Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 112)

Phần 4 Quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế

4.4.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành

hành chính

Thiết bị, hệ thống mạng tại bộ phận một cửa theo ý kiến cán bộ và người dân được đánh giá chưa được tốt, định kỳ hàng năm không được bảo dưỡng, nâng cấp thường xuyên dẫn đến tốc độ khi cán bộ nhập hồ sơ, in giấy hẹn chậm, người dân phải đợi lâu mới đến lượt mình để giải quyết và hướng dẫn khi thực hiện, có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính.

Trong những năm qua, bộ phận một cửa thị xã Từ Sơn đã chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính. Chính việc áp dụng công nghệ thông tin giúp cho cán bộ, công chức bộ phận MCĐTLT có thể biết được hồ sơ nào giải quyết chậm, vì sao chậm và trách nhiệm đó thuộc về cá nhân, bộ phận nào để có biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời.

Ngoài hiệu quả về vấn đề hệ thống như: tích họp thông tin, chia sẻ và kế thừa thì một yếu tố quan trọng để hệ thống được từng cán bộ, công chức chấp nhận sử dụng là hiệu quả của việc xử lý hổ sơ.

Một trong những yếu tố thành công ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tiếp nhận và trả kết quả TTHC theo cơ chế MCĐTLT tại UBND cấp huyện ở tỉnh Bắc Ninh như sau:

Phương thức đầu tư: Để hệ thống vận hành thì các thành phần của hệ thống như hạ tầng công nghệ thông tin (hệ thống mạng và các thiết bị, hệ thống

máy chủ, hệ thống máy trạm, hệ thống các thiết bị phục vụ xử lý hồ sơ cho từng phòng chuyên môn, cán bộ, công chức), dữ liệu, phần mềm và đặc biệt là con người phải được đầu tư đồng bộ, nâng cấp thường xuyên.

Nội dung đầu tư phải phù hợp với hiện trạng, đúng với nhu cầu của đơn vị, từng phòng chuyên môn, tránh tình trạng phân bổ bình quân đã từng xảy ra, vì vậy chủ đầu tư phải là các đơn vị ứng dụng.

Hình thức triển khai phần mềm ứng dụng: Có thể khẳng định trong giai

đoạn hiện nay có thể triển khai thành công với hình thức phần mềm dùng chung. Tuy nhiên vẫn có những bất cập trong tương lai bởi tính đặc thù của mỗi cơ quan, mỗi địa phương rất khác nhau. Các phần mềm ứng dụng ngoài các thông tin mang tính chuẩn chuyên ngành thì mỗi cơ quan có nhu cầu quản lý các thông tin theo đặc thù của mình, vì vậy phần mềm phải được chỉnh sửa phù hợp với từng cơ quan.

Điểm mấu chốt quyết định đến sự thành công chính là yếu tố con người: Lãnh đạo cấp huyện phải chỉ đạo và giám sát thường xuyên. Nhằm phát huy tối đa nguồn lực và hệ thống trang thiết bị được đầu tư, nâng cấp. Tỉnh cần tập trung xây dựng hệ thống nối mạng tin học trong nội bộ các cơ quan, đơn vị và nối mạng diện rộng giữa các xã, thị trấn với nhau, giữa xã, thị trấn với huyện, thành phố, phòng chuyên môn. Song song với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thì phải đào tạo bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng cho cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan HCNN hiện nay là rất quan trọng góp phần xây dựng nền hành chính điện tử theo hướng hiện đại từ Trung ương đến địa phương; hoàn thiện hệ thống thông tin tạo môi trường làm việc điện tử diện rộng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết công việc; giảm thời gian, chi phí hoạt động của các quan nhà nước, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức, công dân góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)