra phương thức hoạt động mới; yêu cầu về tính hệ thống, thông suốt, chính xác, rõ ràng minh bạch từ các hệ thống thông tin sẽ tác động làm thay đổi phương pháp tiếp cận và phương thức tổ chức thực hiện các mục tiêu quản lý, điều hành của bộ máy hành chính.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ TỪ SƠN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Từ Sơn là một trong những vùng đất ở thuộc Trần Kinh Bắc xưa nay là tỉnh Bắc Ninh, một vùng quê giầu truyền thống văn hiến, cách mạng và anh hùng, quê hương của Nhà Lý- vương triều khai lập Thăng Long- Đông Đô ( Hà Nội), triều đại mở đầu cho việc xây dựng nền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc và làm rạng danh của Đại Việt.

Để phù hợp với trình độ quản lý, để khai thác có hiệu quả hơn mọi tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương theo yêu cầu của công cuộc đổi mới. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Nghi định số 68/1999/NĐ-CP ngày 9/8/1999 về việc chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn.

Thị xã Từ Sơn được tái lập có 07 phường (Đông Ngàn, Đình Bảng, Châu Khê, Trang Hạ, Tân Hồng, Đồng Nguyên, Đồng Kỵ) và 05 xã (Phù Chẩn, Tam Sơn, Tương Giang, Phù Khê, Hương Mạc) với tổng dân số năm 2016 là 160.984 người là một thị xã có mật độ dân số đông so với cả nước.

Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam, hơn nữa còn là địa bàn nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc. Là một vùng châu thổ sông Hồng, địa hình bằng phẳng, có tổng diện tích tự nhiên 6.133 ha, chiếm 7,4% diện tích tự nhiện của tỉnh, bao gồm 07 phường và 05 xã.

Về địa giới hành chính: Phía Bắc giáp với huyện Yên Phong có dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới, phía Đông giáp huyện Tiên Du; phía Tây Và Nam giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội).

Thị xã Từ Sơn có tuyến quốc lộ 1A, tỉnh lộ 295B và tuyến đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn chạy qua. Từ trung tâm thị xã còn có nhiều đường bộ nối liền các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh hình thành lên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho thị xã có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.

Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Sơn trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đô thị, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hóa.

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không thể tái tạo được và bị giới hạn về mặt không gian. Thực chất của việc quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế cũng như bền vững về môi trường. Muốn có một phương án quy hoạch sử dụng đất tốt và hợp lý, trước hết phải nắm vững tài nguyên đất cả về số lượng lẫn chất lượng. Diện tích tự nhiên của thị xã năm 2016 là: 6,133 trong đó tính hết năm 2014 hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của thị xã như sau:

- Đất nông nghiệp 2,672 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 2,616 ha, đất nuôi trồng thủy sản 181ha;

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3,255 ha trong đó đất ở đô thị 415 ha, đất ở nông thôn 379 ha, đất sản xuất thương mại dịch vụ là 2,461 ha.

* Tài nguyên mặt nước

Thị xã Từ Sơn có nguồn mặt nước tương đối dồi dào bao gồm sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Ba xã và hàng trăm ha mặt nước ao hồ. Sông Ngũ Huyện Khê là nguồn mặt nước chủ yếu của Thị xã và là ranh giới với huyện Yên Phong. Sông Ngũ Huyện Khê chảy từ Châu Khê qua Hương Mạc, Tam Sơn rồi chảy sang huyện Yên Phong, dài khoảng 10km. Sông Ngũ Huyện Khê nối liền với sông Cầu, rất thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên sông Ngũ Huyện Khê hiện nay bị ô nhiễm do nguồn nước thải từ các làng nghề, cần có sự quy hoạch phát triển đa mục tiêu nhằm đảm bảo cảnh quan môi trường kết hợp với phát triển kinh tế.

Nguồn nước ngầm: Qua thực tế sử dụng của người dân trong thị xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2-5m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thị xã

Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh nói chung và kinh tế thị xã Từ Sơn nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hóa phát triển, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông, công nghiệp phát triển và thích ứng với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển Thị xã Từ Sơn có nhiều làng nghề phát triển truyền thống.

Đến nay, trên địa bàn thị xã có 14 khu, cụm công nghiệp trong đó lớn nhất là KCN VSIP, Khu công nghiệp Tiên Sơn, KCN HaNaKa. Có trên 800 doanh nghiệp thuê đất trong các khu công nghiệp để sản xuất kinh doanh. Điều này vừa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

Qua số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất các ngành thì chúng ta thấy đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế qua các năm theo hướng tăng dần tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản. Trong đó giá trị sản xuất ngành CN-TTCN có tỷ trọng lớn trong các ngành, từ 80,85 năm 2014 trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế giảm dần, năm 2013 chiếm 4,67% thì đến năm 2016 chỉ còn chiếm 3,71% cơ cấu giá trị toàn thị xã. Còn ngành dịch vụ cũng có tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất qua các năm, cơ cấu giá trị sản xuất đứng thứ hai sau ngành CN-TTCN. Chỉ tiêu tính trên 1 ha của hộ gia đình, nhân khẩu và người lao động tăng đều qua các năm, trung bình tăng khoảng trên dưới 10%/năm.

Sản xuất thương mại thị xã hình thành một số vùng dân cư tập trung có truyền thống sản xuất một số mặt hàng như: Nghề sơn mài Đình Bảng, thủ công mỹ nghệ mộc ở Phù Khê và Đồng Kỵ, Hương Mạc, Tam Sơn, rèn sắt ở Đa hội (Châu Khê), dệt Hồi quan (xã Tương Giang), làm bún Yên Lã (phường Tân Hồng)… Huy động mọi nguồn lực đầu tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện tham gia mở rộng các hoạt động thương mại và phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với phát triển kinh tế thị trường, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Khuyến khích đầu tư các trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm cải tạo trỉnh trang lại chợ. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng kịp thời các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và các khách du lịch đến thăm quan các làng nghề.

Bảng 3.1. Kết quả phát triển kinh tế của thị xã (2014-2016) (Tính theo giá thị trường)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%)

1. Tổng giá trị sản xuất (GTSX) Triệu đồng 3.229.954 100 3.586.148 100 3.835.640 100

1.1. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp Trđ 150.726 4,67 147.325 4,11 142.125 3,71

- Nông nghiệp Trđ 145.124 96,28 141.206 95,85 135.128 95,08 - Lâm nghiệp Trđ 172 0,11 165 0,11 168 0,12 - Thuỷ sản Trđ 5.430 3,6 5.954 4,04 6.829 4,8 1.2. Ngành công nghiệp-TTCN Trđ 2.601.205 80,53 2.895.203 80,73 3.101.205 80,85

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)